Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 28 - 32)

Chương 1: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển ý định lựa chọn việc làm của sinh viên sau khi ra

trường ở một sô quôc gia trên thê giới

Tại trên thế giới, công tác định hướng nghề nghiệp được nhiều quốc gia quan tâm và đặc biệt chú trọng. Ở Anh, Đức, Singapore... việc định hướng phát triển nghề nghiệp ngay từ sớm được chú trọng hơn giáo dục kiến thức. Ngược lại, ở Hà Lan phần lớn các trường sẽ tập trung vào việc giúp học sinh đạt được thành tích học tập,

thay vì phát triển năng lực dé quản lý sự nghiệp.

17

1.3.1.1 Thực hiện công tác giáo duc nghề nghiệp từ trước đại học

Công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp được nhiều quốc gia thực hiện.

Giáo dục nghề nghiệp tại Nhật được bắt đầu từ cấp trung học, với học sinh từ 12 tuổi. Chính phủ Nhật quan niệm rang ở độ tuổi này, học sinh sẽ hình thành quan niệm về giá tri và tầm quan trọng của một nghề cụ thể một cách mạnh mẽ. Tại Mỹ, các trường phổ trung có vai trò hàng đầu trong hệ thống định hướng nghề nghiệp của Mỹ. Các trường trung học chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức về nhiều ngành

nghề, cập nhật liên tục thông tin về những ngành nghề mới.

1.3.1.2. Kết hợp song song giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp

Tại Hồng Kông, chương trình giáo dục hướng nghiệp dành cho cấp cấp trung học cơ sở sẽ dién ra song song với chương trình chính khóa trong 4 năm. Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đưa ra 9 lĩnh vực hướng nghiệp cụ thé dé học sinh trung học có thé lựa chọn. Thông thường, học sinh cuối cấp trung học cơ sở thường sẽ

chọn theo học 1 chương trình chính khóa và 2 chương trình nghé.

Cũng tại Hàn Quốc, giáo dục nghề nghiệp được Chính phủ Hàn Quốc tích cực dé tạo điều kiện phát triển ý định nghề nghiệp dành cho tất cả học sinh lớp 12. Tại Nghị định thi hành Luật Giáo dục nghè nghiệp (2015) của Hàn Quốc cũng quy định tat cả các trường tiêu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải có ít nhất một giáo viên phụ trách nghiệm phát triển nghề nghiệp cho học sinh. Bộ Giáo dục Hàn Quốc đồng thời đưa ra chỉ dẫn sửa đôi chương trình từ bậc trung học phố thông trở xuống với hai hạng mục: môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như hoạt động cộng đồng, tình nguyện, hướng nghiệp ...

sẽ chiếm khoảng 10% trở lên trong tông số giờ học.

Hay tại Vương quốc Anh, tại nhiều trường phố thông trên cả nước, các doanh

nghiệp quy mô mini được thành lập với mục đích như các xưởng thực hành hoặc các

18

trang trại thu nhỏ dành cho học sinh trong trường thử trải nghiệm với các công việc như công nhân, quản đôc, giám đôc đêu là học sinh...

1.3.1.3. H6 trợ cung cấp thông tin về cơ hội việc làm

Tại Nhật Bản, các tô chức giáo dục Nhật Bản luôn hỗ trợ hết sức cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các trường đại học thường hỗ trợ cho sinh viên thông tin về cơ hội việc làm, tô chức hội thảo nghề nghiệp và các trung tâm nghề nghiệp. Đây là cách các trường hỗ trợ sinh viên có thê tìm việc làm.

1.3.1.4. Phối hợp chặt chẽ hướng nghiệp của chính phủ với phụ huynh học sinh

Ở Pháp, công tác hướng nghiệp do nhà nước phụ trách. Họ nhận định hướng nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tâm lý, giáo viên giảng dạy và phụ

huynh học sinh. Chính vì vậy, công tác này được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ

của Hội cha mẹ học sinh.

1.3.2. Kinh nghiệm nghiệm phát triển ý định lựa chọn việc làm của sinh viên

sau khi ra trường tại Việt Nam

1.3.2.1. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hướng nghiệp.

Trong những năm gần đây, các hoạt động như hội thảo về hướng nghiệp, ngày hội việc làm ngày càng được chú trọng và nhân rộng, cụ thể như hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời - Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh

nghiệp trong kỷ nguyên 4.0"' do Bộ Giáo duc và Dao tạo cùng đơn vi Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn và một sô đơn vị khác...

Tai các trường đại học, hoạt động ngoại khóa, hội thảo hướng nghiệp cũng rất được quan tâm, có thê ké đến như hội thảo "Định hướng nghề nghiệp — Vững bước tương lai" của trường Dai học Hồng Đức cùng Công ty Cổ phan Phát triển Nhân lực Quốc tế Yamato, “Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp” của Trường Đại học Kinh tế -

19

ĐHQGNN hop tác với Công ty Cổ phan WORKSVN, Học viên G-Talent tổ chức

ngày 22/08/2021 thực hiện...

1.3.2.2. Đầy mạnh triển khai giáo dục hướng nghiệp từ trung học pho thông

Công tác đây mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phân luỗng trong giáo

dục được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 44/NQ-CP về việt thực hiện phân luồng và giáo dục nghề nghiệp ở phô thông, hay trong Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Dé án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân lung học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018

- 2025”, ...

20

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)