Lua chọn việc làm sau khi ra trường đúng với năng lực và mong muốn của bản thân luôn là một điều mà sinh viên trường Đại học Kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung đều măng muốn. Xong trong bối cảnh thị trường lao động nhiều cạnh tranh như hiện nay, van dé thông tin bất đối xứng giữa lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại, các yếu tố khách quan và chủ quan sẽ làm ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghề nghiệp.
Từ những phân tích, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - DHQGHN, dé nâng cao ý định lựa chon việc làm sau khi ra trường, dé sinh viên có thé xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, tác giả đề xuất một số kiến
nghị sau đây:
4.1. Giải pháp cải thiện và nâng cao niềm tin hành vi và nhận thức
kiểm soát hành vi cua sinh viên đối với ý định lựa chọn nghề nhgiéprer
Từ kết quả nghiên cứu, có thé thay các yếu tố mang tính chất cá nhân gồm Nhận thức kiểm soát hành vi và Niềm tin hành vi là nhóm yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên trường Đại học kinh tế.
Chính vì thế, bản thân sinh viên sẽ là người đưa ra ý định lựa chọn chính xác nhất.
Cũng chính vì thé, bản thân mỗi sinh viên cần hiểu rõ bản thân kỳ vọng điều gì, tự mình có ý thức trong việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như chuẩn bị cho mình các kỹ năng cần thiết dé nâng cao cơ hội cao tìm kiếm việc làm phù hợp
sau khi ra trường cũng như đưa ra ý định lựa chọn việc làm phù hợp. Một sỐ giải pháp, khuyến nghị được đề xuất:
87
Thứ nhất, sinh viên cần tích cực, tự mình trau dồi tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những kiến thức trên lớp, sinh viên cần bổ sung cho mình những kỹ năng mềm thiết yếu đề nâng cao cơ hội lựa chọn việc làm cũng như dễ dàng thích
nghi với môi trường làm việc mới. Vi vậy, ngay trong quá trình hoc tập, sinh viên
nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế dé nâng cao các kỹ năng cơ bản cần thiết. Đồng thời, có thé trải nghiệm công việc làm thêm dé có kinh nghiệm thực tế cũng như làm đẹp cv, chiếm thiện cảm của nhà tuyển dụng.
Thứ hai, trong môi trường năng động trường, bản thân sinh viên cần tích cực, tạo dựng và mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Điều này vừa giúp sinh viên có thé cải thiện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử... cũng như tạo cơ hội học hỏi, giao lưu và có thể mở ra cho sinh viên những cơ hội lựa chọn
việc làm.
Thứ ba, sinh viên cần tìm cho mình định hướng nghề nghiệp rõ ràng khi đã hiểu rõ bản thân và công việc, đặt ra kỳ vọng công việc mong muốn và thiết lập kế hoạch
định hướng tương lai cho bản thân.
4.2. Giải pháp tác động đến trường học
Bên cạnh sự tự giác của sinh viên, hoạt động từ nhà trường cũng sẽ tạo nên ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như định
hướng, chuẩn bị kỹ năng cần thiết dé nâng cao cơ hội cao tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi ra trường cho sinh viên. Cụ thể:
Thứ nhất, nhà trường cần luôn đổi mới, xây dựng lại nội dung đào tạo, giảng dạy cho sát với nhu cầu của thực tiễn, giảm lý thuyết, tăng thực hành nghề nghiệp. Gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động — việc làm;
Thứ hai, tích cực thiết lập mối quan hệ gan kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu,
làm việc với các công ty, doanh nghiệp dé sinh viên có dip tiép xúc với các nhà tuyên
38
dụng học hỏi kinh nghiệm, kiến thức thực nghiệm, hiểu rõ công việc của chuyên
ngành đang theo học, cũng như nghiệp vụ của công việc đó mà trong tương lai họ
phải làm, xác định mục tiêu phan đấu rõ ràng hơn.
Thứ ba, cần đây mạnh cung cấp thông tin về lao động - việc làm như trong công tác thực tập và hỗ trợ tìm việc, giới thiệu việc làm phù hợp cho sinh viên sau khi tốt
nghiệp ra trường, hướng nghiệp cho sinh viên giúp nâng cao nhận thức và có định hướng trong học tập;
Thứ tư, chú trọng bổ sung, trang bị các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ, hoạt động xã hội, cộng đồng...) nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, khả
năng thích nghi cho sinh viên;
Thứ năm, đây mạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động mang tính định hướng với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên về cách lựa chọn ngành nghề như các buổi tọa đàm tư vấn nghề nghiệp, workshop xây dựng mục tiêu nghề
nghiệp, job fair...
4.3. Giải pháp cải thiện chat lượng môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường làm việc là một trong những giải pháp trực tiếp nhằm nâng cao ý định lựa chọn việc làm của sinh viên, đồng thời đây cũng là giải pháp hiệu quả dé doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực từ sinh viên. Một số giải pháp
cụ thê có thê áp dụng như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp luôn luôn cải thiện văn hóa công ty, khuyến khích nhân viên đối mới sáng tạo, luôn coi con người là trung tâm của nền văn hóa... điều này giúp cải thiện mức độ hài lòng với công việc, cải thiện tinh thần nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó làm tăng sự trung thành và quyết định gắn bó lâu dài với công ty của nhân viên cũng như thúc day tuyển dụng.
Thứ hai, doanh nghiệp cần tạo ra và duy trì một môi trường làm việc thoải mái,
năng động và thân thiện giúp các nhân viên có thê hòa đông và có một tỉnh thân
39
thoải mái, bớt áp lực từ đó sẽ giúp nâng cao danh tiếng công ty và kích thích ý định
lựa chọn của sinh viên.
4.4. Các giải pháp khác
Thứ nhất, ý định lựa chọn việc làm của sinh viên sau khi ra trường sẽ chịu tác động tích cực từ gia đình, người thân bạn bạn bè và các môi quan hệ xung quanh. Vì
vậy, người thân, bạn bè... khi có nhận thức và hiéu biết rõ ràng về sinh viên đó cũng như là về công việc, thì sẽ giúp nâng cáo ý định lựa chọn việc làm của sinh viên.
Chính vì thế, trước khi đưa ra lời khuyên cho sinh viên, bản thân họ cần đánh giá được mức độ phù hợp khi xem xét đủ các yếu tô giữa công việc va sinh viên, tránh đưa ra nhận định và lời khuyên sai lệch làm ảnh hướng không tốt đến ý định lựa
chọn việc làm của sinh viên.
Thứ hai, những hoạt động tuyên dụng sinh viên của doanh nghiệp cần sát với công việc thực tế, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho sinh viên tránh tình trạng
“vỡ mộng”, nhảy việc.
90