RL Lipid máu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 57 - 59)

- Ngày ra viện:

4.3.3:RL Lipid máu:

Tuổi động mạch ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu cao hơn nhóm bệnh nhân không rối loạn lipid máu khi xét riêng 2 giới, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p=0,16 và p=0,39). Tính chung cho cả nhóm nghiên cứu thì

Tuổi động mạch ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu cao hơn so với nhóm bệnh nhân không rối loạn lipid máu, nhưng kết quả không mang ý nghĩa thống kê (p=0,2).

Xét riêng nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu, thì Tuổi động mạch của nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Vậy có khả năng ở nhóm bệnh nhân này giới tính có vai trò trong sự gia tăng tuổi động mạch.

Xét riêng từng thành phần lipid máu:

Tuổi động mạch ở nhóm có tăng cholesterol TP cao hơn so với nhóm cholesterol bình thường có ý nghĩa thống kê. Đồng thời cũng có mối tương quan tuyến tính thuận mức độ trung bình (r=0,32) giữa tăng Cholesterol toàn phần với tăng tuổi động mạch.

Tuổi động mạch ở nhóm có nồng độ HDL-c cao thấp hơn so với nhóm có nồng độ HDL-c thấp có ý nghĩa thống kê. Đồng thời cũng có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ trung bình (r= -0,32) giữa nồng độ HDL-c với tuổi động mạch.

Khi so sánh theo từng giới thì ở các nhóm bệnh nhân có tăng HDL-c, tuổi động mạch của nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê. Còn trong tất cả các nhóm khác tuổi động mạch của nữ tuy có cao hơn nhưng không mang ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung tuổi động mạch ở nhóm bệnh nhân có tăng triglyceride và LDL-c máu cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng triglyceride và LDL-c, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa thống kê và cũng không có mối tương quan đáng kể giữa tăng tuổi động mạch và tăng triglyceride khi xét riêng từng giới và xét chung cả nhóm nghiên cứu.

Theo khuyến cáo của của NCEP-ATP III, LDL-c là mục tiêu thứ nhất trong kiểm soát rối loạn lipid máu, nồng độ LDL-C dưới 2,6 mmol/l là mục tiêu cần đạt để giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở những đối tượng nguy cơ cao trong đó có bệnh nhân ĐTĐ [40].

Theo nghiên cứu HPS (Heart Protection Study), giảm LDL-c dưới 2,6 mmol/l làm giảm 26% biến cố mạch vành [48].

Nghiên cứu Strong Heart Study: tỷ lệ bệnh mạch vành nhóm có LDL-c > 2,6mmol/l cao hơn có ý nghĩa với nhóm LDL-c < 2,6 mmol/l, giảm mỗi 0,26 mmol/l LDL-c làm giảm 12% nguy cơ bệnh mạch vành [49].

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HDL-c và triglyceride đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ tồn dư đối với mạch máu lớn nói chung trong đó có bệnh mạch vành, ngay cả khi nồng độ LDL-c < 1,8 mmol/l khi điều trị bằng statin liều cao thì nguy cơ bệnh mạch vành vẫn tăng 56% ở nhóm có triglyceride > 2,3 mmol/l so với nhóm triglyceride < 2,3mmol/l (nghiên cứu PROVE-IT 22) [50].

NCEP-ATP III coi HDL-c là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành độc lập [40]. Theo nghiên cứu PROCAM [51], HDL-c và triglyceride là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh mạch vành, giảm HDL-c và tăng triglyceride làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành ở tất các mức nồng độ LDL-c, càng nhiều yếu tố lipid bất thường thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi LDL-c và Triglyceride không có nhiều vai trò đối với sự tăng Tuổi động mạch trên bệnh nhân NMCT cấp, có thể một phần vì cỡ mẫu nhỏ, một phần do thang điểm này không đưa LDL-c và Triglyceride vào trong công thức tính toán.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 57 - 59)