Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 54 - 56)

- Ngày ra viện:

4.1.2 Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng:

4.1.2.1: Tăng huyết áp:

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ THA là 58,48%, cao hơn tỷ lệ THA trong nghiên cứu của Văn Đức Hạnh là 46,5% [42] và xấp xỉ trong nghiên cứu của Ahmadi là 55,5% [43].

Trị số HA tâm thu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 133 ± 18,56 mmHg, cao hơn so với nghiên cứu của Văn Đức Hạnh là 120,6 ± 24,6 mmHg [42] và Ahmadi là 125 ± 23 mmHg [43] thấp hơn nghiên cứu của Konstantinou là 140,4 ± 24,4 [44]. HA tâm trương trung bình là 87,8 ± 16,3mmHg, cao hơn so với kết quả của Amadi là 78 ± 15 mmHg [43].

4.1.2.2: Rối loạn lipid máu:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 110 (93,22%) bệnh nhân có rối loạn lipid máu, cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của V.Đ.Hạnh là 69,3% [42] và Ahmadi là 49,4% [43].

Có thể thấy nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so còn nồng độ HDL-c thì thấp hơn so với nghiên cứu của Ahmadi [43] và Konstantinou [44] một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tình trạng rối loạn lipid máu tại Việt Nam đang ở mức cao so với thế giới.

So sánh các thành phần lipid máu:

Bảng 4.2: So sánh thành phần lipid máu với các nghiên cứu khác

Chúng tôi Ahmadi [43] Konstantinou [44] Cholesterol TP (mmol/l) ( X±SD ) 5,53 ± 1,01 4,3 ± 1,34 4,73 ± 1,11 Triglyceride (mmol/l) ( X±SD ) 2,47 ± 0,99 1,43 ± 0,96 1,48 ± 0,52 HDL - Cholesterol (mmol/l) ( X±SD ) 1,04 ± 0,38 1,11 ± 0,46 1,29 ± 0,36 LDL - Cholesterol (mmol/l) ( X±SD ) 3,3 ± 1,21 2,5 ± 1,11 2,77 ± 0,96 4.1.2.4: Mức độ xơ vữa mạch vành:

74,03% trên tổng số 77 bệnh nhân được chụp mạch vành có tổn thương mạch vành (hẹp >50% đường kính lòng động mạch) trong đó nam bị tổn thương mạch vành là 75,93%, nữ là 69,57%.

4.1.2.5: Phân bố vùng nhồi máu trên điện tâm đồ:

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 68 bệnh nhân (57.63% ) được xác định nhồi máu trước rộng, ngoài ra còn một tỷ lệ không nhỏ nhồi máu ở sau dưới với 32 bệnh nhân (27,12%) và trước vách với 13 bệnh nhân (11,02%).

Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu vùng trước rộng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn (30%) [5] và Hoàng Quốc Hòa (19%) [47] trong khi tỷ lệ nhồi máu sau dưới là 27,12%

tương tự như nghiên cứu [5] và thấp hơn nghiên cứu [47], có thể do nghiên cứu [47] lựa chọn cả những bệnh nhân không có ST chênh lên.

Vùng trước rộng là vị trí nhồi máu có tỷ lệ tử vong cao nhất (19,6% trong 30 ngày đầu và 25,6% trong 1 năm tiếp theo). Tuổi động mạch của bệnh nhân nhồi máu ở vị trí này là 74,53 ± 7,15, thấp dần ở các nhóm nhồi máu tại những vị trí khác, thấp nhất ở nhóm nhồi máu thất phải và nhồi máu không có sóng Q, đây cũng là những nhóm có tỷ lệ tử vong thấp nhất.

Tuy nhiên tỷ lệ vị trí nhồi máu trong nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với các nghiên cứu từ trước đó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w