Quy trình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 29 - 31)

- Ngày ra viện:

2.2.2:Quy trình nghiên cứu:

Trên tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, chúng tôi tiến hành các bước như sau:

2.2.2.1: Bước 1: Thu thập số liệu

Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được hỏi bệnh, khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất, các xét nghiệm được thực hiện tại khoa Sinh hoá, Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai.

Hỏi bệnh

- Khai thác tính chất cơn đau thắt ngực. - Khai thác tiền sử bản thân:

+ Tiền sử mắc các bệnh tim mạch: NMCT, cơn đau thắt ngực, TBMN, bệnh mạch ngoại biên.

+ Các yếu tố nguy cơ: Rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp và tình trạng tuân thủ điều trị.

- Tiền sử gia đình: có người tử vong do các bệnh tim mạch hoặc tai biến mạch não.

Khám bệnh

Bệnh nhân được thăm khám toàn thân, chú ý tới nhịp tim, huyết áp và làm bệnh án theo mẫu riêng (phụ lục 1).

Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm cơ bản (công thức máu và sinh hoá máu): + Acid uric máu.

+ Men tim (CK, CKMB, Troponin, nồng độ CK đỉnh hay CK max). + Đường máu.

+ Lipid máu. + Urê, creatinine. - Điện tâm đồ.

- Chụp động mạch vành.

2.2.2.2: Bước 2: Đánh giá các số liệu thu thập được:

- Xác định vị trí vùng nhồi máu trên điện tâm đồ.

- Rối loạn lipid máu: BN có tiền sử RL lipid máu hoặc xét nghiệm có tình trạng RL chuyển hóa ít nhất một trong các thành phần lipid máu theo tiêu chuẩn của NCEP-ATP III [40] như sau:

+ Cholesterol ≥ 5,2 mmol/l. + HDL-C < 1,03 mmol/l. + LDL-C ≥ 2,6 mmol/l. + Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l. - Đánh giá tổn thương mạch vành: + Số nhánh mạch vành tổn thương.

+ Mức độ hẹp mạch vành: được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) độ hẹp so với đoạn mạch vành bình thường ngay sát chỗ hẹp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ/Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) năm 2009, mức độ hẹp mạch vành được chia như sau:

Bảng 2.1: Phân chia mức độ hẹp động mạch vành

Mức độ hẹp Phần trăm (%) hẹp

ĐMV bình thường hoặc xơ vữa nhẹ <50%

Xơ vữa gây hẹp vừa 50% - 70%.

Xơ vữa gây hẹp nặng

>70% ở mạch vành phải, mạch liên thất trước và nhánh mũ, hoặc >50% với động mạch vành trái, hoặc tắc

hoàn toàn

Hẹp trên 50% là có giá trị xác định thương tổn.

2.2.2.3: Bước 3:Tính nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham.

2.2.2.4: Bước 4: Tính Tuổi động mạch dựa vào thang điểm Framingham cải tiến (2008).

2.2.2.5: Bước 5: Đánh giá mối tương quan giữa Tuổi động mạch với các yếu tố nguy cơ NMCT cấp.

2.2.2.6: Bước 6: Đánh giá mối tương quan giữa Tuổi động mạch với tình trạng tổn thương mạch vành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (Trang 29 - 31)