Kiến nghị đối với xã hội

Một phần của tài liệu việt hóa các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 pdf (Trang 99 - 103)

Tiến sĩ Trần Ngọc Châu là tác giả đã từng đề cập đến một vấn đề mới, có tầm nhìn khá rộng về việc giáo dục giới trẻ cách nhận định, nhìn nhận các vấn đề truyền thông đưa ra. Với lý thuyết hai giáo án, ông đã chỉ ra rằng cuộc sống của giới trẻ hiện nay được tiếp xúc với hai chương trình giáo dục:

- Chương trình chính thức được đào tạo ở trường học và gia đình nhằm phát triển giới trẻ thành những con người tự nhận ra chính bản thân mình đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng.

- Chương trình không chính thức được hình thành bởi các chiến lược tiếp thị nhằm hướng giới trẻ thành người tiêu dùng ép buộc đóng một vai trò tích cực vào thị trường toàn cầu hoá thông qua các phương tiện truyền thông.

Truyền thông là một phương tiện giáo dục có ảnh hưởng rất mạnh mẽ và có thể sử dụng để thúc đẩy và tăng cường sức khoẻ. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể truyền tải những thông điệp ngược lại và làm gia tăng những hành vi không lành mạnh, nguy hiểm của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ hiện nay tiếp xúc với hàng triệu tin nhắn và hình ảnh được tạo ra bởi những nhà chiến lược tiếp thị và chúng ta có thể thấy được rằng rất khó để có thể giải mã và chống lại những thông điệp này.

Một loạt các tác giả, các nhà giáo dục ở Châu Âu (Anh, Đức, Hà Lan, Pháp) cho rằng trong tình hình hiện nay, giáo dục truyền thông (media literacy education) có thể được coi là một công cụ cách mạng (revolutionary tool) tốt

nhất cho ngành giáo dục để định hướng cho giới trẻ một cách an toàn và có ý thức khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới phương tiện truyền thông đang dần bão hoà.

Hướng dẫn trẻ em cách tìm hiểu, nhìn nhận những ảnh hưởng của truyền thông đến đời sống hằng ngày và trong từng bối cảnh cụ thể. Để nâng cao sự hiểu biết về tác động xã hội, văn hoá và kinh tế liên quan đến phương tiện truyền thông và hướng dẫn trẻ em hiểu được các thông điệp tiềm ẩn để các em có thể tự mình nhận thức được những thông điệp ẩn đằng sau đó.

Năm khía cạnh tất yếu của xã hội truyền thông cần được lưu ý trong thực tế:

- Mỗi thông điệp truyền thông là do con người sáng tạo ra và có mục đích nhất định.

- Truyền thông sử dụng một ngôn ngữ có tính chuyên biệt cao.

- Những người khác nhau giải thích cùng một thông điệp nhưng theo nhiều cách khác nhau.

- Truyền thông luôn có những mục đích thương mại.

- Truyền thông luôn luôn phát huy các giá trị tương đối.

Xã hội cần cùng nhau cảnh tỉnh các đối tượng trẻ - những người rất nhạy cảm với các ảnh hưởng và tác động của truyền hình – rằng họ phải luôn tập thói quen nhận diện các vấn đề về truyền thông dựa trên các khía cạnh vừa nêu trên và dựa vào 5 câu hỏi cơ bản để phân tích tiếp nhận một sản phẩm truyền thông:

- Ai là người đang gửi thông điệp đó và tại sao?

- Sản phẩm truyền thông đó thu hút sự chú ý như thế nào?

- Những lối sống và giá trị nào được truyền đạt thông qua sản

- Những gì chưa được đề cập và thể hiện trong sản phẩm truyền thông.

- Làm thế nào để những người khác có thể giải thích những thông điệp truyền thông này?

Trong một thế giới truyền thông có định hướng, hầu như tất cả mọi người trong số họ không gánh chịu hậu quả vì sự truyền thông của mình. Lái xe mô tô với tốc độ cao được bình thường hoá và làm mê hoặc giới trẻ trong các chương trình truyền hình. Nguyên nhân chính gây tử vong trong các tai nạn mô-tô và xe hơi là do những người trẻ tuổi gây ra trong xã hội văn minh hiện nay. Nhiều hơn thế nữa, ở Việt Nam – Một trong những nước có nền kinh tế chuyển đổi, giới trẻ có thể “Tận hưởng” những cuộc đua mô-tô nổi tiếng nhất trên truyền hình hàng ngày, hàng giờ, nhưng những tổ chức những chương trình này không bao giờ bao gồm trong danh sách những nguyên nhân gây ra cái chết do các phương tiện giao thông ngày càng một gia tăng: cứ một phút là có 7 ca tử vong (Bộ Giao thông vận tải báo cáo về tai nạn giao thông năm 2004).

Biểu hiện một điều gì đó như bình thường và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Và một câu hỏi đặt ra như một thách thức cho trẻ em: “Mọi người đang làm điều đó, tại sao bạn lại không?”.

Phương tiện truyền thông thật sự đã giúp các công ty bia, thuốc lá kinh doanh rất hiệu quả trong việc truyền bá việc uống bia và sử dụng cần sa đến các đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ tâm lý học và xã hội học của giới trẻ? Độ tuổi từ 11 đến 23 là khi cá nhân phát triển ý thức của họ về khả năng nhận thức và thế giới quan. Sự phát triển này được hình thành hoàn toàn bởi sự kết hợp của di truyền và phản ứng với các kích thích của môi trường xung quanh. Mặc dù phần ít có thể là do di truyền, phần nhiều có thể tác động do

được trao quyền cho giới trẻ để họ biết rằng mình rất quan trọng trong môi trường truyền thông bị bão hoà như hiện nay. Môi trường bên ngoài của thanh niên ngày nay bị ảnh hưởng mạnh, bởi các thông điệp truyền hình họ nhận được một ngày nhiều hơn cả những thông tin của ông bà của họ trong một tháng.

Thực ra, liên kết về mặt lý thuyết giữa nâng cao nhận thức, hoặc nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức (ví dụ: bạo lực, khuôn mẫu giới tính) và ảnh hưởng của các quảng cáo không thể hiện rõ ràng như cách người ta nhìn thấy. Một cái nhìn quan trọng khác của truyền thông làm giảm tầm ảnh hưởng của truyền thông là gì? Có thể một sự kết nối như vậy không luôn luôn xảy ra. Chúng ta có thể chỉ trích một bộ phim quá bạo lực hoặc giả tạo nhưng nó vẫn được quan tâm bởi những chuỗi hành động thú vị hoặc các tình tiết hồi hộp.

Nghiên cứu trên các ảnh hưởng truyền thông cho thấy rằng sự khác biệt giữa các khán giả (ví dụ: với những đặc điểm tính cách hay từng trạng thái khác nhau) và những yếu tố bên ngoài môi trường cuộc sống của từng người (ví dụ ảnh hưởng của gia đình và bạn bè) giúp xác định mức độ từng cá nhân bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông. Tương tự, sự khác biệt trong tính cách của từng người trong một nền giáo dục truyền thông cũng được đưa vào để xác định ảnh hưởng của một chương trình giáo dục truyền thông. Nhìn chung truyền thông không ảnh hưởng đến tất cả khán giả, tham gia chương trình giáo dục truyền thông không nên coi là hoạt động tương tự như các hoạt động truyền thông khác. Những kinh nghiệm cá nhân và tình huống khác nhau cần đưa vào quá trình nhận định và nhận xét kết quả.

Như vậy với vai trò là phụ huynh, những người lớn hãy dạy con trẻ cách xử lý thông tin, nhìn nhận thông tin một cách sáng suốt trước khi có một sự thay đổi trong hệ thống giáo dục: giáo dục về truyền thông.

Một phần của tài liệu việt hóa các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 pdf (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)