Kiểm định chất lƣợng giáo dục

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 45 - 54)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. Kiểm định chất lƣợng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lí nhà nước.

Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lí nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông.

1.3.2. Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến CLGD nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lí nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục; để cơ quan quản lí nhà nước đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn CLGD.

Mục đích của KĐCL không chỉ là đảm bảo nhà trường có trách nhiệm với chất lượng đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cũng như chất lượng toàn trường.

Một nhóm kiểm định được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vẫn sẵn sàng giúp nhà trường giải quyết các vấn đề tồn đọng và nâng cao chất lượng các hoạt động.

1.3.3. Vị trí, vai trò của kiểm định chất lượng trong quản lí chất lượng giáo dục Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng của các trường đã qua kiểm định.

Một trường chỉ được công nhận đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích, đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.

1.3.4. Đặc trưng của kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng có thể được tiến hành ở phạm vi trường hoặc chương trình đào tạo.

Kiểm định chất lượng không thể tách rời công tác tự đánh giá.

Kiểm định chất lượng là hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Tất cả các quy trình kiểm định luôn gắn liền với đánh giá đồng nghiệp.

Các chuẩn mực đánh giá rất mềm dẻo và được biến đổi cho phù hợp với nhiệm vụ.

Kiểm định cấp trường và kiểm định chương trình không chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào mà còn tập trung vào cả quá trình đào tạo và chất lượng học sinh khi ra trường.

1.3.5. Nội dung quản lí kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

1.3.5.1. Tổ chức tự đánh giá (1). Tổ chức nghiên cứu chuẩn

“Chuẩn” là cách nói tắt khi đề cập đến toàn bộ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông. “Chuẩn” được các chuyên gia về đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chuẩn ở bậc trung học cơ sở gồm 5 tiêu chuẩn với 36 tiêu chí và 108 chỉ số. Trong mỗi tiêu chuẩn gồm một số các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí

lại gồm các chỉ số đánh giá. Bộ tiêu chuẩn này đã cụ thể, chi tiết tới tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động của một cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ta.

Một cơ sở giáo dục phổ thông có chất lượng thực sự phải đạt tất cả các yêu cầu của chuẩn. Sau khi nhận thức được vai trò của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, công việc đầu tiên phải thực hiện là nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

Việc nghiên cứu chuẩn thường được tiến hành theo từng tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn đều theo thứ tự lần lượt của các tiêu chí, và mỗi tiêu chí của một tiêu chuẩn lại được bắt đầu theo các chỉ số.

Điều quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu chuẩn là phải xác định rõ được nội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí và từng tiêu chuẩn.

Việc nghiên cứu chuẩn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Làm rõ nội hàm của từng chỉ số (các việc cần làm là gì).

+ Những minh chứng cần phải có của từng chỉ số. Cần chú ý tới trình tự thời điểm xuất hiện của các minh chứng trong một chỉ số.

Như vậy, việc nghiên cứu chuẩn trước hết đã thể hiện tính định hướng cho hoạt động của nhà trường hướng theo chuẩn. Hơn nữa, thông qua nghiên cứu chuẩn sẽ điều chỉnh những hoạt động của nhà trường còn chưa phù hợp với chuẩn đánh giá.

(2). Tổ chức đối chiếu thực trạng với chuẩn

Đối chiếu là dựa vào những minh chứng để so sánh mức độ đạt được so với từng chỉ số hoặc từng tiêu chí, tiêu chuẩn từ đó kết luận xem ở tiêu chí đó cơ sở giáo dục đã đạt hay không đạt. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều được thể hiện thông qua các minh chứng: hồ sơ, sổ sách, văn bản, chứng từ... Do vậy việc đối chiếu chính xác là đưa ra các minh chứng tương ứng với từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn. Số lượng các minh chứng càng nhiều càng tốt, nhưng thông thường người ta chỉ cần những minh chứng quan trọng nhất không thể thiếu được.

Trong trường hợp này, minh chứng đóng vai trò quan trọng để khẳng định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đôi khi minh chứng có thể tạo ra một

cách không trung thực do bệnh thành tích hoặc vì một động cơ nào đó. Vì vậy, việc đối chiếu cần được xem xét tới tính logic của các minh chứng và trên cơ sở tham khảo các phương pháp khác như thử nghiệm, phỏng vấn...

Nếu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục mà chỉ căn cứ vào minh chứng để ra quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đạt chuẩn kiểm định thì chưa chắc đã công bằng. Vì vậy, hoạt động đảm bảo chất lượng không chỉ đóng vai trò đảm bảo nhà trường hoạt động có chất lượng theo chuẩn mà còn nhằm tạo ra các minh chứng thật cho công tác kiểm định chất lượng.

(3). Tổ chức viết báo cáo tự đánh giá

Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối cùng của một chu kỳ kiểm định.

Báo cáo tự đánh giá sau khi hoàn tất sẽ được nộp lên cơ quan quản lí cấp trên.

Căn cứ vào báo cáo tự đánh giá, các cấp quản lí sẽ tiến hành đánh giá ngoài trước khi ra quyết định công nhận hoặc không công nhận chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục. Do đó, việc viết báo cáo tự đánh giá là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục.

Viết báo cáo TĐG do hội đồng tự đánh giá nhà trường thực hiện. Báo cáo tự đánh giá như một công trình nghiên cứu khoa học bố cục gồm 3 phần:

Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường: Phần này yêu cầu liệt kê đầy đủ, chính xác các dữ liệu về nhà trường như: Tên trường, ngày tháng năm thành lập, các cơ sở của nhà trường, thông tin về học sinh, về nhân sự, ban lãnh đạo, cơ sở vật chất, tài chính...

Phần II: Nội dung báo cáo tự đánh giá của nhà trường: Phần này được viết theo thứ tự từng tiêu chuẩn. Trong mỗi tiêu chuẩn lại được trình bày theo thứ tự từng tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được chia thành các mục:

- Mô tả hiện trạng.

- Đánh giá điểm mạnh.

- Chỉ ra điểm yếu.

- Kế hoạch khắc phục điểm yếu.

- Tự đánh giá.

Phần III: Kết luận: Phần này là tổng hợp về số lượng các tiêu chí đạt, các tiêu chí không đạt. Cuối cùng, hội đồng tự đánh giá nhận cấp độ mà nhà trường đạt được.

Như vậy, báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối cùng của một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Báo cáo tự đánh giá là một trong những căn cứ cho quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn. Qua báo cáo tự đánh giá, nhà trường sẽ tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó có những giải pháp khắc phục điểm yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhà trường.

(4). Lập kế hoạch đón đoàn đánh giá ngoài

Sau khi nhận được Quyết định đánh giá ngoài của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đảm bảo chất lượng nhà trường xây dựng kế hoạch đón đoàn đánh giá ngoài, phối hợp với đoàn đánh giá ngoài trong công tác đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường:

- Thành lập tổ công tác phục vụ đoàn đánh giá ngoài, phân công chi tiết cho từng thành viên của tổ.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đoàn làm việc.

- Chuẩn bị đầy đủ báo cáo tự đánh giá, hồ sơ, minh chứng (đã được mã hoá và sắp xếp theo từng hộp), phân công người phụ trách từng tiêu chuẩn để giải đáp những vấn đề đoàn đánh giá ngoài quan tâm thắc mắc đồng thời ghi lại những ý kiến góp ý, đề xuất, kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài.

1.3.5.2. Tổ chức đánh giá ngoài (1). Thành lập đoàn đánh giá ngoài

Đoàn đánh giá ngoài có cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 29, Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT.

Đoàn đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên, do giám đốc sở GD&ĐT ra quyết định thành lập. Thành phần đoàn đánh giá ngoài bao gồm: trưởng đoàn, thư ký và các thành viên.

Tiêu chuẩn của các thành viên đoàn ĐGN: Có tư cách đạo đức tốt, trung

thực và khách quan; trước đây và hiện tại không làm việc tại cơ sở giáo dục được ĐGN; có ít nhất 5 năm công tác trong ngành giáo dục; đã hoàn thành chương trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài: Khảo sát, đánh giá và xác định mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; đề nghị công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

Đoàn đánh giá ngoài có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá ngoài trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục.

(2). Xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài, nghiên cứu hồ sơ đánh giá

Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn; chuyển hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn.

Làm việc cá nhân: Các thành viên của đoàn nghiên cứu báo cáo tự đánh và các tài liệu liên quan để viết báo cáo sơ bộ.

Làm việc tập trung: Sau khi có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên, đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung để nghiên cứu hồ sơ đánh giá. Trao đổi, thảo luận về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn, phân công nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên. Tổ chức thảo luận và xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá của đoàn. Phân công nhiệm vụ cho khảo sát chính thức.

(3). Tổ chức khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục

Sau khi hoàn thành nghiên cứu hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký làm việc với cơ sở giáo dục để thực hiện các công việc sau: Thông báo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; Hướng dẫn, yêu cầu cơ sở giáo dục chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức; Thông báo kế hoạch khảo sát chính thức của đoàn.

(4). Tổ chức khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục

Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục,

thực hiện các nội dung sau: Trao đổi với lãnh đạo cơ sở giáo dục và hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của cơ sở giáo dục; Xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở giáo dục; Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do cơ sở giáo dục cung cấp; Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá; Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên;

Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức của đoàn.

Trong quá trình khảo sát, các thành viên của đoàn ghi bổ sung những phát hiện mới vào phiếu đánh giá tiêu chí. Tổ chức thảo luận về những phát hiện mới trong quá trình khảo sát như: điểm mạnh và các minh chứng, điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục, những điểm chưa rõ, xác định kết quả đánh giá tiêu chí.

Đoàn đánh giá ngoài thông báo với lãnh đạo cơ sở giáo dục, hội đồng tự đánh giá về các công việc đã thực hiện trong đợt khảo sát, tổ chức viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức.

(5). Gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài về trường xin phản hồi

Trưởng đoàn và thư ký tập hợp báo cáo theo những tiêu chí từ các thành viên của đoàn, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài sau khi được các thành viên nhất trí thông qua, được gửi cho cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài để lấy ý kiến.

(6). Gửi báo cáo đánh giá ngoài lên cấp có thẩm quyền

Sau khi tổ chức lấy ý kiến của cơ sở giáo dục về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài họp và thống nhất ý kiến, hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi báo cáo và toàn bộ hồ sơ của đoàn về Sở GD&ĐT.

1.3.5.3. Công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục

Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục.

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục được công bố công khai trên website của sở giáo dục và đào tạo.

1.3.5.4. Quản lí cải tiến chất lượng giáo dục

Tổ chức rà soát từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn, nhất là các tiêu chí chưa đạt yêu cầu, tập trung vào các biện pháp cải tiến chất lượng theo báo cáo tự đánh giá đề ra và đánh giá của đoàn đánh giá ngoài trong báo cáo đánh giá ngoài.

Xây dựng kế hoạch để thực hiện biện pháp cải tiến chất lượng đã đề ra và theo kết luận của đoàn đánh giá ngoài, đồng thời triển khai các biện pháp nhằm duy trì, phát huy các điểm mạnh và khắc phục những tồn tại mà đoàn đánh giá ngoài đã chỉ ra.

Phân công cán bộ, giáo viên thực hiện từng biện pháp cải tiến chất lượng, tiếp tục thu thập hồ sơ, minh chứng cho từng tiêu chí của các tiêu chuẩn theo đúng quy định.

Đối chiếu với biện pháp đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá để kiểm chứng kết quả so với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.

1.3.6. Yêu cầu công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay và những năm tới

Để kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS có hiệu quả cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Việc kiểm định chất lượng các trường THCS cần phải được thiết kế theo các kế hoạch hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông.

- Việc kiểm định phải dựa vào các tiêu chuẩn, chế độ, nội quy, các chỉ tiêu kế hoạch và nhất là mục tiêu của giáo dục trung học trong điều kiện mới.

- Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải dựa vào các văn bản quy định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; những tiêu chuẩn, tiêu chí KĐCLGD các trường THCS của Hải Phòng phải phù hợp với các quy định hiện hành.

- Có nhiều phương pháp kiểm định nhưng tốt nhất là phải được chứng kiến tận mắt, trực tiếp kiểm tra chất lượng tại các trường.

- Người kiểm định phải là người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và phải khách quan.

- Tôn trọng đối tượng kiểm định và phải chú ý đến đặc điểm của nguời

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)