Thực trạng chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 75 - 83)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

2.4. Thực trạng chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng

2.4.1. Thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở

Để khảo sát thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm định CLGD các trường THCS, chúng tôi đã khảo sát các đối tượng là CBQL, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các CBQL, GV, NV của một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kết quả tổng hợp ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở

TT Nội dung đánh giá

CBQL, CV

GV, NV Điểm

trung bình

Tỷ lệ

% so với điểm tối đa

Điểm trung bình

Tỷ lệ % so với

điểm tối đa 1 Xây dựng kế hoạch thực hiện truyền thông 4,21 84,20 3,60 72,00 2 Triển khai các văn bản chỉ đạo KĐCLGD

tới CBQL, GV, NV đầy đủ, kịp thời 4,37 87,40 3,65 73,00 3

Đa dạng hình thức tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về KĐCLGD cho CBQL, GV, NV

4,13 82,60 3,56 71,20 4 Nhận thức của các lực lượng về sự cần

thiết của KĐCLGD 4,18 83,60 3,82 76,40

5 Nhận thức của các lực lượng về vai trò,

mục đích của KĐCLGD 4,13 82,60 3,22 64,40

6 Nhận thức của CBQL về tầm quan trọng

của GV, NV đối với thực hiện KĐCLGD 4,18 83,60 3,56 71,20

Đánh giá thực trạng chỉ đạo truyền thông nâng cao nhận thức về KĐCLGD cho các đối tượng qua bảng số liệu cho thấy lực lượng lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và CBQL của các trường

THCS đều đánh giá cao hơn so với lực lượng GV, NV. Điều này chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng ở cấp Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên việc triển khai đến GV, NV trong các nhà trường còn hạn chế, cụ thể:

- Các văn bản chỉ đạo đã được triển khai tốt ở cấp quản lí nhưng tỷ lệ cán bộ, giáo viên nắm vững vai trò, mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của KĐCLGD còn thấp.

- Về quá trình chuẩn bị nhận thức cho CBQL, GV, NV đòi hỏi một sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ và triệt để tư tưởng thì với tỷ lệ trên, việc chuẩn bị nhận thức cho các đối tượng chưa đạt mong muốn, CBQL ở các trường THCS chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của GV, NV trong việc thực hiện KĐCLGD nên chưa huy động được đông đảo GV, NV tham gia.

Từ thực trạng nhận thức trên, có một số ý kiến nhận xét như sau:

- Việc chỉ đạo xây dựng nhận thức về kiểm định CLGD, chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng đón nhận và thực hiện kiểm định CLGD, hình thành quan niệm mới về CLGD chưa được tiến hành với cường độ cần thiết để tạo ra bước ngoặt.

- Chưa có sự chỉ đạo thật cụ thể về công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng. Thiếu một kế hoạch tổng thể, một cơ cấu tổ chức để thực hiện tuyên truyền vận động về KĐCLGD trường THCS, văn bản chỉ đạo về KĐCLGD trường THCS chưa cụ thể, chi tiết, thiếu tính định hướng, hình thức tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng chưa đa dạng. Tình hình trên cho thấy cần thiết phải thực hiện một cách có hệ thống vấn đề xây dựng nhận thức, chuẩn bị tư tưởng cho các đối tượng trước khi tiến hành KĐCLGD trường THCS trong những năm học tới.

2.4.2. Thực trạng chỉ đạo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục Để đánh giá thực trạng chỉ đạo các trường THCS thực hiện tự đánh giá trong KĐCLGD, chúng tôi đã tiến hành quan sát, phỏng vấn và khảo sát các đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và CBQL,

GV, NV các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện tự đánh giá trong KĐCLGD ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng

TT Nội dung phiếu hỏi

Ý kiến trả lời Đồng ý Không

đồng ý

Ý kiến khác 1

Các văn bản chỉ đạo nhất quán, chính xác; có ảnh hưởng tích cực đến hành vi, thái độ của các thành viên thừa hành.

88,57 11,43 0

2

Kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT sát với thực tiễn của quận/ huyện; kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT sát với thực tiễn của trường.

92,38 7,62 0

3

Nội dung tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về nhận thức, quy trình, kỹ thuật tự đánh giá phù hợp; tài liệu đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời gian.

70,48 29,52 0

4

Hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về nhận thức, quy trình, kỹ thuật tự đánh giá phong phú.

60,00 40,00 0

5 Chất lượng cán bộ tập huấn, hướng dẫn

KĐCLGD đạt yêu cầu trở lên. 70,48 29,52 0

6

Thành viên hội đồng tự đánh giá đảm bảo yêu cầu (số lượng, chất lượng); phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lí.

59,05 40,95 0

7 Đôn đốc, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho

các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. 66,67 33,33 0 8 Tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh

kịp thời. 56,19 43,81 0

Kết quả quan sát, phỏng vấn và tổng hợp khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy:

Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, UBND các cấp về công tác KĐCLGD cơ bản là nhất quán, chính xác và có ảnh hưởng tích cực đến hành vi, thái độ của các thành viên thừa hành. Tuy nhiên, có 11,43% ý kiến không đồng ý với nhận xét trên, họ cho rằng các thông tư, chỉ thị, quyết định cần mang tính ổn định hơn nữa. Trên thực tế, việc xây dựng chuẩn KĐCLGD cho trường THCS mới được thực hiện trong thời gian gần đây và chính thức được áp dụng từ năm 2009, đến năm 2012 chuẩn KĐCLGD trường THCS được xây dựng lại, điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và triển khai chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục.

Kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về công tác tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường THCS được đánh giá cao với 92,38% ý kiến

đồng thuận, điều đó cho thấy các kế hoạch đã được lập một cách khoa học, cụ thể ở từng khâu, từng quy trình tự đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương.

Về việc triển khai tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV mới chỉ được đánh giá ở mức độ khá. Trên thực tế cho thấy mặc dù, việc tổ chức, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, GV, NV chủ chốt tham gia thực hiện KĐCLGD tương đối tốt, văn bản chỉ đạo, tài liệu tập huấn đầy đủ, kịp thời nhưng đội ngũ báo cáo viên của thành phố còn ít, chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành KĐCLGD do đó phương pháp tổ chức chưa hiệu quả, chưa đa dạng về hình thức, nội dung còn sơ sài dẫn đến chất lượng chưa cao.

Lựa chọn nguồn nhân lực cho hội đồng tự đánh giá và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ phù hợp, cụ thể với khả năng của từng thành viên là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của báo cáo tự đánh giá. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đánh giá công tác này thực hiện chưa tốt với lí do là CBQL chưa nắm đầy đủ về khả năng và tình hình thực tế của từng thành viên, nhất là đối với một tập thể lớn, công tác mới. Chính vì vậy, công tác chỉ đạo về các nội dung này còn ở mức nhất định, hiệu quả chưa cao.

Về công tác chỉ đạo kiểm tra, rút kinh nghiệm thực hiện KĐCLGD đặc biệt là thực hiện TĐG trong các nhà trường được các đối tượng đánh giá ở mức trung bình với 56,19% ý kiến đồng ý. Đây là công tác có ý nghĩa then chốt trong công tác chỉ đạo; nghĩa là trong quá trình tự đánh giá trong KĐCLGD, công việc được các thành viên thực hiện không phải ở dạng “giao khoán” mà CBQL không chỉ là phân công, giao việc cho các thành viên và tiếp nhận kết quả mà phải đóng vai trò then chốt, kiểm tra để nắm bắt tình hình thực hiện công việc được giao của từng thành viên trong tất cả mọi thời điểm để giải quyết sự cố, điều chỉnh kế hoạch; đồng thời động viên để các thành viên có điều kiện tốt nhất để thực hiện công việc; hướng các thành viên

thực hiện công tác TĐG theo đúng hướng đạt hiệu quả cao hơn.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục Để khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS tại thành phố Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát các đối tượng đội ngũ kiểm định viên đánh giá ngoài trường THCS tại thành phố Hải Phòng. Kết quả tổng hợp trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng

TT Nội dung phiếu hỏi

Ý kiến trả lời Đồng ý Không

đồng ý

Ý kiến khác 1

Các văn bản chỉ đạo nhất quán, chính xác; có ảnh hưởng tích cực đến hành vi, thái độ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài.

92,06 7,94 0 2 Kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT đảm bảo yêu cầu. 88,89 11,11 0 3

Nội dung tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về nhận thức, quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài phù hợp; tài liệu đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời gian.

73,02 26,98 0 4

Hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về nhận thức, quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài phong phú.

88,89 11,11 0 5 Chất lượng đội ngũ kiểm định viên đạt yêu cầu trở

lên. 71,43 28,57 0

6

Thành viên đoàn đánh giá ngoài đảm bảo yêu cầu (số lượng, chất lượng); phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lí.

82,54 17,46 0 7 Đôn đốc, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các

thành viên hoàn thành nhiệm vụ. 71,43 28,57 0

8 Tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp

thời. 69,84 30,16 0

Về nội dung: các văn bản chỉ đạo nhất quán, chính xác; có ảnh hưởng tích cực đến hành vi, thái độ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài có 92,06% số ý kiến đồng ý, điều này cho thấy các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung, công tác đánh giá ngoài nói riêng nhất quán, chính xác, giúp cho thành viên đoàn đánh giá ngoài thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Với 88,89% ý kiến đồng thuận đánh giá Sở GD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu,

khoa học, cụ thể, chi tiết từng công việc.

Với nội dung tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về nhận thức, quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài và việc cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng được đánh giá ở mức khá với 88,89%. Trên thực tế, mặc dù Sở GD&ĐT đã rất cố gắng trong việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ kiểm định viên. Tuy nhiên, tại Hải Phòng chưa có giảng viên được đào tạo chính quy về kiểm định chất lượng giáo dục nên việc tổ chức còn phụ thuộc vào các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về tài liệu: ngoài các quyết định, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác kiểm định chất lượng giáo dục thì chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật đánh giá ngoài.

Về hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo: Sở Giáo dục và Đào tạo mới chỉ tổ chức được các lớp tập huấn cho CBQL, GV cốt cán tạo nguồn cho đoàn đánh giá ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật, nghiệp vụ, chưa tổ chức được hội thảo, giao lưu với các tỉnh bạn về công tác đánh giá ngoài nói riêng và công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung.

Về chất lượng đội ngũ kiểm định viên đạt yêu cầu trở lên với 71,43% ý kiến đồng thuận cho thấy trong thời gian tới Sở GD&ĐT cần phải có giải pháp để nâng cao nhận thức, quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ kiểm định viên.

Hầu hết các thành viên đoàn đánh giá ngoài là các cán bộ, giáo viên của các trường THCS, thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Giám đốc Sở GD&ĐT dưới sự phân công, chỉ đạo của trưởng đoàn đánh giá ngoài. Trong một khoảng thời gian ngắn, các thành viên phải nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá để đối chiếu, đánh giá các tiêu chí với nhiều nội dung, thông tin, minh chứng.

Hơn nữa, đánh giá ngoài là một hoạt động mới, các thành viên ít được bồi dưỡng về quy trình, kỹ thuật cũng như những hiểu biết về công việc này chưa thật đầy đủ. Do đó, việc kiểm tra, đôn đốc, động viên, rút kinh nghiệm cho

các thành viên trong đoàn là một nhiệm vụ quan trọng giúp đoàn đánh giá ngoài hoàn thành kế hoạch đặt ra, đồng thời chất lượng đánh giá các tiêu chí được khách quan, trung thực. Tuy nhiên, với kết quả khảo sát cho thấy Sở GD&ĐT cần quan tâm hơn nữa trong công tác này.

2.4.4. Thực trạng phối hợp chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường Trung học cơ sở

Kiểm định chất lượng giáo dục là một công tác mới và khó đối với giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Hải Phòng nói riêng. Để đạt được mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi cần có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp quản lí và các ban ngành, tổ chức, đoàn thể. Nhận thức rõ điều này nên ngay từ khi bắt đầu triển khai KĐCLGD đối với bậc học trung học cơ sở, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tham mưu với Thành ủy, UBND thành phố ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh đó, Phòng Khảo thí và KĐCLGD cũng đã tham mưu với lãnh đạo ngành tổ chức nhiều đợt tập huấn tự đánh giá trong KĐCLGD. Các buổi tập huấn đó đã chú trọng nêu bật tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của KĐCLGD, thực chất là một giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bền vững thông qua việc xây dựng nền nếp hành chính trường học, thói quen thực hiện đúng quy trình của quá trình dạy và học,... dần dần từng bước xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường. Phòng Khảo thí và KĐCLGD cũng chủ động phối hợp với các phòng ban của Sở để triển khai công tác KĐCLGD như: phòng kế hoạch tài chính, phòng giáo dục trung học.

Sở GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan đài báo, đặc biệt là Đài truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng để đưa tin về tình hình triển khai công tác KĐCLGD, vai trò, vị trí của KĐCLGD đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Phòng Khảo thí và KĐCLGD cũng chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường THCS trên địa bàn thành phố tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính

quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về KĐCLGD đồng thời đón nhận sự hỗ trợ để thực hiện KĐCLGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhìn chung, bước đầu công tác KĐCLGD đã được sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp quản lí. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn để công tác KĐCLGD đạt hiệu quả cao:

- Chưa tham mưu được với Bộ GD&ĐT để mở thêm các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về KĐCLGD cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường THCS, đặc biệt là đội ngũ kiểm định viên của thành phố.

- Sở GD&ĐT chưa có biện pháp chế tài các đơn vị thực hiện không nghiêm trong kiểm định chất lượng giáo dục bởi có một số lãnh đạo đơn vị không nhận thấy lợi ích của công tác này.

- Sở Tài chính chưa có văn bản quy định mức chi cụ thể đối với từng hoạt động của KĐCLGD.

- Mặc dù các văn bản chỉ thị của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố đã nêu rõ về mục đích, ý nghĩa của KĐCLGD trường THCS, nhưng KĐCLGD chưa được toàn xã hội sẵn sàng đón nhận bởi họ chưa thấy được ý nghĩa thực tiễn của KĐCLGD. Do đó, ngành cần có kế hoạch dài hạn, có giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương KĐCLGD. Chỉ trên cơ sở được sự đồng thuận của xã hội, công tác KĐCLGD mới thực sự phát huy hiệu quả cao nhất.

2.4.5. Thực trạng chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở

Việc tổng kết, rút kinh nghiệm về vấn đề thực hiện KĐCLGD trường THCS có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện KĐCLGD trường THCS trong toàn thành phố theo đúng hướng, đạt kết quả cao. Bởi vậy, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm cần được chỉ đạo thực hiện trong toàn hệ thống giáo dục từ giáo viên đến các cấp quản lí giáo dục. Có như thế mới đánh giá được một cách nghiêm túc, toàn diện về ưu điểm, nhược

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)