Đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lƣợng trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

2.5. Đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lƣợng trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng

2.5.1. Điểm mạnh

- Sở GD&ĐT đã chỉ đạo và phối hợp với các Phòng GD&ĐT trong việc tập huấn, bồi dưỡng về nhận thức, quy trình, kỹ thuật tự đánh giá trong KĐCLGD cho các trường THCS có nhu cầu, cụ thể: tổ chức học tập nghiên

cứu chuẩn; đối chiếu thực trạng với chuẩn; xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu, viết báo cáo tự đánh giá, công bố báo cáo tự đánh giá…)

- Phối hợp với các Phòng GD&ĐT trong việc kiểm tra kỹ thuật, tư vấn cho các trường THCS, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các trường thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đã tham mưu với UBND thành phố ra chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

2.5.2. Hạn chế

- Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ mới mà còn khá đa dạng và phức tạp cả về lí luận và thực tiến, nhận thức về KĐCLGD của CBQL, GV, NV trong các trường THCS chưa đồng đều dẫn đến công tác chỉ đạo thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ và định hướng cụ thể.

- Mặc dù Bộ tài chính đã có văn bản quy định về mức chi phí cho các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu mức chi ở một số nội dung hoặc mức chi chưa phù hợp; cơ sở giáo dục chưa thực hiện đúng mức chi do điều kiện thực tế của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác nhân sự tại Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chưa ổn định, cán bộ phụ trách KĐCLGD chưa được đào tạo chính quy về công tác KĐCLGD.

- Nề nếp hành chính ở một số trường còn hạn chế, lưu trữ hồ sơ công việc làm minh chứng chưa được chú trọng.

- Công tác chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức, thiếu thực tế nên công tác chỉ đạo gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng cho các đơn vị thực hiện KĐCLGD.

2.5.3. Thuận lợi

- Nhiệm vụ về công tác KĐCLGD được đặt ra ngay từ đầu năm học nằm trong nhiệm vụ năm học chung của ngành. Trong đó, Giám đốc Sở GD&ĐT đã yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo triển khai thực hiện

KĐCLGD tại các trường THCS, đồng thời không “khen cao” đối với những đơn vị chưa kiểm định chất lượng giáo dục.

- Phối hợp với Phòng Giáo dục trung học đưa công tác KĐCLGD là một tiêu chí thi đua nhằm thúc đẩy tiến độ và nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

2.5.4. Khó khăn

- Hiệu quả của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về KĐCLGD cho các trường THCS chưa cao, chưa đủ để tạo ra quyết tâm đổi mới trong ngành. Do đó cán bộ quản lí, giáo viên chưa có nhu cầu tự đổi mới trong công tác đánh giá chất lượng giáo dục nên việc thực hiện KĐCLGD còn mang tính e ngại, chống đối.

- Cơ sở vật chất, tài chính, chính sách là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện KĐCLGD.

- Việt Nam là một dân tộc trọng tình, người ta ưa cách làm “chín bỏ làm mười” thay vì một cách làm chính xác. Nét văn hóa truyền thống này làm cho các dữ liệu đánh giá của hội đồng tự đánh giá và đoàn đánh giá ngoài ít khách quan và theo đó việc đánh giá tưởng là khách quan nhất cũng trở thành méo mó.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng, chương 2 của đề tài đã phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của việc chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng. Chúng tôi rút ra một số nhận xét:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS. Tuy nhiên, đây là một công việc mới; cán bộ chuyên trách còn thiếu kinh nghiệm nên việc tham mưu với các cấp lãnh đạo cũng như công tác xây dựng kế hoạch hiệu quả chưa cao. Mặc dù công tác KĐCLGD đã được các cấp, các ngành quan tâm nhưng do nhận thức về KĐCLGD chưa đầy đủ, chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của KĐCLGD

nên việc phối hợp, hỗ trợ chưa được thường xuyên, chưa đúng hướng, chưa khích lệ được đông đảo mọi người cùng tham gia KĐCLGD.

- Các trường THCS đã tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, về cơ bản đảm bảo đúng quy trình, tuy nhiên chất lượng còn thấp, chưa phản ánh được chính xác chất lượng của nhà trường, chưa đưa ra được biện pháp duy trì, phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu do nhận thức của CBQL, GV, NV chưa đồng đều, còn mắc “bệnh thành tích”.

- Các đoàn đánh giá ngoài chất lượng giáo dục thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, tổ chức đánh giá ngoài các trường đảm bảo đúng quy trình, tiến độ, khách quan, nghiêm túc. Tuy nhiên, tính chính xác chưa cao, việc tư vấn cho nhà trường khắc phục điểm yếu chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Quá trình tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ở một số trường THCS; Phòng GD&ĐT chưa được quan tâm đúng mức ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp, đánh giá và gây khó khăn trong việc chỉ đạo, triển khai công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT trong thời gian tiếp theo.

Chính vì vậy việc đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng trong tình hình hiện nay và trong những năm tới là rất cần thiết. Chúng tôi sử dụng cơ sở lí luận được trình bày trong chương 1 và thực trạng quản lí KĐCLGD trường Trung học cơ sở được khảo sát ở chương 2 để đề xuất các biện pháp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)