CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở phía đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 106km, có tổng diện tích tự nhiên là 152318,5 ha chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.
Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam ngay sau năm 1975 cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo.
Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của vùng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học – kĩ thuật tổng hợp của vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thuỷ sản. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Với lợi thế là thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Các trường của Hải Phòng đa số có cơ sở vật chất tốt và tương đối hoàn thiện và ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 5 trường Đại học và Học viện, 16 trường Cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56 trường trung học phổ thông và 674 trường học từ ngành học mầm non đến bậc học THCS. Hải Phòng là địa phương duy nhất có học sinh đạt giải Olympic quốc tế trong 19 năm liên tiếp. Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng ngày càng được quan tâm và được đầu tư thích đáng để là tiền đề cho công cuộc phát triển kinh tế - văn hoá của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.2. Đặc điểm tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Hải Phòng 2.1.2.1. Quy mô phát triển
Về học sinh: Tính đến năm học 2012 – 2013, toàn thành phố có 204 trường THCS, với tổng số học sinh là: 87387 học sinh, so với năm học trước giảm: 1589 học sinh, tỉ lệ giảm: 1,8 %; Trong đó: Số học sinh nữ: 43170; tỉ lệ:
49,4%, Số học sinh bỏ học: 230; tỉ lệ: 0,26%.
Về đội ngũ giáo viên: Tổng số giáo viên là 4089, toàn thành phố thừa trên 500 giáo viên THCS, nhưng thiếu gần 200 giáo viên ở các môn khác.
2.1.2.2. Những kết quả và điểm mạnh
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; của UBND thành phố, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá; tăng cường và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại nhằm đổi mới PPDH được quan tâm sâu sát, chỉ đạo tốt việc thực hiện cải tiến, chú trọng từng bước đưa công nghệ thông tin vào phục vụ việc dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tất cả các trường THCS tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy, học và công tác quản lí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành; thực hiện có hiệu quả mạng nội bộ, kết nối Internet, hệ thống liên lạc qua email. Xây dựng trung tâm dữ liệu thông tin quản lí trường học tại cơ quan Sở, thu thập dữ liệu vào các kỳ đầu năm, giữa năm, cuối năm, xử lí, phân tích số liệu, dữ liệu, kết quả các hoạt động của ngành một cách khoa học, chính xác, kịp thời, cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan nhằm giảm tải yêu cầu báo cáo của các đơn vị.
Đội ngũ GV trường THCS thành phố Hải Phòng đảm bảo về số lượng, có phẩm chất, yêu người, yêu nghề dạy học. Tỉ lệ GV THCS đạt chuẩn trình độ đào tạo là 100% (trong đó, đạt trình độ trên chuẩn là: 76,62%). Hầu hết GV đều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố nói riêng và đất nước nói chung nên đã không ngừng rèn luyện, học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nghiên cứu áp dụng đổi mới PPDH, cập nhật và ứng dụng những kiến thức tiên tiến cũng như thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. Vì vậy trong những năm gần đây, CLGD trong các trường đã phần nào được nâng cao, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của đất nước.
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu cơ bản của giáo dục trung học cơ sở thành phố Hải Phòng năm học 2012- 2013
Số lƣợng Tỷ lệ %
Trường đạt chuẩn quốc gia 67 32,84
Trường được công nhận chất lượng giáo dục 45 22,06 Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 86293 98,75 Học sinh xếp loại học lực khá, giỏi 67394 77,13
Học sinh giỏi Quốc gia 02
Được triển khai từ năm 2009, mặc dù kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS gặp không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tập huấn quy trình, kỹ thuật, huy động nguồn lực nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí, sự nhiệt tình, trách nhiệm của các lực lượng tham gia, đến nay kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS tại thành phố Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong KĐCLGD.
Bảng 2.2. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng (tính đến tháng 8/2013)
TT Nội dung Số lƣợng
(trường)
Tỷ lệ (%) 1
Tự đánh giá
Thành lập Hội đồng tự đánh giá 161 78.92 2 Xác định mục đích, phạm vi tự
đánh giá 161 78.92
3 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá 98 48.04
4 Thu thập, xử lí và phân tích thông
tin, minh chứng 76 37.25
5
Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí (viết phiếu đánh giá tiêu chí)
52 25.49
6 Hoàn thành báo cáo tự đánh giá 45 22.06
7 Công bố báo cáo tự đánh giá 45 22.06
8
Đánh giá ngoài
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá 45 22.06
9 Khảo sát sơ bộ 45 22.06
10 Khảo sát chính thức 45 22.06
11 Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài 45 22.06
12 Làm tờ trình với cơ quan có thẩm
quyền công nhận kết quả KĐCLGD 45 22.06 13 Công nhận chất
lƣợng giáo dục Công bố kết quả KĐCLGD 45 22.06
(Nguồn: Sở GD&ĐT Hải Phòng, năm học 2012-2013)
2.1.2.3. Những tồn tại hạn chế
Về nội dung chương trình giáo dục
Hệ thống chương trình, sách giáo khoa là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự bất cập của chương trình phổ thông đang trở thành nguyên nhân chính gây nên những bức xúc lớn trong giáo dục của cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Một số nội dung của một số môn học chưa thực sự cơ bản, làm cho khối lượng kiến thức gia tăng; chưa thể hiện đầy đủ mức độ hiện đại, cập nhật cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở một số chủ đề trong chương trình một số môn học yêu cầu còn cao, đặc biệt là đối với bộ phận học sinh có học lực yếu, kém, học sinh nhóm vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Còn có sự trùng lặp nội dung ở một số môn học hoặc nội dung ở một số môn có quan hệ mật thiết với nhau nhưng chưa thực sự hỗ trợ cho nhau. Có sự không phù hợp giữa chương trình giáo dục với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và trình độ của một bộ phận GV.
Về phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như những sáng kiến khoa học trong đổi mới PPDH được công bố và đang ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Tuy nhiên, giữa lí luận và thực tiễn đổi mới PPDH ở một số trường THCS còn chưa có sự gắn bó và kết hợp đồng bộ. Đổi mới PPDH mới chỉ được quan tâm ở góc độ chủ trương, quan tâm nhiều đến lí thuyết mà đôi khi đã bỏ qua phần kết hợp thực nghiệm sư phạm tại các cơ sở nhà trường, sự bắt tay giữa các nhà nghiên cứu với đội ngũ GV đứng trên bục giảng.
Về điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
Việc phát triển mạng lưới trường lớp đã đạt được kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân, đặc biệt tại các khu đô thị mới phát triển; vẫn còn có những xã, phường không có
trường THCS. Số trường lớp không đủ dẫn đến tình trạng số học sinh trong một lớp quá đông so với quy định đã làm ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy và học tập. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm, một số trường đã đạt chuẩn không được củng cố đã xuống cấp sau thời gian sử dụng.
Với ý nghĩa là hệ thống công cụ hỗ trợ dạy học, thiết bị dạy học vừa có ý nghĩa như một nguồn tri thức cần khai thác, vừa như một điều kiện kích thích tính tích cực học tập ở người học. Thiết bị dạy học tốt sẽ làm học sinh hứng thú học tập, giảm sự quá tải trong tâm lí học sinh. Tuy nhiên, trong các trường THCS vẫn thiếu trầm trọng những phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho việc thực hành, học tập của học sinh cũng như giảng dạy của GV.
Về đội ngũ giáo viên
Mặc dù đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng nhưng Hải Phòng chúng ta vẫn còn thiếu đội ngũ GV có chất lượng để đảm nhận việc dạy học theo hướng đổi mới. Giữa bằng cấp và năng lực thực tiễn của GV vẫn có một khoảng cách không nhỏ: ngay trong số những GV đạt chuẩn đã có một bộ phận không nhỏ bất cập về năng lực sư phạm. GV còn hạn chế trong các kỹ năng phân tích, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm; kỹ năng hướng dẫn cách thức cho học sinh học tập; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới và hiệu quả. Một bộ phận GV chưa tích cực trong việc đổi mới PPDH, chưa nhiệt tình trong việc ứng dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại vào việc giảng dạy, chưa tích cực trong việc học tập ngoại ngữ và tin học. Đội ngũ GV trẻ được trang bị kiến thức tiên tiến, cập nhật song lại chưa có kỹ năng giảng dạy cũng như phương pháp sư phạm tốt. Bên cạnh đó, số GV ở độ tuổi trên 50 ở nhiều trường chiếm tỷ lệ khá cao, họ có kinh nghiệm giảng dạy cũng như phương pháp sư phạm tốt, tuy nhiên lại không thích ứng với phương tiện dạy học hiện đại cũng như kiến thức tiên tiến của thời đại.
Về công tác quản lí chất lượng dạy học
Cách thức quản lí chất lượng dạy học hiện nay còn có rất nhiều sự bất
cập: Quản lí chuyên môn mang nặng tính hành chính, thiếu sâu sát do đó không có các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để tập trung nâng cao chất lượng dạy học. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhà quản lí còn non yếu về chuyên môn giảng dạy, lại có cung cách làm việc chung chung, phó thác công việc dạy học cho tổ trưởng chuyên môn; Có khá nhiều nhà quản lí chưa thực sự vào cuộc đối với tiến trình đổi mới giáo dục, có nhiều biểu hiện cho sự không đồng hành, ngại đổi mới do sợ thêm việc, vất vả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà quản lí tâm huyết, muốn đổi mới nhưng thiếu khả năng tổ chức thực hiện cho hiệu quả, thêm vào đó là những khó khăn khách quan như không có điều kiện, thiếu kinh phí.