CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Trên cơ sở đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học của Bộ GD&ĐT tại thành phố Hải Phòng, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm với mục đích tìm hiểu mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp.
3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm
Để đánh giá được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học của Bộ GD&ĐT, chúng tôi lựa chọn các đối tượng tham gia công tác KĐCLGD, bao gồm các đối tượng: tham gia chỉ đạo công tác KĐCLGD; báo cáo viên và học viên các lớp tập huấn, bồi dưỡng về KĐCLGD (tự đánh giá, đánh giá ngoài); tham gia hội thảo, chuyên đề về
KĐCLGD; tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng TĐG; CBQL, GV, NV một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3.4.3. Quá trình khảo nghiệm
Tại thành phố Hải Phòng có 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo, 204 trường THCS (trong đó có 45 trường đã được nhận giấy chứng nhận KĐCLGD), đội ngũ kiểm định viên gồm 78 người. Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi khảo sát bằng phiếu hỏi với 45 người sau khi đã cung cấp các biện pháp cụ thể cho các đối tượng khảo sát tìm hiểu, nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp. Cụ thể như sau: lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT: 5 người; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 6 người;
CBQL, GV, NV các trường đã được công nhận kết quả KĐCLGD: 12 người;
CBQL, GV, NV các trường chưa tổ chức ĐGN: 12 người; đội ngũ kiểm định viên: 10 người.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Sau khi thu thập phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu thập được. Thang điểm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi cho từng biện pháp được quy ước gồm 5 bậc:
1. Rất cần thiết/ rất khả thi: 5 điểm
2. Cần thiết/ khả thi: 4 điểm
3. Tương đối cần thiết/ tương đối khả thi: 3 điểm 4. Không cần thiết/ chưa khả thi: 2 điểm 5. Hoàn toàn không cần thiết/ không khả thi: 1 điểm Kết quả khảo nghiệm thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Ký
hiệu Nội dung biện pháp
Tính cấp thiết Tính khả thi Điểm
trung bình
Tỷ lệ % so với
điểm tối đa
Điểm trung bình
Tỷ lệ
% so với điểm
Ký
hiệu Nội dung biện pháp
Tính cấp thiết Tính khả thi Điểm
trung bình
Tỷ lệ % so với
điểm tối đa
Điểm trung bình
Tỷ lệ
% so với điểm tối đa BP1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và ở các trường Trung học cơ sở về mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục
4,89 97,78 4,69 93,78
BP2 Tập huấn tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường Trung học cơ sở
4,82 96,44 4,53 90,67 BP3 Hướng dẫn cho các trường Trung học cơ sở
các bước chuẩn bị và cách đón tiếp đoàn
đánh giá ngoài 4,53 90,67 4,42 88,44
BP4 Định kỳ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm định viên 4,76 95,11 4,13 82,67 BP5 Tăng cường công tác chỉ đạo tự đánh giá và
đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở
4,80 96,00 4,24 84,89 BP6 Chỉ đạo đổi mới việc công bố kết quả kiểm
định chất lượng giáo dục và cải tiến chất lượng giáo dục đối với các trường
4,67 93,33 4,24 84,89 BP7 Tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo
thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục 4,69 93,78 4,13 82,67 BP8
Chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
4,69 93,78 4,42 88,44
Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và ở các trường THCS về mục đích của KĐCLGD” được đánh giá 4,89/5 điểm (97,78% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,69/5 điểm (93,78% so với điểm tối đa) cho mức độ khả thi. Đây là biện pháp được đánh giá với số điểm cao nhất cả về mức độ cần thiết và mức độ khả thi.
Biện pháp “Tập huấn tự đánh giá trong KĐCLGD cho CBQL, GV, NV các trường THCS” được đánh giá 4,82/5 điểm (96,44% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,53/5 điểm (90,67% so với điểm tối đa) cho mức độ khả thi, như vậy biện pháp này được đánh giá rất cao cho mức độ cần thiết và khả thi, xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Biện pháp “Hướng dẫn cho các trường THCS các bước chuẩn bị và cách đón tiếp đoàn ĐGN” được đánh giá 4,53/5 điểm (90,67% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết, như vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Mức độ khả thi được đánh giá ở mức cao với 4,42/5 điểm (88,44% so với điểm tối đa). Lí do, mặc dù biện pháp này rất cần thiết song để triển khai có hiệu quả tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn do năng lực tự đánh giá của hội đồng tự đánh giá chưa tốt.
Biện pháp “Định kỳ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm định viên” được đánh giá 4,76/5 điểm (95,11% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,13/5 điểm (82,67% so với điểm tối đa) cho mức độ khả thi. Với kết quả trên, biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ kiểm định viên gặp nhiều khó khăn do đội ngũ báo cáo viên của Sở GD&ĐT còn ít, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, năng lực của đội ngũ kiểm định viên không đồng đều do đó mức độ khả thi chỉ được đánh giá ở mức khá.
Biện pháp “Tăng cường công tác chỉ đạo TĐG và ĐGN chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở” được đánh giá 4,80/5 điểm (96,00% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,24/5 điểm (84,89% so với điểm tối đa) cho
mức độ khả thi. Biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết, tính khả thi ở mức độ cao.
Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới việc công bố kết quả KĐCLGD và cải tiến chất lượng giáo dục đối với các trường” được đánh giá 4,67/5 điểm (93,33%
so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết. Biện pháp này được đánh giá rất cần thiết để tuyên truyền KĐCLGD. Tuy nhiên, hệ thống website ở cấp phòng GD&ĐT chưa được triển khai có hiệu quả; đa số trường THCS chưa có website. Việc công bố trên các thông tin đài, báo còn hạn chế do kinh phí hạn hẹp do đó tính khả thi của biện pháp này được đánh giá ở mức cao với 4,24/5 điểm (88,89% so với điểm tối đa).
Biện pháp “Tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện KĐCLGD” được đánh giá 4,69/5 điểm (93,78% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,13/5 điểm (82,67% so với điểm tối đa) cho mức độ khả thi.
Biện pháp này được đánh giá ở mức độ rất cần thiết, đòi hỏi nhiều cấp quản lí, nhiều ban ngành phải tham gia. Tuy nhiên, mức độ khả thi được đánh giá ở mức độ khá.
Biện pháp “Chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm KĐCLGD trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD” được đánh giá 4,69/5 điểm (93,78% so với điểm tối đa) cho mức độ cần thiết và 4,42/5 điểm (88,44% so với điểm tối đa) cho mức độ khả thi.
Biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Mức độ khả thi được đánh giá ở mức khá do việc tổng kết, rút kinh nghiệm còn mang tính hình thức nên kết quả tổng kết, đánh giá chưa chính xác. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các biện pháp khác.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận tại chương 1, kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng KĐCLGD trường Trung học cơ sở theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học của Bộ GD&ĐT tại thành phố Hải Phòng tại chương 2; căn cứ các nguyên tắc cơ bản đề xuất các biện pháp chỉ
đạo KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường trung học của Bộ GD&ĐT ban hành.
Các biện pháp được đề xuất tại chương 3 đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính toàn diện và tính hiệu quả. Kết quả khảo nghiệm thể hiện được tất cả các biện pháp đề tài đề xuất đều có tính cần thiết rất cao và tính khả thi ở mức độ cao và rất cao. Tuy nhiên, mức độ khả thi của biện pháp “Tăng cường công tác chỉ đạo tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở” và biện pháp “Chỉ đạo đổi mới việc công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và cải tiến chất lượng giáo dục đối với các trường”
chỉ được đánh giá ở mức cao; biện pháp “Định kỳ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm định viên” và biện pháp “Tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục” được đánh giá ở mức độ khá. Lí do: đội ngũ báo cáo viên của Sở GD&ĐT còn hạn chế về số lượng và năng lực; sự phối hợp của các cấp quản lí, các ban ngành còn ít; kinh phí thực hiện KĐCLGD còn khá eo hẹp.