Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh bắc ninh luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 26 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.2.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu về ngành nghề, sản phẩm và quy mô vốn đầu tư của kinh tế tư nhân cũng có nhiều thay đổi. Một số doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển thành tập đoàn kinh tế, tạo dựng được thương hiệu cả trong nước và quốc tế, vị trí và vai trò ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể năm 2008, qua kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp các năm 2006, 2007,2008 của Tổng cục Thống Kê đã cho thấy tính đến thời điểm 31/12/2008, số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động là 205.732 doanh nghiệp, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2007 (tăng 49.961 doanh nghiệp), là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, gấp 4,9 lần số lượng doanh nghiệp năm 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm 2000-2008 là 21,9%. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực KTTN tăng từ 6% (năm 2002) lên trên 11% (năm 2008).

Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước tính đến 31/12 hàng năm

Đơn vị tính: doanh nghiệp Số lượng doanh

nghiệp chia theo khu vực và thành phần

kinh tế

2000 2005 2006 2007 2008 2009

Khu vực doanh

nghiệp nhà nước 5.759 4.086 3.706 3.494 3.286 3.369 Khu vực doanh nghiệp

ngoài nhà nước 35.004 105.167 123.392 147.316 196.776 238.932 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 1.525 3697 4.220 4.961 5.626 6.546 Tổng số 42.288 112.950 131.318 155.771 205.688 248.847

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2010

Nhìn vào bảng trên cho thấy, khu vực Nhà nước tiếp tục giảm số lượng do chủ trương cổ phần hóa của chính phủ từ nhiều năm nay. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng mạnh mẽ và nổi bật nhất, liên tục nhiều năm qua về số lượng doanh nghiệp là khu vực ngoài nhà nước.

Xét về cơ cấu ngành thì tốc độ tăng trưởng cao ở các ngành: xây dựng, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động làm thuê công việc gia đình trong hộ tư nhân.

Xét về quy mô số lượng doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp có dưới 50 lao động năm 2008 đạt gần 185 nghìn doanh nghiệp, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng sẽ là khu vực có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và sôi động nhất trong những năm tới.

Xét về quy mô nguồn vốn thì tăng trưởng nhanh nhất là các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần không có vốn nhà nước có quy mô vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ với tốc độ 69,6% so với cùng kỳ năm trước và các doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng với tốc độ 78,7%.

Theo số liệu từ Niên giám thống kê 2009 của Tổng cục Thống kê về vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế thì khu vực kinh tế tư nhân luôn tăng theo hàng năm, cụ thể năm 2005 là 130.390 tỷ đồng, năm 2006 là 154.006 tỷ đồng, năm 2007 là 204.705 tỷ đồng, năm 2008 là 217.034 tỷ đồng, năm 2009 là 240.109 tỷ đồng [25].

Bảng 1.2: Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phân theo quy mô nguồn vốn

Đơn vị tính: doanh nghiệp Tổng

số doanh nghiệp

Dưới 0,5 tỷ đồng

Từ 0,5 đến dưới 1

tỷ đồng

Từ 1 tỷ đồng

đến dưới 5

tỷ

Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ

Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ

Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ

Từ 200 tỷ

đến dưới 500 tỷ

Từ 500 tỷ trở lên

2005 105.167 26.556 20.317 40.936 8.368 7.308 1.388 214 80 2006 123.392 15.773 21.693 63.226 11.630 8.804 1.848 299 119 2007 147.316 18.489 23.495 71.404 16.386 13.536 3.146 566 294 2008 196.776 21.803 27.097 94.935 25.257 21.811 4.585 866 422

Nguồn: Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu của thế kỷ 21, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2010.

Riêng đối với TPHCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, hiện có trên 128.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm tới 80% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, về vốn chiếm khoảng 53%. Kinh tế tư nhân được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X (2010) khẳng định là lực lượng là có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế TPHCM những năm qua.

1.2.2.2. Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động

Nhu cầu hàng năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, bởi lẽ:

không có việc làm sẽ dẫn tới tình trạng “thất nghiệp”, một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái kinh tế và làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: trộm cắp, ma túy, buôn lậu, nghèo đói... Do đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư không chỉ là những vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc.

Xét ở góc độ giải quyết việc làm thì kinh tế tư nhân là khu vực thu hút lao động có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu từ niên giám thống kê 2011 của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc cho thấy:

số lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07/2010 trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tập trung chủ yếu ở kinh tế tư nhân) là 42,3 triệu người, chiếm 86,1% số lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước; trong đó hơn 40,96 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân.

Trong cả giai đoạn 2005-2010, cứ trung bình hàng năm, khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra bình quân 800.000 lao động/năm, chiếm khoảng 50,2% số lao động tăng thêm của cả nước. Chính sự đóng góp này của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần “giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%” [11]. Như vậy, có thể nói, trong điều kiện lực lượng lao động ở nước ta ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, trong khi khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể rất hạn chế khả năng thu hút lao động thì kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.

1.2.2.3. Đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của cả nước và tăng ngân sách nhà nước

Tính cả giai đoạn 2005-2010, theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2005 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2005-2010 [33].

Bảng 1.3: GDP theo giá so sánh 1994 chia theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng THÀNH PHẦN KINH TẾ Năm

2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010 Tổng số 393.031 425.373 461.344 490.458 516.568 551.609 Kinh tế nhà nước 159.836 169.696 179.718 187.561 195.046 204.057 Kinh tế ngoài nhà nước 185.744 201.427 220.301 236.759 252.205 272.606 Kinh tế tập thể 28.240 29.230 30.201 31.110 31.997 32.950 Kinh tế tư nhân 38.165 43.832 50.727 56.293 61.601 68.348 Kinh tế cá thể 119.339 128.365 139.373 149.356 158.607 171.308 KT có vốn đầu tư nước ngoài 47.451 54.250 61.325 66.138 69.317 74.946

Nguồn: Trang web của Tổng cục Thống kê.

Bảng trên cho thấy, đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP của nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng qua từng năm, chiếm tỷ trọng khá cao so với các thành phần kinh tế khác, chỉ xếp sau kinh tế nhà nước. Như vậy, trong thời gian vừa qua, kinh tế tư nhân đã góp phần cùng các thành phần kinh tế khác thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục

Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kinh tế tư nhân còn góp phần làm tăng ngân sách nhà nước.

Theo Phụ lục số 3 /CKTC-NSNN được ban hành kèm theo Quyết định số 1674/QĐ-BTC ngày 14/07/2010 của Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008: số thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài nhà nước đạt khoảng 43.527 tỷ đồng, chiếm 18,13% số thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) và chiếm khoảng 7,9% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 [34, tr.10].

Những số liệu minh họa trên cho thấy, nguồn thu ngân sách Nhà nước có sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân để từ đó có nguồn vốn cho đầu tư, phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đất nước phục vụ nhân dân. Do vậy việc cần phải làm trong giai đoạn hiện nay là cần phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa, tốt hơn nữa về chính sách, pháp lý… để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước.

1.2.2.4. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo Niên giám thống kê 2011 của Tổng cục Thống kê: Việt Nam có 70,4% dân số sống ở khu vực nông thôn và 73,56% lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông thôn trong tổng số lực lượng lao động. Do đó, có thể nói Việt Nam là một nước nông nghiệp và đang thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Căn cứ nội dung GDP theo giá so sánh 1994 chia theo khu vực kinh tế, cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch tích cực trong thời gian vừa qua, tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản từ 19,56% (năm 2005) giảm xuống còn 16,42% (năm 2010); tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng từ 40,17% (năm 2005) tăng lên 41,93% (năm 2010); tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ từ 40,27% (năm 2005) tăng lên 41,63% (năm 2010).

Bảng 1.4: GDP theo giá so sánh 1994 chia theo khu vực kinh tế Đơn vị: tỷ đồng

KHU VỰC KINH TẾ Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010 TỔNG GIÁ TRỊ 393.031 425.373 461.344 490.458 516.568 551.609 - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 76.888 79.723 82.717 86.587 88.168 90.613 Chiếm tỷ trọng 19,56% 18,74% 17,93% 17,07% 17,65% 16,42%

- Công nghiệp và xây dựng 157.867 174.259 192.065 203.554 214.799 231.336 Chiếm tỷ trọng 40,17% 40,97% 41,63% 41,58% 41,50% 41,93%

- Dịch vụ 158.276 171.391 186.562 200.317 213.601 229.660 Chiếm tỷ trọng 40,27% 40,29% 40,44% 41,35% 40,84% 41,63%

Nguồn: Trang web của Tổng cục Thống kê.

Thực tế cũng đã cho thấy, kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục thông kê năm 2011 về kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011 cho thấy có sự chuyển dịch lao động rõ nét giữa các ngành kinh tế trong 10 năm qua:

Khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản từ chiếm tỷ trọng 69,4% lao động có việc làm cả nước năm 1999 giảm còn 48,7% trong năm 2010; khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng từ chiếm tỷ trọng 14,9% (năm 1999) tăng lên 21,1% (năm 2010); khu vực kinh tế dịch vụ từ chiếm tỷ trọng 15,7% (năm 1999) tăng lên 29,6% (năm 2010) và khu vực này cũng tạo thêm nhiều việc làm nhất trong giai đoạn 1999 - 2010 với hơn 6,8 triệu việc làm [25, tr.108].

Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã thu hút ngày càng nhiều lao động, nhất là lực lượng lao động nông nghiệp vào các ngành, lĩnh vực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng với sự gia tăng số đơn vị, lao động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp cũng đang phát triển theo hướng

như: phân vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học (nuôi trồng những giống cây, con có hiệu quả kinh tế cao, phương pháp canh tác tiên tiến); cơ giới hóa sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, mở rộng các ngành, nghề.

Đồng thời, với sự phát triển của mình, kinh tế tư nhân thúc đẩy sản xuất nông phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường nội địa, thực hiện thủy lợi hóa và xây dựng đường giao thông nông thôn, phát triển thông tin liên lạc, các khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí,v..v.., từ đó làm thay đổi bộ mặt văn hóa nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, đó cũng là yếu tố góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2.5. Góp phần xây dựng đội ngũ các doanh nhân Việt Nam tham gia sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trong thời gian qua, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân, mặc dù được hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được đào luyện trong cơ chế thị trường, đã tỏ ra bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm - trong đó bao gồm cả những ngành kỹ thuật cao (điện tử, phần mềm) và đã làm chủ nhiều lĩnh vực (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, công nghiệp chế biến…), nhiều ngành hàng (thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, ăn uống…). Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản, hàng hóa cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vai trò của các trang trại ngày càng được khẳng định như đầu tàu, động lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

Với đặc điểm là sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, hoạt động trên khắp các địa bàn cả nước, cùng với tiềm năng sẵn có, kinh tế tư nhân đã và đang tỏ rõ là một bộ phận kinh tế quan trọng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho toàn xã hội.

Tuy số lượng sản phẩm mỗi đơn vị sản xuất ra không nhiều do quy mô nhỏ, nhưng với số lượng nhiều, nên đã tạo ra được một khối lượng lớn các sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, từ các mặt hàng giản đơn đến những mặt hàng cao cấp, từ đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng nhỏ nhất như cái kim, sợi chỉ, hộp tăm, đôi đũa... đến đáp ứng những nhu cầu lớn, xuất khẩu những mặt hàng cao cấp ra nước ngoài. Trong những năm qua, các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu như: hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, rau quả, thực phẩm, gỗ và sản phẩm từ gỗ phần lớn được cung cấp từ các bộ phận kinh tế này.

Có thể nói kinh tế tư nhân là những đơn vị nắm bắt rất nhanh các yêu cầu của thị trường để từ đó tìm cách đáp ứng nó. Chính vì vậy, bộ phận kinh tế này không những góp phần tạo ra khối lượng lớn hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như: tạo sự cân đối quỹ hàng hóa, tiền tệ, bình ổn giá cả, cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Tóm lại, kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế năng động, đầy tiềm năng, đang không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với những vai trò của kinh tế tư nhân nêu trên đã chứng tỏ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng ta về phát triển thành phần kinh tế này là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân vẫn còn thiếu nhất quán; việc đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư

nhân vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân theo quy hoạch ngành và lãnh thổ chưa được quan tâm đúng mức. Kinh tế tư nhân phát triển còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra còn khá phổ biến, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp của tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp của tư nhân chưa đều khắp chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa đủ năng lực bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự quan tâm chưa đầy đủ của các cấp ủy, tổ chức đảng và mức độ đầu tư của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân còn thấp;

doanh nghiệp của tư nhân hầu hết mới được hình thành và phát triển nên tài sản, vốn liếng còn ít, khả năng cạnh tranh hạn chế. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều thử thách mới, đặc biệt tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường đã tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế tư nhân.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh bắc ninh luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)