7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo báo cáo của sở Kế hoạch & Đầu tư, đến hết tháng 8 năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc co 2.850 Doanh nghiệp dân doanh, vốn đăng kí đạt 12.610 tỷ đồng, so với năm 2002 gấp 6,4 lần về số lượng doanh nghiệp và gấp 17 lần về
số vốn đăng kí (bình quân mỗi năm gần đây tăng trên 600 doanh nghiệp với số vốn đăng kí trên 3.700 tỷ đồng); số hộ kinh doanh cá thể là 31.100 hộ, so với năm 2002 gấp 2 lần về số lượng (bình quân mỗi năm tăng 3000 hộ)
Đóng góp vào ngân sách địa phương của khu vực kinh tế tư nhân Vĩnh phúc năm 2008 đạt 290 tỷ đồng gấp 7,89 lần so với 2002 (24,07 tỷ đồng) và gấp 3,43 lần so với năm 2005 (84,5 tỷ đồng), chiếm 3,1% số thu ngân sách trên địa bàn. Giá trị tăng thêm của khu vực Kinh tế tư nhân cũng tăng rất mạnh (theo giá so sánh năm 1994): Năm 2002 đạt 1.689 tỷ đồng; năm 2005 đạt 2.478 tỷ đồng và năm 2008 đạt 3.577 tỷ đồng, chiếm 36,7% giá trị tăng thêm trên địa bàn. Khu vực kinh tế tư nhân Vĩnh phúc đã giải quyết việc làm cho 60.700 lao động, chiếm 10,16% số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Đạt được kết quả trên về phát triển Kinh tế tư nhân tỉnh Vĩnh phúc đã có những biện pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính
Thực hiện Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính Phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch số 2120/KH-UBND ngày 20/3/2003 triển khai thực hiện cơ chế một cửa cho các cơ quan hành chính của Tỉnh. Đến nay đã có 20/20 sở, ban ngành trong toàn tỉnh thực hiện cơ chế một cửa ở 81 lĩnh vực; 9/9 huyện, thị thành ở 6 lĩnh vực 137/137 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa ở 4 lĩnh vực. Quy trình giải quyết, hồ sơ, thủ tục, lệ phí, thời gian gải quyết được công khai, rút ngắn thời gian so với trước khi thực hiện như: lĩnh vực thu hút đầu tư, từ khi chủ đầu tư làm thủ tục cấp phép đầu tư đến khi được giao đất để đầu tư sản xuất theo quy định là 160-200 ngày, nay chỉ thực hiện 130-140 ngày; cấp giấy quyền sử dụng đất theo quy định 22 ngày, nay thực hiện 15-17 ngày; thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được thực hiện đơn giản, gọn nhẹ theo đúng Luật doanh nghiệp 2005: thời gian đăng kí kinh doanh bình quân đã giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày, tổng thời gian để thực hiện các thủ thục hành chính
của các nhà quản lý doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 15%, thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra thuế cũng giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ…
Việc thực hiện cơ chế một cửa đã giảm phiền hà cho tổ chức, công dân đến cơ quan Nhà nước giao dịch, tiết kiệm được thời gian chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho Kinh tế tư nhân Vĩnh Phúc phát triển, đồng thời hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, công chức.
Hai là, giải quyết tốt việc tiếp cận đất đai
Tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch các khu, cụm công, quy hoạch các làng nghề, thực hiện quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ động quỹ đất để cho các doanh nghiệp có mặt bằng thuê đất để triển khai các dự án đầu tư. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp với tổng diện tich 2.686 ha;
trong đó đã có 9 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 2.234 ha; quy hoạch 4 cụm công nghiệp với diện tích 351 ha, quy hoạch các cụm kinh tế xã hội 490 ha; 8 cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề 115 ha. Giá thuê đất được áp dụng ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước, giảm giá thuê đất tối đa là 20% so với mức giá thuê đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không phải chuyển sang thuê đất đối với các khu đất của tư nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc mua lại một cách hợp pháp mà tư nhân dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Khuyến khích các hộ tập trung đất đai, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung. Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ điều kiện xây dựng đường, điện đến khu chăn nuôi tập trung, bình quân mỗi khu từ 1,5 - 1,8 tỷ đồng.
Ba là, cơ chế về tài chính, tín dụng đối với Kinh tế tư nhân
Thực hiện nhất quán cơ chế tài chính, tín dụng đối với Kinh tế tư nhân
doanh nghiệp dân doanh tiếp cận nguồn vốn, đất đai và khoa học công nghệ;
thực hiện chính sách doanh nghiệp được dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn theo tinh thần Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ, Nghị định 79/2001/NĐ-CP, cho phép KTTT được dùng tài sản hình thành vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng. Kết quả từ 2003 đến nay, sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Phúc đã giúp 770 DN dân doanh thế chấp vay vốn sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn khi cho Doanh nghiệp vay vốn. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, gắn liền với dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, tư vấn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN sử dụng các dịch vụ kiểm toán, công khai tài chính doanh nghiệp hàng năm.
Bốn là, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình khuyến công, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với đối tượng hộ kinh doanh cá thể.
- Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình của chính phủ: từ 2006-2008, Vĩnh phúc tổ chức 71 lớp đào tạo 2.768 người. Vĩnh phúc đã triển khai thực hiện các dự án: đầu tư xây dựng chương trình năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2007-2010; đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ quá trình hội nhập; hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiết kiệm năng lượng (2 năm 2007-2008, có khoảng 100-120 doanh nghiệp tham gia dự án, tiết kiệm được kinh phí khoảng 4,2 tỷ đồng)
- Chương trình khuyến công: tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Sở công thương tổ chức phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng, Tỉnh đoàn Thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm, Hội liên hiệp phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức khóa học bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh cho trên 600 cán bộ quản lý doanh nghiệp, tổ chức nhiều đoàn thăm quan đi học tập kinh
nghiệm ở những tỉnh co ngành nghề nông thôn phát triển tốt, các mô hình tiên tiến, các hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương mình.
- Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với các hộ kinh doanh cá thể: Ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho nông dân, hộ kinh doanh, hợp tác xã ở các địa phương. Tỉnh Vĩnh phúc cũng đã dành nguồn ngân sách để đầu tư, hỗ trợ các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trong đó chủ yếu là hỗ trợ nông dân các giống cây, giống con; bồi dưỡng đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả đến nay đã có 651 trang trại đủ điều kiện cấp giáy chứng nhận kinh tế trang trại, 370 trang trại đang thẩm đinh.