Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
2.3.1. Về số lượng và quy mô các doanh nghiệp tư nhân
Với sự ra đời của Luật DNTN (1990) và Nghị định số 221/NĐBT ngày 32/7/1991 về cá nhân và nhóm kinh doanh, cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà Nước, đã tạo ra bước ngoặt cho sự hồi sinh và phát triển của KTTN trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên sự phát triển KTTN ở Bắc Ninh chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp 2000 ra đời (vì năm 1997 Bắc Ninh mới được tái lập tỉnh).
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới của Bắc Ninh và toàn quốc
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Toàn quốc 14457 19800 21535 27771 37230 39950 46606 58196 65318 84531 89180 Bắc Ninh 68 120 232 365 364 318 409 572 556 776 782
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trung tâm thông tin, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT
Số lượng DN đăng ký mới của Bắc Ninh giai đoạn 2000-2004 là 1149 DN (toàn quốc có 120.793 DN đăng ký mới), bình quân 229,8DN/năm (toàn quốc 24.158,6 DN/năm), giai đoạn 2005-2010 số DN đăng ký mới của Bắc Ninh là 3413 (bình quân 526,2DN/năm) bằng 1,04% so với số DN đăng ký mới hằng năm trên toàn quốc. Đặc biệt số lượng DN đăng lý mới hằng năm của Bắc Ninh luôn có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước và ngay cả trong hai năm khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới cũng không hề suy giảm.
Số doanh nghiệp đang hoạt động
Theo số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh thì số doanh nghiệp đăng ký hằng năm tính đến 31/12/2010 của Bắc Ninh là 4562 doanh nghiệp. Tuy nhiên số liệu điều tra hằng năm của Cục Thống kê Bắc Ninh thì số doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của tỉnh Bắc Ninh đến hết năm 2010 là 2007 DN bằng 43,9% số DN đăng ký.
Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động do nhiều nguyên nhân: ý tưởng kinh doanh chưa chín muồi, những thay đổi nội tại và ngoại cảnh ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh quá phức tạp và khó khăn so với dự tính ban đầu của chủ doanh nghiệp, trình độ quản trị và điều hành còn hạn chế của chủ doanh nghiệp, thủ tục sau đăng ký kinh doanh quá phức tạp,...do vậy doanh nghiệp không thể đi
vào hoạt động hoặc ban đầu hoạt động rồi phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Bắc Ninh một số trường hợp DNTN được thành lập với mục đích không lành mạnh như chỉ đơn thuần là mua bán hóa đơn và gian lận thuế, hoặc có trường hợp doanh nghiệp được thành lập do chủ đầu tư nước ngoài (người Trung Quốc) thuê người Việt Nam không có trình độ làm giám đốc doanh nghiệp nhưng mọi giấy tờ như: hóa đơn, sổ sách, con dấu do chủ nước ngoài nắm giữ.
Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình
Số lượng DNTN của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-1010 theo từng loại hình doanh nghiệp biến động như sau:
Bảng 2.5: Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
Năm Tổng số Doanh nghiệp TN Công ty TNHH Công ty cổ phần
2000 132 49 81 2
2001 227 73 144 10
2002 314 108 196 10
2003 465 137 313 15
2004 648 202 412 34
2005 873 270 543 60
2006 1050 289 667 94
2007 1304 299 886 119
2008 1443 293 973 177
2009 1701 285 1177 239
2010 2007 316 1403 288
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Bắc Ninh cung cấp.
- Đối với loại hình DNTN, năm 2000 Bắc Ninh mới chỉ có 49 DN (chiếm 37,12% tổng số DNTN) thì đến năm 2010 đã có 316 DN (chiếm 15,7%) gấp 6,4 lần so với năm 2000.
- Loại hình công ty TNHH năm 2000 có 81 DN (chiếm 61,36%), đến năm 2010 là 1403 DN (chiếm 69,90%) gấp 17,3% so với năm 2000.
- Loại hình Công ty cổ phần (CTCP), nếu so với các tỉnh thành khác thì ở Bắc Ninh hoạt động của loại hình này xuất hiện muộn hơn. Năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp chính thức thi hành, thì số CTCP hoạt động mới có 2 DN (chiếm 1,52%) đăng kí kinh doanh với số vốn là 3 tỷ đồng. Đến năm 2001 và 2002 số lượng CTCP ở Bắc Ninh cũng chỉ có thêm 8 DN, phải đến năm 2005 khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời thì số lượng CTCP ở Bắc Ninh mới có sự bứt phá với 60 DN và đến năm 2010 là 288 DN (chiếm 14,3% tổng số DNTN của Tỉnh)
Như vậy, có thể thấy rằng Công ty TNHH và DNTN là loại hình doanh nghiệp mà KTTN Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ nhất, chiếm gần 90% DNTN.
Tuy nhiên tỷ trọng loại DNTN có xu hướng giảm dần và tỷ trọng loại hình Công ty TNHH và CTCP đang có xu hướng tăng lên (tăng mạnh nhất là Công ty TNHH).
* Quy mô lao động trong các DNTN ở Bắc Ninh
Theo số liệu của Cục thống kê Bắc Ninh, trong giai đoạn 2006 - 2010 , trung bình hàng năm có 10.000 người được bổ sung vào lực lượng lao động (người từ 15 tuổi trở lên) có việc làm.
Khu vực kinh tế nhà nước tại Tỉnh có số lao động tăng thêm hàng năm không đáng kể; khu vực kinh tế tập thể đang trong giai đoạn phát triển hết sức khó khăn nên cũng không thu hút được nhiều lao động và có xu thế giảm dần qua các năm; số lao động mới của Tỉnh (trên 90%) thuộc về kinh tế tư nhân, cụ thể các tỷ lệ như sau: năm 2005 chiếm 93,42%, năm 2006:
92,37%, năm 2007: 91,60%, năm 2008: 90,81%, năm 2009: 89,95%, năm 2010: 88,09%.
Bảng 2.6: Số lao động sử dụng trong các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế tại Bắc Ninh
Đơn vị tính: Lao động Số lao động chia
theo thành phần kinh tế
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010 Khu vực doanh
nghiệp nhà nước 9.198 7.500 7.353 7.388 7.408 Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 7.699 15.537 19.865 25.606
36.800 Khu vực tư nhân 36.198 44.121 47.547 56.463 66.503
Nguồn:Niên giám Thống kê Tỉnh Bắc Ninh năm 2010.
Như vậy trong các doanh nghiệp có đăng ký chính thức, thì khối DNTN có sự tăng nhanh về số lượng, cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các khu vực kinh tế khác. Điểm đáng chú ý là sau gần 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, “kích cỡ” của các DNTN ở Bắc Ninh chiếm đa số vẫn là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể:
Bảng 2.7: Số lượng các DNTN ở Bắc Ninh theo quy mô lao động
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009
Tổng số DN 132 873 1670
<10 lao động 23 242 490
10-49 lao động 71 480 937
50-99 lao động 20 92 128
100-199 lao động 12 38 77
200-299 lao động 4 9 19
300-499 lao động 9 14
500-999 lao động 3 3
> 1000 lao động 2
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê Bắc Ninh
Như vậy, đại đa số DNTN ở Bắc Ninh sử dụng từ 50 lao động trở xuống, có đến 1427 DN (năm 2009: dưới 10 lao động là 490 DN và từ 10-49 lao động là 937 DN) chiếm 85,45%. Tại Bắc Ninh hiện chỉ có 2 DN sử dụng trên 1000 lao động đó là Công ty may Đáp Cầu và công ty Kính Đáp Cầu, đây là các DNNN thực hiện cổ phần hóa (hiện nhà nước chiếm giữ 20% vốn chủ sở hữu tại 2 công ty này.
Trong giai đoạn vừa qua, số lượng lao động trong khu vực DNTN của Bắc Ninh tăng, chủ yếu là do tăng nhanh số lượng doanh nghiệp, còn bình quân lao động trong một doanh nghiệp lại có xu hướng giảm: nếu năm 2000 bình quân số lao động trên 1 DN là 49 lao động, thì đến năm 2009 chỉ còn 33 lao đông/1DN.
Nếu so sánh với khu vực DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì rõ ràng có sự tách biệt lớn. Năm 2000, quy mô bình quân của DNNN là 270 lao đông/1DN gấp 5,5 lần DNTN, doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 213 lao động/1DN gấp 4,3 lần DNTN. Tuy nhiên năm 2010, tỷ lệ này còn tăng lên, quy mô bình quân của DNNN là 463 lao động/DN lần lượt gấp 12,60 lần so với DNTN (bình quân 33 lao động/DN) và số lao động bình quân của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 287 lao động/DN gấp 8,69 lần DNTN.
Bảng 2.8: Số lao động bình quân của doanh nghiệp các thành phần kinh tế ở Bắc Ninh năm 2000 và 2010
Năm 2000 Năm 2010
DNTN DNNN DN có
vốn FDI DNTN DNNN DN có vốn FDI Số DN đang
hoạt động
132 44 2 2007 16 128
Tổng số lao động
6.470 11.932 427 66.530 7408 36.800 Lao động trung
bình/DN(người) 49 270 213 33 463 287
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh
Như vậy, do có sự khác nhau về tiềm lực tài chính, mặt bằng SXKD và trình độ quản lý nên quy mô lao động bình quân một DNTN có chênh lệch khá lớn và biến động đáng kể trong 10 năm qua so với loại hình DNNN và DN có vốn ĐTNN tại Bắc Ninh. Rõ ràng, so sánh với các DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì các DNTN ở Bắc Ninh vẫn là những “chàng tí hon”
tính theo bình quân lao động/DN.