Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
2.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, từ sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh khu vực KTTN tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký, sự phát triển của khối DNTN là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nói chung ở Bắc Ninh. Cơ cấu các DNTN theo ngành kinh tế của Bắc Ninh so với cả nước có tiến bộ hơn (doanh nghiệp ngành công nghiệp chiếm trên 50%), mặt khác các loại hình DNTN có mặt trong tất cả các nhóm ngành nghề, các huyện trong tỉnh.
Hai là, các đơn vị KTTN Bắc Ninh được phân bổ phù hợp với lợi thế và điều kiện tự nhiên ở các địa phương trong Tỉnh. Một số huyện, thị như: Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Bắc Ninh có truyền thống các làng nghề cũng như tập quán kinh doanh từ xưa kia đã phát triển mạnh các loại hình DNTN cũng như các hộ cá thể, tiểu chủ phi nông nghiệp, cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Còn tại các huyện như Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành có thế mạnh riêng để hình thành các mô hình trang trại phù hợp với tập quán canh tác và vị trí địa lý của mình; các xã có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt thì phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; các xã vùng trũng thì xây dựng mô hình chan nuôi kết hợp phát triển thủy sản… Mô hình trang trại đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp các xã, phường, thị trấn đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, làm thay đổi diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Bắc Ninh.
Ba là, KTTN Bắc Ninh đã khẳng định được vị trí và vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, thong qua sự đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động việc làm, đặc biệt là khơi dậy tiềm năng của các làng nghề, phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ quy mô ở từng vùng, từng địa phương.
Thu hút vốn đầu tư xã hội đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Sự lớn mạnh của các DNTN của Bắc Ninh không chỉ góp phần đến quyết định tăng trưởng kinh tế chung, mà còn tác động nhiều đến cơ cấu kinh tế và các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong 10 năm qua DNTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã góp phần rất lớn, có tính quyết định giữ vững nhịp đọ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như các vấn đề xã hội.
Liên tục trong 10 năm qua, KTTN Bắc Ninh phát triển nhanh đã tạo ra một khối lượng hàng hóa dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng hơn sau mỗi năm. Tuy đóng góp của từng đơn vị cá thể độc lập là không lớn nhưng với số lượng lớn các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể nên hàng năm đã huy động được nguồn lực khá lớn vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể năm 2000 mới chỉ huy động từ khu vực KTTN được 732 tỷ đồng chiếm 51,32%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì năm 2010 đã thu hút được 11.412,7 tỷ đồng chiếm 57,01%.
Bảng 2.14: Vốn đầu tư toàn xã hội theo khu vực tại tỉnh Bắc Ninh Đơn vị: tỷ đồng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn nhà nước 675,7 968,7 1025,8 1.135,7 1.213,3 2.273,3 2.667,3 Vốn tư nhân 732 3.358,2 4.278,6 5.949,3 7.478,6 10.296,0 11.412,7 Vốn đầu tư
nước ngoài 18,6 443,4 680,6 2.293,3 4.002,1 4.126,6 5.938,3 Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ Cục thống kê Bắc Ninh
Việc huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư của khu vực này càng thể hiện tầm quan trọng trong phát triển KTTN của tỉnh cũng như
phản ánh sức mạnh của nền kinh tế. Đó cũng là yếu tố góp phần quyết định làm cho tỷ trọng đóng góp giá trị tăng thêm của khu vực KTTN vào GDP chung của tỉnh tăng nhanh.
Bảng 2.15: Tỷ trọng đóng góp GDP của tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
2000 2005 2010
Kinh tế nhà nước 23,28 17,49 15,86
Kinh tế tập thể 30,51 3.80 2,32
Kinh tế tư nhân 40,10 72,82 53,82
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,12 5.90 28 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục thống kê Bắc Ninh
Năm 2000, GDP của KTTN Bắc Ninh chỉ chiếm 40% (1.350,3 tỷ đồng), thì đến năm 2005 KTTN đóng góp 72,82% GDP của cả tỉnh với 6.066,9 tỷ đồng, đây là năm KTTN đóng góp tỷ trọng GDP toàn tỉnh cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2010. Năm 2010 khu vực KTTN của tỉnh Bắc Ninh đóng góp 19.356,7 tỷ đồng (chiếm 53,82% GDP cả tỉnh) gấp 3,19 lần so với năm 2005 và gấp 14,3 lần so với năm 2000. Mặc dù khu vực KTTN đóng góp vào GDP có sự tăng trưởng mạnh về giá trị tuyệt đối nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng (từ 72,82% năm 2005 xuống 53,82% năm 2010) đó là do sự đóng góp mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tạo nguồn vốn bổ sung cho ngân sách nhà nước
Cùng với sự tăng lên của số lượng các loại hình DNTN thì nguồn thu từ khu vực này cũng tăng lên rất nhiều: Năm 2000 DNTN của Bắc Ninh đóng góp 35 tỷ đồng chiếm 15.62% tổng thu ngân sách toàn khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2010 là 700,5 tỷ đồng gấp 20 lần so với năm 2000, chiếm
nước ngoài (năm 2010 đóng 521,4 tỷ đồng chiếm 25,12% tổng thu ngân sách khối doanh nghiệp) là bộ phận đóng góp ngân sách chủ yếu.
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư
Quá trình cải cách DNNN làm giảm dần số lao động trong các cơ sở khối kinh tế Nhà nước, trong khi đó kinh tế tập thể chưa phát huy hết được vai trò cho nên vấn đề giải quyết việc làm phụ thuộc vào khu vực KTTN và kinh tế có vốn ĐTNN. Trong khi trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng còn thấp, thì khu vực KTTN sẽ là khu vực thu hút lao động và giải quyết việc làm hiệu quả hơn cả. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2010, khu vực KTTN đã thu hút 522.490 lao động; tính ra mỗi năm KTTN Bắc Ninh giải quyết thêm khoảng trên 15.000 việc làm, góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Việc phát triển các ngành nghề truyền thống đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn và nâng cao thu nhập cho bộ phận này. KTTN của tỉnh phát triển đã khuyến khích năng khiếu quản lý kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và giúp cho họ ngày càng hoàn thiện hơn kỹ năng quản lý của mình. Mặc dù đội ngũ doanh nhân trên địa bàn hình thành tự phát và có quá trình chưa lâu, nhưng đã tỏ ra thích ứng khá nhanh với cơ chế thị trường cũng như yêu cầu mới của thời kỳ mới.
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH Việc khu vực KTTN tham gia nhiều vào lĩnh vực công nghiêp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đồng thời do hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN ngày càng tăng buộc các DNNN do TW và Địa phương quản lý cũng phải khẩn trương tổ chức, sắp xếp hoạt động để có thể cạnh tranh đứng vững trong cơ chế thị trường.
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh không những trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ… mà còn có mặt ở nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng trước đây là thuần nông. Huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp, số lượng các doanh nghiệp phi nông, lâm, thủy sản tương đối ít, từ năm 2000 và những năm gần đây số DNTN đã tăng lên đáng kể, tập trung ở các KCN làng nghề như:
Quảng Bố (Lương tài), Đại Bái (Gia Bình), KCN tập trung Quế Võ (Quế Võ).
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2000: Nông lâm nghiệp thủy sản - Công nghiệp - Dịch vụ là: 37,96% - 35,57% - 26,37%; năm 2005 là: 26,26% - 45,92% - 27,82% và năm 2010 là: 10,45% - 66,11% - 23,44%.
Bốn là, một số dơn vị KTTN đã chú ý tới xây dựng thương hiệu. Trong số các làng nghề, các doanh nhân làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ (thị xã Từ sơn) là những người “nhanh chân” trong việc xây dựng thương hiệu. Từ những năm đầu thập kỷ này, nhiều doanh nghiệp Đồng Kỵ đã chú ý xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm ở khắp các đô thị lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…Những doanh nhân này cũng là những người đầu tiên xây dựng các trang web cá nhân của Doanh nghiệp mình để quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra thế giới. Chính vì vậy khi nói đến sản phẩm gỗ mỹ nghệ người ta nhớ ngay đến đồ gỗ Đồng Kỵ, trong khi Phù Khê, Hương Mạc mới là quê hương của mặt hàng này. Ba trong những làng nghề cũng đã bước đầu thành công với việc quảng bá thương hiệu, là làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), tre trúc Xuân Lai (Gia Bình) và gốm Phù Lãng (Quế võ).
Tiêu biểu hơn cả là làng tranh Đông Hồ được nhiều du khách trong nước, quốc tế biết đến nhờ phương tiện truyền thông đại chúng.