Chương 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua ở tỉnh Nghệ An
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thể chế ở Nghệ An ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nghệ An là tỉnh trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí tiếp nối giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền trung, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội trong mối quan hệ Bắc - Nam, có sân bay, hải cảng, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc gia... Đây là những đầu mối giao thông quan trọng nối liền Nghệ An với khu vực Đông Nam Á, với các nước trên thế giới.
Phía Đông, giáp với biển Đông có bờ biển dài 82 km với nguồn hải sản phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
Phía Tây, tiếp giáp với nước bạn Lào, có đường biên giới 419 km, có lịch sử quan hệ láng giềng thân thiện lâu đời. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nghệ An với nước bạn và là cửa ngõ để phát triển mối quan hệ với các nước Asean.
Về địa hình, Nghệ An là một tỉnh lớn, nằm trên dải Trường Sơn có hướng chạy từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, địa hình Nghệ An có đặc trưng đồi núi nhiều, 83% diện tích của tỉnh có độ cao trung bình 400 - 500 m và chia cắt mạnh bởi những dòng sông có độ dốc lớn và những dãy núi xen kẽ vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Địa hình chia cắt mạnh là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến liên huyện
vùng trung du và miền núi. Các dòng sông hẹp và dốc chẳng những không thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông mà còn hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước mặt trong các mùa phục vụ cho canh tác nông, lâm nghiệp. Hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn (117 thác lớn nhỏ) là nguồn thuỷ năng dồi dào để phát triển thuỷ điện phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội miền núi. Địa hình có độ dốc lớn cũng là một khó khăn cho chuyển dịch cơ cấu lao động phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh.
Dưới góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, nhìn chung vị trí địa lí của Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi, gần đường giao thông, có khả năng hợp tác với các vùng trong nước và quốc tế. Đồng thời do vùng đồi núi dốc, hẹp, đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình dốc ra biển, khí hậu khắc nghiệt. khó tập trung xây dựng mô hình sản xuất lớn nên cũng tồn tại các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh..
- Tài nguyên đất đai:
Theo tài liệu của Cục thống kê Nghệ An, tính đến năm 2002, Nghệ An có quỹ đất tự nhiên là 1.648.729 ha chiếm 5% diện tích cả nước, trong đó đất đã sử dụng cho nông nghiệp 195.944 ha, đất lâm nghiệp 685.504 ha, đất chuyên dùng 59.221 ha, còn lại đất chƣa sử dụng là 693.166 ha (chiếm 42,04% diện tích tự nhiên). Trong số 693.166 ha chƣa sử dụng có 17.454 ha đất trống đồng bằng, 608.617 ha đất đồi núi. Đây chính là quỹ đất còn lại cần khai thác cho mục tiêu kinh tế, phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp, thiết kế cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp và đô thị. Ngoài ra toàn vùng còn có 4.663 ha mặt nước chưa sử dụng, có 27.934 ha sông suối là điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ.
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất Nghệ An năm 2002 [31]
Đơn vị tính: ha
Loại đất Tổng diện tích trong địa
giới hành chính Tỉ lệ % so với tổng diện tích
Tổng diện tích tự nhiên 1.648.729 100
Đất nông nghiệp 195.994 11,88
Đất lâm nghiệp có rừng 685.504 41,58
Đất chuyên dùng 59.221 3,59
Đất ở 14.893 0,90
Đất chƣa sử dụng và sông suối, núi đá
693.166 42,04
Nguồn: Số liệu Cục thống kê Nghệ An 2002
Mặc dù có diện tích tự nhiên rộng lớn nhƣng năm 2002, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp hơn so với cả nước. Ngoài một số vùng đất phì nhiêu ở đồng bằng và các thung lũng vùng cao, còn lại đất kém màu mỡ.
Đất vùng cao phần lớn bị rửa trôi, xói mòn do phá rừng làm nương rẫy. Các vùng đất trống bị bạc màu không thể cải tạo được, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành cơ cấu ngành nghề, cũng nhƣ quá trình tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng kinh tế lãnh thổ.
- Khí hậu, thời tiết:
Nghệ An có khí hậu nhiệt đới gió mùa diễn biến phức tạp theo từng mùa, vừa có mùa nắng nóng, vừa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình 23 - 24 0 C, độ ẩm trung bình tới 71 - 91%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1800 - 2000mm /năm. Số giờ nắng trong năm từ 1500 - 1700 giờ, bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn tới 74,6 kl calo/ cm2. Chế độ nhiệt nhƣ trên giúp cho nhiều loài cây trồng phát triển nhƣng cũng kéo theo sự phát triển của nhiều loài sâu bệnh, nấm mốc, gây khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm và tài sản trong sản xuất.
Thời tiết của Nghệ An khá phức tạp, có hai loại gió chủ yếu. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 mang theo không khí lạnh và gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 (mỗi năm có 20 - 30 ngày) mang theo khí khô nóng.
Do địa hình ven biển thấp và tương đối bằng phẳng nên mỗi năm từ 1 đến 2 cơn bão từ biển Đông đổ bộ vào kéo theo mƣa gây úng lụt ở nhiều nơi, tàn phá mùa màng và cơ sở hạ tầng, đòi hỏi cần tính đến khi chuyển dịch cơ cấu lao động.