Chương 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua ở tỉnh Nghệ An
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thể chế ở Nghệ An ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Quá trình phát triển kinh tế Nghệ An luôn gặp những khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất còn nảy sinh những mâu thuẫn.
Giữa yêu cầu phát triển sản xuất gắn với việc phân công lao động với việc chậm giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các hộ cá nhân để họ thực sự làm chủ trên mảnh đất đƣợc giao, tạo động lực thúc đẩy quá trình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Phát triển kinh tế hàng hoá, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏi phải tích tụ tập trung ruộng đất mâu thuẫn với thực trạng phân tán, manh mún, do yêu cầu tập trung với việc bảo đảm cho người lao động không bị mất ruộng, không phải đi làm thuê.
Để chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏi phải giao quyền sử dụng đất lâu dài ổn định đang mâu thuẫn với những vấn đề mới nảy sinh nhƣ gia tăng của dân số và thất nghiệp, lao động dƣ thừa.
Lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Lao động công nghiệp, dịch vụ tuy có tăng lên nhưng còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là lĩnh vực thu hút
nhiều lao động nhưng trước mắt chưa đủ sức phát triển mạnh mẽ cho nên nên kết quả thu hút lao động chƣa đáng kể.
Đồng thời trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xuất hiện những vấn đề mới nhƣ phân hoá thu nhập, phân hoá giàu nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động và việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
Cơ chế chính sách đối với việc chuyển dịch cơ cấu lao động khai thác tiềm năng thế mạnh các vùng chậm đƣợc đổi mới. Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ. Tình trạng lạc hậu về hệ thống kết cấu hạ tầng đang là trở ngại lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, cho sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Chính sách đầu tƣ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách thu hút lao động, mở rộng ngành nghề, phát triển kinh tế chƣa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ lao động cho các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế và vùng kinh tế còn nhiều bất cập. Mặt khác, phần lớn cán bộ khoa học kỹ thuật đang tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã còn ở cấp huyện và các cơ sở sản suất trên địa bàn nông thôn, vùng núi, vùng xa còn thiếu và yếu.
Về dân số, Nghệ An tính đến 1.7.2002 là 2,9 triệu người, chiếm 3,63%
dân số cả nước. Tỉ lệ tăng dân số 2% / năm. Dân số trong độ tuổi lao động là 1648022 người, chiếm 56, 12 % tổng dân số cả vùng. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và đô thị, trung du miền núi thƣa thớt. Có 6 dân tộc sinh sống nhưng người Kinh là chủ yếu. Quá trình lịch sử lâu dài do phải chống chọi với tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách và
bản sắc của người dân Nghệ An: cần cù, thông minh, chịu khó, giàu lòng yêu nước.
Nghệ An cũng là nơi trình độ giáo dục của lực lượng lao động tương đối cao. Theo thống kê tính đến ngày 1-7-2002 tỉ lệ biết chữ 98,77%. Hiện tại có 19 huyện thị phổ cập tiểu học, có tới gần 95,60% lực lƣợng lao động trong cả tỉnh đã tốt nghiệp từ tiểu học trở lên. Số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 58,24%, phổ thông trung học chiếm 19,03% tổng lực lƣợng lao động. Tuy nhiên còn có sự khác biệt khá lớn về trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động giữa các vùng, các miền. Phần đông lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học tập trung chủ yếu ở thành phố và thị xã. Ngƣợc lại ở khu vực nông thôn, miền núi, lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và tiểu học chiếm đa số. Đây là trở ngại lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhà.
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động Nghệ An chia theo trình độ văn hoá năm 2002 [33]
Đơn vị:%
Chung Thành thị Nông thôn Tổng số Tổng số Tổng số
Toàn tỉnh 100 100 100
Trong đó:
Chƣa biết chữ 1,23 0,23 1,34
Chƣa tốt nghiệp tiểu học 3,17 2,59 3,24
Tốt nghiệp tiểu học 18,33 13,74 18,87
Tốt nghiệp THCS 58,24 31,61 61,38
Tốt nghiệp PTTH 19,03 51,83 15,16
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Thực trạng lao động - việc làm Nghệ An năm 2002
Về khoa học công nghệ, đây là nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Ở Nghệ An trong thời gian qua việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất rất chậm nên hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân đó là chƣa phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan khoa học với các trung tâm đào tạo và các doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nhất là đội ngũ chuyên gia ở các ngành mũi nhọn, trong việc đƣa khoa học và công nghệ vào sản xuất quản lý để các đề tài nghiên cứu có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn chƣa đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của người xứ Nghệ. Những truyền thống tốt đẹp, những trở lực về tư tưởng và tâm lí phải vượt qua khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó việc tiếp cận chậm các thành tựu sinh học hiện đại, nhƣ đƣa các loại giống cây, con có năng suất, chất lƣợng và tính thích nghi cao vào sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây Nghệ An đã có nhiều cố gắng tăng mức đầu tƣ kết cấu hạ tầng sản xuất, từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch..., ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ chƣa đƣợc thực hiện toàn diện và nhanh chóng.
Tóm lại, Nghệ An là vùng lãnh thổ không chỉ có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên mà còn có sự đa dạng về tiềm năng phát triển kinh tế. Chính nơi đây là mảnh đất có truyền thống hiếu học đã sản sinh ra những nhân tài cho đất nước. Trải qua cuộc sống lao động gian khổ và đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ đã tạo nên tính cách đặc trưng cho con người xứ Nghệ: chăm chỉ,
thông minh, hiếu học, giàu lòng vị tha, yêu nước, đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau trong các thiết chế văn hoá làng, xã truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, khai thác trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới