Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, thu hút lao động, xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh nghệ an luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 91 - 97)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An

3.2. Các giải pháp cơ bản

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao dộng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.2.5.2. Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, thu hút lao động, xuất khẩu lao động

Trong hệ thống chính sách tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động thì chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, thu hút lao động, xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng đặc biệt.

Về chính sách tiền lương: Tiền lương là một công cụ quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực của người lao động. Vì vậy đổi mới nhận thức và chính sách về tiền lương trong nền kinh tế thị trường sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong bối cảnh đó, cần phải xây dựng một khung chính sách tiền lương vừa tính đến nguyên tắc của thị trường, vừa quán triệt nguyên tắc theo định hướng XCHCN. Tăng cường tính linh hoạt của tiền lương và phân biệt rõ tiền lương với các chính sách xã hội.

Trên thị trường sức lao động Nghệ An, quan hệ cung cầu về lao động hiện đang có sự mất cân đối khá lớn, cần quán triệt nguyên tắc trả công theo hướng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ đƣợc trả công cao hơn và ngƣợc lại lao động giản đơn sẽ đƣợc trả thấp hơn vì trong cùng một đơn vị thời gian lao động này tạo ra giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn và còn do tình hình cung cầu sức lao động.. Từ tình hình thực tế đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng quy chế tiền lương vừa phù hợp với nguyên tắc của thị trường và định hướng XHCN, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vì vậy, Nhà nước một mặt mức lương tối thiểu phải được thay đổi phù hợp với sự thay đổi về chỉ số giá cả hàng tiêu dùng và có hệ số điều chỉnh theo từng vùng. Mặt khác, cần có chính sách thích hợp đối với khu vực doanh nghiệp và đối với khu vực hành chính sự nghiệp theo hướng sao cho chính sách tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động.

* Về chính sách bảo hiểm xã hội:

Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung cần mở rộng hơn nữa diện bảo hiểm của hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhất là ở các vùng có nhiều lao động nông nghiệp và không có có chế độ tiền lương. Ở Nghệ An, phần lớn lao động hiện đang còn ở nông thôn và đa số người lao động chưa có đầy đủ các điều kiện hưởng các chế độ trợ cấp, điều đó đã ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy, việc mở rộng từng bước diện của bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết. Trên cơ sở của Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26-1- 1995, cần vận dụng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản có tác dụng nhiều mặt trong việc bảo đảm an toàn xã hội, một vấn đề có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng.

Tuy nhiên bên cạnh việc mở rộng từng bước diện của bảo hiểm xã hội nói trên, Nghệ An cần quan tâm đến chính sách bảo hiểm xã hội cho người thất nghiệp. (Nghệ An là một tỉnh lao động chủ yếu thuần nông, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị còn ở mức cao 5,69%), trợ cấp đối với việc làm có lương thấp. Các biện pháp này có một vai trò quan trọng trong việc làm giảm những bất bình đẳng trên thị trường sức lao động và phòng tránh nghèo nàn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

* Về chính sách khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Nghệ An là tỉnh có vùng núi rộng lớn, có tài nguyên sinh thái và khoáng sản tập trung. Mặt khác, vùng núi Nghệ An có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, do điều kiện thực tế, vùng miền núi Nghệ An còn phát triển chậm hơn so với vùng đồng bằng và miền biển, đặc biệt là vùng núi cao, biên giới. Trong tương lai những

khó khăn của vùng miền núi chƣa phải đã khắc phục ngay đƣợc. Đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

Những năm gần đây, địa phương đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như tăng lương, phụ cấp, lương hưởng 100% trong thời gian tập sự, trong thời gian nghỉ phép lên gấp đôi, cùng nhiều chế độ ƣu đãi khác. Mặc dù vậy, các chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ, nhiều người lao động còn băn khoăn về khả năng phát triển nghề nghiệp và vị trí xã hội khi đến làm việc tại vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phải thừa nhận rằng, hiện vẫn còn sự chênh lệch khá lớn và về chất lƣợng cuộc sống giữa lao động thành phố với lao động của vùng sâu vùng xa. Những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến công tác ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ít có điều kiện để tiếp tục học tập do thiếu thông tin, sách báo và cả môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi cho việc học tập. Hơn nữa, sau một thời gian làm việc ở nơi đây, khi họ muốn quay trở về thành phố để làm việc hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ cũng rất khó khăn.

Để thu hút lao động lên làm việc ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ngoài những chính sách ƣu đãi trên thì một số vấn đề hết sức quan trọng là tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp và vị trí xã hội; tạo điều kiện cho lao động đã qua đào tạo dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác. chúng ta sẽ tạo ra được “luồng lưu thông” nguồn lao động giữa các vùng khác nhau trong vùng kinh tế. Từ đó phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lao động đã qua đào tạo, góp phần khắc phục sự phân công lao động bất hợp lý hiện nay.

* Chính sách thu hút lao động có chất lượng cao, một chính sách có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát huy nhân tố con người - một yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. So với toàn bộ

nguồn nhân lực thì lao động có chất lƣợng cao tuy số lƣợng không nhiều nhƣng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của tỉnh. Trong thời vừa qua Nghệ An đã có nhiều cố gắng thực hiện chính sách lợi ích vật chất để thu hút lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp, cơ quan và đơn vị sự nghiệp Nhà nước trong tỉnh nhau: Một tiến sĩ tình nguyện về quê công tác sẽ đƣợc hỗ trợ 20 triệu, thạc sĩ 15 triệu đồng, chỉ cần họ làm đúng cam kết trong hợp đồng (trong đó yêu cầu 5 năm công tác kể từ ngày tiếp nhận); nếu tình nguyện phục vụ các huyện miền núi cao còn đƣợc hỗ trợ thêm 5 triệu đồng, miền núi thấp 3 triệu đồng. Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi, loại xuất sắc nhận công tác theo yêu cầu của tỉnh 5 năm trở lên vẫn đƣợc trợ cấp ban đầu 10 triệu đồng, được hưởng lương đủ 100% bậc lương đang xếp trong thời gian tập sự. Ngoài ra muốn đi phục vụ miền núi cao, đƣợc trợ cấp thêm 5 triệu đồng; miền núi thấp 3 triệu đồng. Trong thời gian tới, tỉnh cần cần tiếp tục bổ sƣng và hoàn thiên chính sách trọng dụng nhân tài nhằm thu hút mọi tài năng tại chỗ và bên ngoài về phục vụ địa phương. Cần nhấn mạnh rằng cuộc sống của lao động có chất lƣợng cao không thể chỉ đo bằng những điều kiện vật chất thông thường mà quan trọng hơn là điều kiện học tập và phát triển trong tương lai của họ và gia đình. Vì vậy, chính sách ưu đãi cho đội ngũ này không thể chỉ giới hạn về ƣu đãi vật chất mà phải bao hàm nhiều yếu tố khác. Trong đó, vấn đề cơ bản nhất vẫn là thái độ thật sự tôn trọng nhân tài, trọng trí thức khoa học, những hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời và đặc biệt là sự tôn vinh địa vị xã hội của họ đối với quê hương, đất nước. Điều đó có tác dụng to lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng CNH, HĐH,

* Về chính sách xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động bao gồm: Xuất khẩu lao động ra các tỉnh khác, ra nước ngoài làm việc và xuất khẩu lao động tại chỗ. Đây là một hình thức có

liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nghệ An. trong thời gian tới.

Nghệ An là tỉnh đang trong tình trạng thừa lao động, chính vì thế để giải quyết nguồn lao động sự dư thừa này cần tăng cường đầu tư và phát triển theo hướng xuất khẩu lao động ra ngoài tỉnh và nước ngoài.

Xuất phát từ đặc điểm của thị trường lao động các tỉnh, nước ngoài hiện nay là nhu cầu lao động lớn tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và yêu cầu lao động có văn hoá, ngoại ngữ, có sức khỏe và tuổi đời từ 18 - 25 tuổi. Để mở rộng xuất khẩu lao động Nghệ An trong thời gian tới cần phải xây dựng chính sách xuất khẩu theo hướng:

- Ƣu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đƣợc phép xuất khẩu lao động, phát triển bằng hình thức xem xét miễn hoặc giảm thuế trong giai đoạn đầu, ban hành hệ thống chính sách phí dịch vụ xuất khẩu lao động thống nhất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính đầu tƣ vào công tác tiếp thị, đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu sử dụng của thị trường lao động ngoài tỉnh và quốc tế.

- Cần khẩn trương tổ chức đào tạo, huấn luyện lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh, nước ngoài theo hướng đa dạng hoá ngành nghề đưa đi, hoàn thiện các thủ tục theo hướng đơn giản hoá, giảm phiền hà đối với người lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh, ở nước ngoài.

- Thực hiện chế độ tín dụng cho vay xuất khẩu lao động, khi người lao động và gia đình có người đi xuất khẩu lao động có nhu cầu vay. Các trung tâm dịch vụ việc làm (nơi tuyển chọn và trả lương) và chính quyền xã, phường bảo lãnh và trả nợ ngân hàng qua việc khấu trừ vào lương hàng tháng mà người xuất khẩu lao động chuyển về nước.

Tóm lại, từ thực trạng của việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nghệ An và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, luận văn đã xác định rõ những phương

hướng và các giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH phù hợp ở Nghệ An hiện nay

Để việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nghệ An theo hướng CNH, HĐH với nhịp độ nhanh và hiệu quả, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, các ngành kinh tế cần quán triệt và vận dụng các phương hướng, giải pháp cơ bản vào thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh nghệ an luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)