Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH gắn liền với cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại; gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường thể chế của cả nước và địa phương; gắn liền với các ngành trong nền kinh tế quốc dân nói chung và ở Nghệ An nói riêng. Để việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH diễn ra với nhịp độ nhanh, đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đòi hỏi việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải thấu suốt các phương hướng sau đây:
3.1.1. Phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng đảm bảo khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về tự nhiên, con người, nguồn vốn
Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thế giới và trong nước cho thấy nhịp độ và hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu lao động không thể tách rời việc tối ƣu hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song để tối ƣu hoá việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại phải gắn với khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về tự nhiên, con người, nguồn vốn. Như đã phân tích ở chương 2, tiết 2.1, Nghệ An là một tỉnh giàu tiềm năng, có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, đa dạng; cho việc phát triển công nghiệp và du lịch; cho việc phát triển các vùng kinh tế trù phú, cho việc hình thành khu kinh tế mở và có khả năng giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Là một tỉnh có truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học, tính cộng đồng rất cao nhưng lại luôn là vùng nghèo khó bậc nhất cả nước. Đây là điều mà cán bộ và người dân Nghệ An luôn trăn trở. Phải chăng cái mà tỉnh Nghệ An còn thiếu là cơ chế chính sách gắn với nó là một thể chế phù hợp để phát huy hết sức mạnh về sức người sức của ở tất cả các thành phần kinh tế ? Sự nghiệp CNH, HĐH đã và đang đòi hỏi Nghệ An cần có chính sách và cách ứng xử thích hợp để khai thác sức người và các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;
từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp và chế biến thủy sản; từ dân cư; từ vốn tín dụng và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thực hiện theo phương hướng nói trên tuy chưa đủ, nhưng rất cần thiết, nếu biết khai thác, tận dụng tốt sẽ tăng quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, nhằm mục tiêu đƣa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo và phấn đấu trở thành tỉnh giàu của cả nước trong thời gian không dài.
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gắn với việc hình thành và phát triển thị trường sức lao động
Thị trường sức lao động hiện nay có xu hướng dư thừa lao động thủ công, lao động truyền thống, thiếu lao động chất xám, chứa đựng hàm lƣợng tri thức cao. Nhƣ vậy để cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu lao động cần phải có sự chuyển dịch lao động từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, lao động điều khiển; chuyển từ lao động ứng dụng sang lao động sáng tạo. Sự chuyển đổi này đòi hỏi vừa nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo vừa đổi mới công nghệ. Thực tế ở tỉnh Nghệ An lao động dƣ thừa nhiều, đời sống khó khăn, khả năng đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo hạn chế, vì vậy phải có bước đi và cách làm thích hợp để thực hiện việc xã hội hóa giáo dục và đào tạo, để có cung sức lao động phù hợp về số lƣợng và chất lƣợng trên thị trường sức lao động phù hợp với CNH, HĐH “rút ngắn” theo hướng tiếp cận
kiện thuận lợi cho cả người sử dụng sức lao động, đơn vị đào tạo và người lao động nhận biết đƣợc cung - cầu sứ lao động để tìm cách thích ứng nhanh, kịp thời, tránh đƣợc những lãng phí cả về vật chất (chi phí đào tạo) và tiềm năng nguồn nhân lực.
Ở nước ta do chậm trễ trong việc hình thành thị trường sức lao động, nên thời gian qua, nhiều nơi có nhu cầu sử dụng nhƣng không tuyển chọn đƣợc lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Trong khi đó, nhiều người sau khi được đào tạo lại không biết tìm đâu ra việc. Đa số sinh viên đều băn khoăn, lo lắng vì không biết làm cách nào để tìm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến động cơ học tập của sinh viên. Về phía người sử dụng lao động, phương thức tuyển dụng chưa đa dạng, chậm thích ứng với thực tế, chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá nhân, thông qua bạn bè giới thiệu. Phạm vi thông tin nhỏ hẹp - thậm chí nhiều khi còn thiếu chính xác là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tƣợng dư thừa giả tạo. Thực hiện theo phương hướng này trong thời gian tới, Nghệ An sẽ góp phần hình thành đồng bộ các loại thị trường trong đó. có thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng tiến bộ của khoa học - công nghệ, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức
Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu lao động về chất lượng. Nó đòi hỏi cơ cấu lao động phải chuyển dịch theo hướng tỷ trọng lao động trí tuệ (Lao động kỹ thuật,lao động quản lý...) tăng lên, tỷ trọng lao động cơ bắp giảm dần trong tổng lao động xã hội. Hiện nay, khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc, toàn diện đến đời sống kinh tế thế giới. Trong khi đó, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng còn ở một trình độ rất thấp về kỹ thuật và công nghệ. Vấn đề đó đặt ra cho chúng ta là phải nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ vào các ngành kinh tế, tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, khai thác phân bố và sử dụng hợp lý nguồn lao động, nhất là nguồn lao động có chất lƣợng cao.
Quá trình thực hiện phương hướng này đòi hỏi việc phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch lao động từ nơi có năng suất lao động thấp sang nơi có năng suất lao động cao hơn. Chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, kết hợp phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn. Phấn đấu để đến năm 2010: Lao động nông nghiệp là 1102 nghìn người, chiếm tỷ trọng là 55,34%; công nghiệp và xây dựng là 340 ngàn người chiếm 17,07%; dịch vụ là 433 ngàn người chiếm 21,74% và khoảng 5,8% lao động chưa có việc làm. [35; 103]. Thực hiện phương châm vừa đa dạng hoá vừa chuyên môn hoá lao dộng, vừa giải quyết lao động tại chổ trong nội bộ ngành nông nghiệp vừa chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, khu vực khác. Giải quyết tốt khoảng cách giữa lao động trí tuệ và lao động chân tay. Bằng cách đó khắc phục sự tách biệt quá xa giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, nhất là vùng núi Tây Bắc và vùng núi Tây Nam; giải quyết tốt lao động việc làm tại chỗ, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.
3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, tham gia vào quá trình phân công lao động và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Trước đây Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng có lợi thế là nguồn nhân công rẻ so với thế giới nhƣng hiện nay lợi thế đó đang mất dần.
động thủ công, năng suất thấp. Sự cần cù khéo léo của con người không thể cạnh tranh được với lao động trí tuệ và máy móc tinh vi hiện đại trước xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây là một thách đố trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Vì vậy, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi phải nâng cao sức cạnh tranh, cơ cấu lại các ngành nghề đào tạo cho phù hợp với cơ cấu kỹ thuật - công nghệ hiện đại, thích ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng sức lao động có hàm lượng trí tuệ trên thị trường sức lao động. Phát triển mạnh đào tạo nghề bằng nhiều hình thức (công lập, bán công, dân lập...), nhiều trình độ để nâng số lao động đƣợc đào tạo nghề lên 30% vào năm 2005 và cao hơn nhiều vào năm 2010. Chú trọng đào tạo lao động có chất lƣợng cao để phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp và xuất khẩu lao động. Thực hiện phân luồng 8 - 10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 15 - 20% tốt nghiệp trung học phổ thông vào học nghề, áp dụng mô hình dạy nghề theo 2 cấp: Đào tạo thợ và đào tạo tiếp cho những người thợ học giỏi trở thành người chủ sản xuất độc lập.
3.1.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sức lao động đƣợc coi là hàng hoá thực sự, có mua bán với giá cả do giá trị sức lao động và cung cầu sức lao động trên thị trường xác định. Nhưng điều đó không có nghĩa là mặc cho thị trường tự điều tiết mà không có sự can thiệp của Nhà nước. Một mặt Nhà nước phải tạo ra cơ sở pháp lý, tâm lý lành mạnh để lao động đƣợc tự do di chuyển, đƣợc đánh giá đúng giá trị của nó, mặt khác Nhà nước phải tổ chức cho người lao động có việc làm, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống ổn định. Đây là 2 mặt của một vấn đề luôn có mâu thuẫn nảy sinh. Trong
chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng không thể để diễn ra một cách tự phát mà Nhà nước các cấp phải hỗ trợ, điều phối để lao động được phân công một cách tương đối hợp lý giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Ví dụ nếu để tự phát chuyển dịch sẽ có hiện tƣợng chạy theo những ngành nghề mới có thu nhập cao trước mắt mà không hình dung đƣợc sau một chu kỳ cung sẽ vƣợt cầu sức lao động, thất nghiệp là khó tránh khỏi.
Với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường cơ sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa- kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - đòi hỏi cơ chế phân phối ngoài cơ chế phân phối theo kiểu kinh tế thị trường, còn phải có và lấy cơ chế phân phối theo kiểu chủ nghĩa xã hội làm chủ đạo. Bằng cách đó, thực hiện chính sách xã hội công bằng, hợp lý để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp xuống tương đối và tuyệt đối còn lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên cả tương đối và tuyệt đối trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.