Chương 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua ở tỉnh Nghệ An
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nghệ An trong những năm qua
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng
Cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng ở Nghệ An dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế tri thức, từ năm 1996 đến nay có sự chuyển dịch nhằm sử dụng tối đa nguồn lực lao động trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào lợi thế tự nhiên của từng vùng, cơ cấu lao động ở Nghệ An đƣợc chuyển dịch theo 3 vùng kinh tế: (Xem bảng sau)
Bảng 2. 8: Diện tích - Dân số- Lao động tỉnh Nghệ An chia theo vùng năm 2002 [31]
Chỉ tiêu
Vùng đồng bằng
ven biển Vùng đô thị Vùng miền núi Số lượng
(người) Cơ cấu (%)
Số lượng
(người) Cơ cấu (%)
Số lượng
(người) Cơ cấu (%) Diện tích đất tự
nhiên (ha) 163117 11,88 74114 4,49 1374498 83,36 Dân số (người) 1516792 51,38 307702 10,42 1127390 38,19 Lao động (người) 706119 53,18 135979 10,24 474785 35,76
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An năm 2002
* Lao động vùng đồng bằng ven biển:
Vùng đồng bằng ven biển có số dân là 1516792 người với diện tích tự nhiên là 163117 ha gồm 7 huyện, một thành phố, một thị xã. Thế mạnh của vùng này là: trồng lúa và màu (lạc, vừng, rau, đậu), nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tính đến năm 2002 lao động vùng này có 706.119 người chiếm 53,18% lao động toàn tỉnh. Từ năm 1996 đến nay cơ cấu lao động vùng đồng bằng ven biển đang trong quá trình chuyển dịch từ lao động độc canh thuần nông sang đa canh, đa dạng hoá ngành nghề. Ngành nghề ngoài nông nghiệp
đã và đang đƣợc hình thành. Cơ cấu lao động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ kết hợp với nhau thành hệ thống. Trong nông nghiệp đang có bước chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi. Trong trồng trọt, giảm trồng cây lương thực, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau đậu có hiệu quả cao hơn.
Sự phát triển này đã làm cho cơ cấu lao động trong nông nghiệp có sự thay đổi. Lao động nông nghiệp đã giảm dần, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Khu vực đồng bằng ven biển năm 2002 lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 52,48% tổng lao động toàn vùng. (Xem bảng 2.8) Việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng này phát triển vào những năm 1996, hiện nay đang tiếp tục đƣợc mở rộng (các trung tâm nuôi trồng, đánh bắt ở Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu). Năm 2002 được phát triển sang các huyện Yên Thành, Hƣng Nguyên, Nam Đàn. Theo số liệu thống kê năm 2002 nuôi trồng và khai thác thuỷ sản sản lƣợng đạt 44685 tấn, giá trị sản xuất đạt 312,3 tỉ đồng. Sự phát triển của nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động thất nghiệp và lao động trong thời kỳ nông nhàn của các huyện. Thu nhập của người lao động tăng lên. Kinh tế xã hội của vùng ổn định và phát triển.
Lao động của vùng đồng bằng ven biển còn đƣợc chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các dịch vụ nghề biển. Nghệ An là một tỉnh có vị trí đặc biệt thuận lợi cho phát triển dịch vụ nghề biển. Với 82km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp là những tiền đề tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ nghề biển. Các xã Nghi Thu, Nghi Hải, Nghi Thiết... đã từ lâu trở thành truyền thống cung cấp các sản phẩm chế biến hải sản cho nhân dân tỉnh nhà và xuất khẩu.
Đồng thời nơi đây còn hình thành các bãi tắm lý tưởng phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh. Năm 2002 Bãi biển Cửa Lò đón 63 vạn lƣợt khách du lịch, trong đó có trên 20 vạn lƣợt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 183,9 tỉ đồng. Thu nhập của người làm các dịch vụ nghề biển được cải thiện. Tuy nhiên, do chưa
có hướng đầu tư lớn, quy mô du lịch nhỏ, cò con, ăn xổi, thiếu vốn, thiếu năng lực tổ chức hoạt động, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu nên các dịch vụ nghề biển chƣa tận dụng hết thế mạnh điều kiện tự nhiên. Vì vậy số lƣợng lao động trong nghề này còn hạn chế.
* Lao động vùng đô thị:
Diện tích tự nhiên 74114 ha, dân số 307702 người, có 135.979 lao động, chiếm 10,24% lao động của tỉnh. Khu vực này gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và 7 thị trấn thuộc các huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương có tốc độ đô thị hoá nhanh.
- Phần lớn các công ty xí nghiệp của trung ƣơng, thành phố và của tỉnh đều nằm trên vùng lãnh thổ này. Các công ty may mặc, dệt, da, sợi là nơi hàng năm thu hút hàng nghìn lao động của vùng và của tỉnh vào sản xuất nhƣ:
Công ty may Nghệ An, Xí nghiệp may quân đội, Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan, Nhà máy thuộc da Vinh, Nhà máy cọc sợi Vinh. Hình thức gia công đặt hàng tương đối phổ biến. Từ năm 1996 đến nay, sau khi công nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh phục hồi và phát triển đã có hàng nghìn lao động khác của vùng và của tỉnh đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất này.Các cơ sở sản xuất công nghiệp tƣ nhân cũng đã thu hút đƣợc nhiều lao động nhƣ cơ sở chế biến hải sản, nông sản, thực phẩm, sản xuất gạch ngói, cơ khí, đóng tàu thuyền, mộc... Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 60% giá trị thu nhập của toàn vùng. Từ năm 1996 đến năm 2002, tỷ trọng lao động công nghiệp của vùng này tăng từ 6,71 % lên hơn 10%.
- Các loại hình dịch vụ nhƣ: các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nghiên cứu khoa học, quản lí nhà nước... giữ một vai trò rất quan trọng.Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh, tỉ trọng các ngành dịch vụ trong GDP của vùng này đã tăng từ 55,62% (năm 1996) lên 65,08% (năm
2002). So với đồng bằng ven biển, miền núi thì vùng đô thị có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.Thế mạnh của vùng đô thị là vị trí địa lí có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường không tương đối thuận lợi, lao động dồi dào bao quanh các thành phố thị xã, nhân dân có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới tạo động lực thúc đẩy dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ lao động dịch vụ, vùng kinh tế này còn có những hạn chế nhất định chƣa thích ứng với cơ chế thị trường. Cách tổ chức kinh doanh khai thác những tiềm năng du lịch còn ở mức rất thấp. Tổ chức quản lí yếu kém, hoạt động kinh doanh thụ động ỷ lại vào cấp trên. Đội ngũ lao động (cán bộ công nhân viên) làm trong ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch đông về số lƣợng nhƣng trình độ nghiệp vụ chuyên môn về du lịch còn thấp kém, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, hiểu biết về thị trường còn ít, mang nặng dấu ấn bao cấp, thiếu tính cạnh tranh, chất lượng phục vụ chƣa cao, chậm, chƣa đa dạng và phong phú, chƣa lôi cuốn đƣợc du khách đến với Nghệ An.
Lao động vùng miền núi:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 1.374.498 ha, trong đó đất nông nghiệp có 95.932 ha, đất lâm nghiệp là 947.780 ha, dân số 1.127.390 người và số lao động là 474.785 người, chiếm 35,76% lao động của ba vùng.
Vùng miền núi có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Những năm trước đây, các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong chủ yếu sản xuất cây lương thực nhƣ lúa, ngô và một số cây công nghiệp nhƣ chè, cà phê, cao su, cam, dứa.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động vừa qua, lao
động đã được chuyển sang sản xuất theo hướng đa canh và thâm canh, kết hợp với chăn nuôi. Điển hình có các huyện như Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn đã có nhiều hộ gia đình bỏ vốn ra phát triển chăn nuôi bò Lai Sind, bò sữa, lợn thịt, hình thành một vùng chăn nuôi lớn của tỉnh. Để việc chăn nuôi này ổn định và tiếp tục phát triển nhanh, cần có đƣợc hỗ trợ thêm về vốn, con giống, mở các lớp đào đạo ngắn hạn về cách chăm sóc, bảo quản..., có cơ chế thu mua hợp lý, giá cả ổn định...
Có thể nói, vùng miền núi Nghệ An là nơi có tài nguyên rừng phong phú, có khu rừng nguyên sinh Pumát, có đường quốc lộ số 7 thông qua Lào, là con đường huyết mạch cho sự giao lưu kinh tế từ Lào ra cảng Cửa Lò của tỉnh. Tại đây có nguồn thuỷ điện dồi dào với dự án thuỷ điện Bản Mai ở huyện Tương Dương sẽ biến Nghệ An thành một trong những nơi cung cấp năng lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Do vậy, thương mại và dịch vụ ở nơi đây phát triển nhanh, nhiều ngành nghề đƣợc mở rộng, thu hút hàng ngàn lao động của các huyện trong tỉnh.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở một số huyện đặc biệt là huyện Nghĩa Đàn có sự chuyển dịch lao động khá mạnh. Toàn huyện có 86.469 lao động, 38.743 hộ gia đình. Lao động ở đây hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, phần lớn là kinh doanh tổng hợp (làm ruộng, nghề thủ công, dịch vụ buôn bán...). Nhiều hộ đã chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh các lĩnh vực khác nhƣ may mặc, chế biến nông sản, buôn bán... Hiện nay, số hộ và số lao động sống bằng nghề thuần nông còn khoảng 20 đến 25
%. Nhờ đó thu nhập của người lao động trong huyện tăng lên khá nhanh, đa phần các hộ gia đình có nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ. Đời sống vật chất và tinh thần nói chung của nhân dân trong huyện được cải thiện. Phương hướng của tỉnh trong những năm tới là phát triển vùng này thành vùng lâm -
nông - công nghiệp tổng hợp kết hợp với phát triển chăn nuôi gia súc có sừng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán.
Nhìn chung cơ cấu lao động của vùng từ chỗ tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đã dần dần chuyển sang phát triển chăn nuôi, ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông - lâm nghiệp... Do sự dịch chuyển cơ cấu lao động này phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng, nên kinh tế vùng đã có bước phát triển nhanh. Diện mạo nông thôn miền núi từng bước đã thay đổi, đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá, đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ trong vùng đƣợc cải thiện.