Chương 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua ở tỉnh Nghệ An
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nghệ An trong những năm qua
2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
* Chuyển dịch cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế nhà nước Thực hiện tinh thần đổi mới toàn diện từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, các thành phần kinh tế ở Nghệ An đã từng bước khôi phục và phát triển. Tuy nhiên thời kỳ từ 1991 đến 1995 nền kinh tế nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Khu vực kinh tế nhà nước đứng trước cơ chế mới đã bộc lộ hạn chế, làm ăn kém hiệu quả thua lỗ kéo dài, nên phải tổ chức sắp xếp lại. Một số cơ sở sản xuất phải phá sản. Vì vậy, lao động trong khu vực này cũng có sự bố trí, sắp xếp lại.
Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra chậm. Việc tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu sản xuất mới, giải thể một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, đã làm cho nhiều lao động mất việc làm. Họ buộc phải đi kiếm việc làm ở các đơn vị sản xuất tƣ nhân hoặc tham gia vào các loại hình dịch vụ khác, số đông họ trở về lao động nông nghiệp, tạo nên sức ép lớn về việc làm ở khu vực nông thôn trong thời kỳ này. Dưới đây là tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trong kinh tế nhà nước từ năm 1996 đến nay:
- Về lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp nhà nước:
Tính đến năm 2002, số lao động trong ngành nông và lâm nghiệp là 8549 người và thuỷ sản (ngư nghiệp) là 327 người. Qua số liệu trên cho thấy, trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thi ngành nông - lâm -ngƣ nghiệp, thì thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trong thấp so với các thành phần kinh tế khác nhất là kinh tế cá thể và kinh tế tập thể.
- Về lao động công nghiệp nhà nước:
Lực lượng lao động công nghiệp nhà nước chỉ chiếm 17,9% lao động toàn ngành. Bình quân hàng năm lao động đƣợc tạo việc làm trong công nghiệp gồm 6000 người. Tỉnh đã chú trọng đầu tư và phát triển các cơ sở công nghiệp sẵn có về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1996 đến nay, 60%
các xí nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh làm ăn có hiệu quả và thu hút được hàng nghìn lao động vào làm việc nhƣ: Nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan, Công ty cổ phần Bia Nghệ An, nhà máy xi măng Cầu Đước, Nhà máy cao su, Nhà máy xi măng Hoàng Mai... Các công ty ngoài quốc doanh phát triển mạnh, ngành nghề phong phú đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có 637 doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp nhà nước, 44 công ty cổ phần, 261 doanh nghiệp tư nhân, 90 HTX và các loại doanh nghiệp khác. Những cơ sở này đã vươn lên nhanh trong cơ chế thị trường, đã thu hút được hàng nghìn lao động từ nông nghiệp sang và ở các địa phương khác đến. Từ năm 2000 đến nay, khu vực công nghiệp quốc doanh đã khôi phục và phát triển. Các doanh nghiệp của trung ƣơng nhƣ: Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan, Công ty Xi măng Hoàng Mai, Công ty cơ khí Vinh, Công ty xây dựng công trình giao thông 496... đã vươn lên trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động. Các xí nghiệp quản lí các công trình thuỷ lợi, xí nghiệp, cơ giới, các công ty chế biến nông - lâm - thuỷ sản, ngân hàng... của tỉnh đƣợc mở rộng làm ăn ngày càng có hiệu quả, lao động đƣợc củng cố và tăng cường. Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng các cụm khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Cửa Hội, khu công nghiệp tập trung Cửa Lò, khu công nghiệp Hoàng Mai, khu công nghiệp Nghĩa Đàn tập trung với qui mô lớn thu hút đƣợc hàng vạn lao động. Đến năm 2002 công nghiệp nhà nước đi vào thế ổn định.
- Lao động trong ngành thương nghiệp dịch vụ nhà nước
Lao động trong ngành thương nghiệp dịch vụ nhà nước từ năm 1996 đến nay không ngừng đƣợc củng cố, tổ chức lại từ 500 cơ sở kinh doanh (năm 1996) xuống còn 380 cơ sở thương nghiệp dịch vụ (năm 2002). Do bỏ chế độ bao cấp nên các cửa hàng bán lẻ của các công ty không còn hoạt động. Lao động ở khu vực này giảm nhanh chóng, từ 120.000 nghìn người lao động (năm 1996) xuống còn 74.283 người lao động (năm 2002).Nhờ vậy từ năm 1996 trở lại đây ở Nghệ An, kinh tế nhà nước nói chung và công thương nghiệp quốc nói riêng đã từng bước phục hồi và phát triển, giải quyết được một số lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì thương mại,dịch vụ nhà nước vẫn còn yếu và thiếu ảnh hưởng đến việc giữ vững vai trò chủ đạo, để dẫn dắt các thành phần khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nghệ An cần phải mở rộng và phát triển hơn nữa khu vực kinh tế này, nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp nhà nước của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển không ổn định chưa tương xứng với tiềm năng, do vậy lao động vẫn còn tăng chậm. Những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất và đời sống ở tỉnh Nghệ An những năm qua kém phát triển. Các cơ sở chế biến nông - lâm - hải sản, các cơ sở lắp ráp điện tử, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hàng tiêu dùng, cơ khí, hoá chất, khai khoáng và luyện kim... cơ bản là sử dụng lao động thủ công với trình độ công nghệ lạc hậu, trang bị không đồng bộ, chất lƣợng thấp, phân tán về quản lí, vai trò định hướng của nhà nước hạn chế. Nguyên nhân do khó khăn về vốn, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ chƣa đƣợc thực hiện toàn diện và nhanh chóng. Vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp.
* Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các thành phân kinh tế ngoài kinh tế nhà nước.
- Trong công nghiệp ngoài nhà nước
Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An năm 2002, trong tổng số lao động công nghiệp, thì lao động ngoài công nghiệp nhà nước thuộc thành phần kinh tế cá thể là chủ yếu (trên 80%.) với 27608 người. Kinh tế tập thể có 641 người chiếm 1,86%; kinh tế tư nhân có 244 người chiếm 0,65%; kinh tế hỗn hợp có 603 người chiếm 17,49%. Có thể nói công nghiệp ngoài nhà nước trong thời gian qua đã thu hút đƣợc một lực lƣợng lao động khá đông đảo, hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng
Công nghiệp ngoài nhà nước của tỉnh từ khi thực hiện quá trình đổi mới đã phát triển khá nhanh. Số công ty trách nhiệm hữu hạn và xí nghiệp tƣ nhân tăng gấp 6 lần, xí nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh (261 doanh nghiệp tƣ nhân, 44 công ty cổ phần, 90 hợp tác xã đã góp phần đƣa giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao từ 312.120 triệu đồng trong năm 1996) lên 620.729 triệu đồng (năm 2000) và 734.320 triệu đồng (năm 2002).
Lao động công nghiệp ngoài quốc doanh với số lƣợng lớn, hàng năm tiếp tục tăng lên. Năm 1996 có 30.427 người đến năm 2000 tăng lên 32.940 người và tính đến đến năm 2002 số lao động này tăng lên 34.511 người. Ngoài ra trên địa bàn Nghệ An còn có một số công ty liên doanh của nước ngoài hoạt động nhƣ công ty khoáng sản Việt Nhật, xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ, công ty liên doanh mía đường Tale & Lyle đã thu hút được một lực lượng lao động trẻ từ lao động nông nghiệp sang, góp phần tạo công ăn việc làm cho con em nhân dân trong tỉnh. Đây là khu vực kinh tế quan trọng không những góp phần phát triển tỉnh nhà mà còn giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động, là nơi tạo động lực chuyển dịch lao động nông nghiệp sang
lao động công nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành theo hướng CNH, HĐH.
- Thương nghiệp dịch vụ ngoài nhà nước
Từ sau thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, đến năm 2002 thương nghiệp dịch vụ tư nhân có 45.313 hộ với 166.661 lao động, chiếm 6,32% lao động của tỉnh. Dịch vụ nông nghiệp phát triển, nhiều hộ nông dân đã đầu tư mua sắm máy cày nhỏ, máy tuốt lúa, máy xay xát và các phương tiện vận chuyển khác để cho thuê. Lao động đƣợc giảm nhẹ ở các khâu nặng nhọc. Hàng nghìn lao động trước đây làm nghề nông, nay chuyển hẳn sang làm dịch vụ hoặc kiêm nghề, vừa làm dịch vụ, vừa làm nông nghiệp.
- Trong nông nghiệp ngoài doanh nghiệp nhà nước
Từ năm 1996 đã có 512 hợp tác xã, hiện nay có 514 hợp tác xã, tồn tại chủ yếu chỉ làm tƣ vấn và dịch vụ cho các hộ nông dân. Năm 1996 toàn tỉnh có 458.729 hộ nông nghiệp với 2.150.238 nhân khẩu. Đến năm 2000 tăng lên 469.923 hộ với 935.247 lao động. Từ năm 2001 số hộ nông nghiệp bắt đầu giảm nhẹ do các hộ di chuyển dần các khu vực đô thị mới, gần đường quốc lộ.
Một số chuyển sang làm dịch vụ các loại. Một số sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ làm nghề mây tre đan, gốm sứ, đồ da, gạch ngói... Năm 2002 số hộ nông nghiệp giảm xuống còn 468.896 hộ, tuy vậy số lao động nông nghiệp vẫn tăng bởi sự dƣ thừa lao động còn rất lớn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Các hộ nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An trong cơ chế mới đã phát huy năng lực sáng tạo của mình, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang đầu tƣ sản xuất các loại cây, con có giá trị kinh tế cao nhƣ sản xuất các loại cây giống, đầu tƣ nuôi tôm, cá, chăn nuôi vịt, lợn nạc, bò...Nhờ đó làm cho thu nhập của lao động nông thôn gần đây không ngừng đƣợc cải thiện, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng đáng kể, năm 2002 ƣớc đạt 3.768 tỉ đồng, tăng
4,96% so với năm 2001, đời sống của nông dân ổn định, đường làng ngõ xóm hầu hết đƣợc bê tông hoá,cảnh quan nông thôn đổi mới.