CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Tình hình quản lý, sử dụng và nghiên cứu LSNG
1.3.2.3. Nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
So với các loại cây gỗ lớn, nghiên cứu về các loài LSNG vẫn giữ vai trò thứ yếu hơn. Tuy nhiên, cũng đã có những tổ chức và cá nhân thực hiện các chủ đề nghiên cứu về LSNG. Tổ chức đứng đầu về lĩnh vực này là Trung tâm Nghiên cứu Lâm Đặc sản. Điển hình nhất là Dự án Sử dụng Bền vững LSNG do Trung Tâm này thực hiện với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường (CRES) của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Kinh tế Sinh thái (ECO-ECO). Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ về tài chính và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hỗ trợ kỹ thuật. Các hoạt động nghiên cứu của dự án bao gồm các vấn đề: Phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG có sự tham gia; Nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam; Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loại LSNG có giá trị dựa theo nhu cầu của người dân địa phương như gây trồng một số loại tre và cây thuốc nam, .v.v.
Ngoài ra cũng có nhiều cá nhân nghiên cứu nhiều chủ đề liên quan đến
Thử nghiệm nhân giống Luồng của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, nghiên cứu nhân giống và gây trồng các loài tre lấy măng của Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Miền Nam; Nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và Luồng của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế; Một số tác giả khác đã nghiên cứu về cây thuốc nam. Ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu về khai thác và sử dụng cũng như chế biến các loại LSNG của một số cộng đồng dân tộc thiểu số của sinh viên khoa Lâm nghiệp các trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên (Trương Thanh Huyền và cộng sự, 2003).
Một nghiên cứu ở Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên Huế của nhóm sinh viên của Học viện kỹ thuật liên bang Thuỵ Sĩ đã phân tích cách sử dụng tại địa phương, nguồn sản phẩm và thị trường tiêu thụ LSNG của cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu truyền thống quản lý sử dụng LSNG của các cộng đồng dân cư khác nhau là cần thiết (Lê Thị Diên, 2004).
Các dự án, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đã chú ý đến LSNG. Nhiều chương trình đã mang lại hiệu quả, tạo cơ sở, tiền đề và đưa ra những chỉ dẫn thiết thực cho các nghiên cứu LSNG tiếp theo. Nhiều hội thảo về LSNG chỉ ra rằng trong thời gian tới, việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu và sử dụng tổng hợp các phương pháp tiếp cận là một xu thế tất yếu trong nghiên cứu LSNG.
Các vấn đề nghiên cứu trên đã khẳng định rằng:
- Nghiên cứu về LSNG bằng những nghiên cứu cơ bản hay bằng cách tiếp cận có sự tham gia đều cho những kết quả có giá trị khoa học.
- Việc nghiên cứu vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng là cần
- Nghiên cứu LSNG cần được tiến hành cho từng vùng sinh thái nhân văn cụ thể, gắn với truyền thống, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của từng cộng đồng dân tộc và nguồn tài nguyên rừng trong từng khu vực.
- Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở định hướng tốt cho việc nghiên cứu của đề tài và các đề xuất nghiên cứu tiếp theo.
Qua một số nghiên cứu trên và qua sự tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam khác, cho thấy: các đề tài nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ có liên quan đến cộng đồng dân tộc thiểu số hiện nay còn rất ít, và cũng chỉ mới đề cập nghiên cứu vào các vấn đề: gây trồng, khai thác, sử dụng, chế biến một số loài lâm sản có giá trị... mà chưa đi sâu vào nghiên cứu vai trò của lâm sản ngoài gỗ đối với cộng đồng, cũng chưa khai thác truyền thống quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng, phương pháp khai thác bền vững và vấn đề vai trò của cộng đồng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ chưa được đề cập và quan tâm đúng mức. Đây là một “lỗ hổng” của các đề tài nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở nước ta hiện nay.