Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở khu bảo tồn thiên n (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên

Diện tích các loại đất trong khu vực Đồng sơn - Kỳ thượng được tổng hợp và thống kê ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất đai khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Đơn vị: ha

Loại đất Tổng

cộng

Chia theo xã Đồng

Sơn

Kỳ Thượng

Đồng

Lâm Vũ Oai Hòa Bình Tổng diện tích tự

nhiên 25.440 7.430 5.390 4.820 3.153 4.647

1. Đất có rừng 22.139 6.583 4.673 4.035 2.912 3.936 + rừng tự nhiên 21.353 6.527 4.663 3.864 2.787 3.512

+ rừng trồng 786 56 10 171 125 424

2. Đất không có rừng 2.928 768 628 754 236 542

3. Đất nông nghiệp 134 56 44 16 2 16

4. Đất khác 239 23 45 15 3 153

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện điều tra và quy hoạch rừng, 2001)

Như vậy, với tổng diện tích rừng tự nhiên là 21.353 ha, chiếm 83,9% so với tổng diện tích tự nhiên, khu vực Đồng Sơn – Kỳ Thượng là nơi còn diện tích rừng tự nhiên vào bậc nhất trong điều kiện đồi núi thấp đối với tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc Việt Nam.

3.1.5.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng

Căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (Thái Văn Trừng, 1970), kết quả điều tra khảo sát (Bộ NN &

PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2001) đã xác định khu vực Đồng Sơn – Kỳ Thượng có các kiểu thảm thực vật ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Đơn vị: ha

stt Kiểu thảm thực vật Diện tích

1 Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 1.137 2 Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 23.930 2.1 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động khai thác của con

người 23.144

2.1.1 Ưu hợp Dẻ, Trám, Trâm, Chẹo, Lim xanh… 15.547 2.1.2 Ưu hợp Thành ngạnh, Sau sau, Dẻ, trâm, Kháo… 4.669 2.1.3 Ưu hợp Thẩu tấu, Me rừng, Sim, mua, Cỏ lào… 1.796

2.1.4 Ưu hợp Cỏ lào, Lau lách, Chè vè… 1.132

2.2 Kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo 786

2.2.1 Quần hợp Keo trồng thuần loài trông sau nương rẫy 363 2.2.2 Quần hợp Keo, Bạch đàn hỗn giao trồng sau nương rẫy 125

2.2.3 Các quần hợp khác 298

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện điều tra và quy hoạch rừng, 2001)

Khu vực Đồng Sơn – Kỳ Thượng tuy không đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, nhưng thảm thực vật tự nhiên đặc biệt là rừng kín thường xanh á nhiệt đới còn tương đối nguyên vẹn về cấu trúc, và có diện tích tập trung lớn nhất trong tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung các loại rừng này mới bị tác động nhẹ còn khá đa dạng về tổ thành loài, có nhiều loài cây quí hiếm cần được đặc biệt quan tâm, bảo vệ.

3.1.5.3. Tài nguyên sinh vật

Khu rừng Đồng Sơn – Kỳ Thượng có hệ động, thực vật khá phong phú (Nguồn: Bộ NN & PTNT; Viện ĐT & QHR, 2001). Kết quả điều tra ban đầu đã xác định được:

+ Về thực vật có: 485 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 280 chi, 101 họ, trong đó có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam: Trầm hương Trung hoa (Aquilaria sinensis Gilg.), Vù Hương (Cinamomum balansae Lecomte), Lát Hoa (Chukrasia tabularis A.juss), Đại Hải (Heteropanax fragrans (Roxb) Seem ), Ba Kích (Murinda officinalis How.). Tài nguyên thực vật rừng Đồng Sơn – Kỳ Thượng có giá trị nhiều mặt, trong đó: nhóm cây cho gỗ gồm hơn 100 loài, đặc biệt có nhiều loài là cây gỗ tốt, có khả năng chịu lực cao, ít bị mối mọt, bền vững như Lim xanh, Chò chỉ, Sao hòn gai, Táu mật…; Nhóm cây làm thuốc có 101 loài, có những loài cây thuốc quý như Ba kích, Ngũ gia bì, Hoàng đằng vàng, Đu đủ rừng, Thiên niên kiện… Nhóm cây làm cảnh có 24 loài như: Đỗ quyên, Hải đường… nhóm cây thực phẩm và cho quả ăn như:

Trám, Dẻ gai, Óc chó, Củ mài… và rất nhiều loại rau quả khác.

+ Về động vật có: 249 loài thuộc 79 họ và 28 bộ của 4 lớp động vật là thú, chim, bò sát và ếch nhái. Đặc biệt khu hệ chim ở đây rất đa dạng, có tới 17 bộ trong tổng số 19 bộ chim trong cả nước, đang hiện hữu tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ thượng. Đã phát hiện nhiều loài chim thú quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Khỉ vàng, Tê tê vàng, Công, Trĩ…

có giá trị bảo tồn nguồn gen, đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới.

Tài nguyên động vật rừng là thành phần của hệ sinh thái, góp phần quan trọng trong sự phát triển, đảm bảo tính cân bằng ổn định của hệ sinh thái rừng. Sự phong phú các nhóm loài động thực vật là nguồn tài nguyên thiên

đồng các dân tộc đang sinh sống trong khu vực. Tuy nhiên, mối tác động và ảnh hưởng hữu cơ giữa tự nhiên và con người dẫn đến sự suy giảm cả về số lượng và chủng loại là rất đáng kể theo không gian và thời gian.

3.1.5.4. Sự suy giảm về tài nguyên rừng và vấn đề sử dụng tài nguyên của người dân

Kết quả điều tra khảo sát, cùng với việc tổng hợp các tài liệu của khu vực nghiên cứu đã cho thấy, vào đầu những năm của thập kỷ 90 cho đến trước khi chính thức có quyết định thành lập khu bảo tồn (năm 2003), diện tích rừng tự nhiên ở đây bị suy giảm đáng kể, do sức ép về dân số và đất canh tác nông nghiệp quá ít nên buộc người dân phải vào rừng khai thác lâm sản để bán. Qua tìm hiểu, với nhiều thành phần khác nhau (người dân, chính quyền xã, cán bộ kiểm lâm xã và kiểm lâm địa bàn) đã cho thấy giai đoạn từ năm 1993 đến 2000 là thời gian mà người dân vào rừng khai thác gỗ tự nhiên nhiều nhất, rừng bị tàn phá mạnh mẽ làm phương hại đến hệ động, thực vật rừng do sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Vì vậy hiện nay, các loài thú lớn và quý hiếm như Gấu, Hổ, Báo hầu như không bắt gặp.

 Sử dụng gỗ của người dân:

Trước đây nhu cầu sử dụng gỗ của người dân là rất lớn, gỗ dùng làm nhà, làm đồ dùng gia đình, đặc biệt là người dân có thói quen dùng gỗ làm phản nằm. Thường là các loại gỗ tốt, gỗ lớn khai thác ở rừng tự nhiên như:

Dẻ, Táu, Sến, Lim xanh… Hiện nay do sự tăng cường các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và lâm sản, nên đã hạn chế phần nào việc người dân vào rừng khai thác các loại gỗ củi, gỗ rừng trồng muốn khai thác và vận chuyển đi bán người dân phải xin phép và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều này đã phần nào hạn chế

 Sử dụng lâm sản ngoài gỗ:

Các lâm sản ngoài gỗ gắn liền với đời sống của người dân ở trong thôn, bản, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống của cộng đồng. Các cuộc phỏng vấn và trao đổi với người dân đã chỉ ra rằng: người dân trong khu vực nghiên cứu đã có một truyền thống sử dụng lâm sản ngoài gỗ từ lâu đời, với một kho tàng kiến thức bản địa về lâm sản ngoài gỗ phong phú (LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên, vật liệu...). So với trước đây, việc khai thác và sử sụng LSNG của họ đã có nhiều thay đổi, cả về chủng loại, mức độ và cách thức. Song chủ yếu là họ vào rừng lấy ra các sản phẩm LSNG mà chưa chú ý đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển chúng.

Trước đây, LSNG trên địa bàn rất đa dạng về chủng loại, dồi dào về trữ lượng, khi có đầu mối tiêu thụ, việc khai thác LSNG đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình. Nhưng hiện nay, nhiều LSNG trở nên khan hiếm bởi sự suy giảm của tài nguyên rừng, sự thay đổi cơ chế quản lý tài nguyên rừng, việc khai thác các LSNG trở nên khó khăn, bởi trữ lượng sản phẩm thấp, hoặc vùng phân bố quá xa. Hơn nữa hiện nay họ chỉ tập trung vào một nhóm LSNG theo nhu cầu của thị trường và có hiệu quả kinh tế cao, đó là khai thác nhựa trám, với mỗi kg nhựa bán được 15.000, 1 tháng trung bình họ thu được 30 – 40 kg nhựa, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm này tương đối ổn định.

Như vậy, nếu có phương án quản lý sử dụng hợp lý, LSNG sẽ tạo ra công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, giúp họ nâng cao cuộc sống và gắn bó với tài nguyên rừng hơn nữa. Đây là một giải pháp lấy ngắn nuôi dài, rất có ý nghĩa trong việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng của

Nhưng trên thực tế người dân ở đây chưa được GĐGR, mà vẫn tiếp tục vào rừng tự nhiên để tìm gốc Trám khai thác nhựa, do sức ép từ sự gia tăng dân số và mức sống sinh hoạt tăng lên, cùng với đó là hiện tượng lợi dụng để săn bắn động vật hoang dã bất hợp pháp mà lực lượng chức năng không kiểm soát được. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã có những đề xuất nhằm giảm những căng thẳng và mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn và đảm bảo cuộc sống của người dân, bằng việc phân chia những phần diện tích đất vùng ven thuộc rừng bảo tồn, giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng (GĐGR). Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và lấy ý kiến của dân. Ổn định và nâng cao đời sống của người dân sống trong KBT bằng việc tham gia các hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng…

góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực, phục vụ nghiên cứu khoa học là mục tiêu đặt ra của Dự án xây dựng KBT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở khu bảo tồn thiên n (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)