Hoạt động săn bắt và khai thác các sản phẩm từ rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Đồng sơn – Kỳ thượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở khu bảo tồn thiên n (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.4. Các hoạt động kinh tế của người dân xã Đồng Sơn

3.2.4.2. Hoạt động săn bắt và khai thác các sản phẩm từ rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Đồng sơn – Kỳ thượng

Hoạt động săn bắt động vật hoang dã:

Săn bắn là mối đe doạ lớn đối với hệ động vật của khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Mặc dù đã được tuyên truyền vận động và xử lý khá nghiêm khắc với những đối tượng vi phạm nhưng hoạt động săn bắn vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Bất kỳ một con thú hay con chim nào cũng đều là con mồi của người đi săn. Hoạt động săn bắn được tiến hành vì mục đích thương mại, lấy thịt và nguyên liệu làm thuốc. Những người đi săn thường là người dân địa phương và cả những người từ nơi khác trong số đó có cả thợ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

Hoạt động săn bắn chủ yếu dùng bẫy, súng, nỏ. Bẫy được chế tạo từ dây phanh xe đạp, có nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào loài thú lớn hay nhỏ. Súng gồm hai loại chính là súng kíp và súng trường, nỏ được làm bằng

đây cho thấy có tới 90% hộ dân có nỏ (nhiều nhà có 2 - 3 chiếc), cả xã có hàng trăm chiếc bẫy.

Có thể nói, đến nay các hoạt động săn bắn vẫn đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát của kiểm lâm và chính quyền địa phương và là một thách thức lớn đối với công tác bảo tồn ĐDSH ở Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Hoạt động khai thác gỗ củi:

Hầu hết các khu vực trong khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng đều đã và đang bị con người khai thác. Theo luật pháp, khai thác TNTN trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái bị cấm tuyệt đối, nhưng trên thực tế hoạt động khai thác một số loại tài nguyên vẫn thường diễn ra do thiếu lương thực. Những tác động chính đối với KBT là: khai thác gỗ, củi, săn bắn động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc. Trong đó, hoạt động khai thác gỗ củi hàng năm cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến đa dạng sinh học KBT. Vấn đề khai thác gỗ trộm vẫn thường diễn ra vì đặc điểm của khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng là gần như cả 5/5 xã đều nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn (chỉ một phần rất nhỏ các xã Vũ Oai, Hòa Bình và Đồng Lâm nằm ở vùng đệm) mọi hoạt động của cộng đồng cư dân ở đây đều diễn ra trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.

Khai thác củi:

Củi là dạng năng lượng chủ yếu tiêu dùng ở nông thôn miền núi liên quan trực tiếp đến 70 - 80% dân số Việt Nam. Cũng như nhiều khu vực miền núi khác, củi là nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương và được khai thác từ rừng tự nhiên thuộc KBT. Củi được thu lượm để nấu ăn, nấu rượu, nấu cám, một phần để bán. Có 80 % gia đình trong khu vực có thói quen đốt lửa suốt ngày ở trong nhà.

Các hộ gia đình thường khai thác củi ở các khu vực rừng tái sinh,

gỗ có đường kính phổ biến từ 5 - 20 cm, thậm chí cây có đường kính 25 cm cũng được dùng làm củi đun. Họ cho rằng rừng còn nhiều, khai thác củi chẳng đáng bao nhiêu. Hình thức khai thác củi đã có những ảnh hưởng lớn đến tái sinh của rừng và dẫn đến biến động diện tích rừng hàng năm.

Theo kết quả tính toán thấy rằng, bình quân mỗi hộ gia đình hàng ngày sử dụng hết 19 kg củi tương ứng một năm là 6.835 kg hay 15,2 Ster (11,4m3). Tính chung cho toàn xã là 1.599.390kg (3.554,2 Ster hay bằng 2.665,65m3 gỗ đặc) tương đương với việc chặt trắng 26,66 ha rừng có trữ lượng 100m3/ha. Đây cũng là một sức ép rất lớn đối với tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Khai thác các lâm sản ngoài gỗ:

Như cuộc sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng, Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đóng vai trò quan trọng trong sinh kế cho người dân nghèo ở vùng núi vùng sâu, vùng xa như người dân ở xã Đồng Sơn, Hoành Bồ, Quảng Ninh. Đó là nguồn lương thực – thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng và mang lại thu nhập cho người dân. Thu nhập từ các sản phẩm từ rừng được dùng để mua hạt giống, thuê lao động canh tác hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của một số hộ gia đình. Đối với những hộ nghèo hơn, LSNG đóng vai trò quan trọng trong cả việc cung cấp lương thực và là sinh kế chủ yếu.

Qua kết quả phỏng vấn đối với nhiều thành phần, đối tượng bao gồm:

hộ gia đình, ban quản lý khu bảo tồn, chính quyền xã, thôn (bản), kiểm lâm địa bàn cho thấy, sau khi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng chính thức có quyết định được thành lập, mọi hoạt động của người dân trong khu vực bị hạn chế đi rất nhiều, không còn được tự do khai thác gỗ và các

của họ đã có sự kiểm soát của kiểm lâm địa bàn và thôn bản, nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục mà phương thức thu hái đã không còn mang tính tàn phá như trước nữa (Hạt kiểm lâm Hoành Bồ, 12/2005).

Hoạt động khai thác LSNG như là một giải pháp tất yếu đối với cộng đồng dân cư ở trong khu vực bảo tồn, các ban ngành chức năng không thể cấm hoàn toàn người dân trong việc thu hái các lâm sản phụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ, vì đất bằng cho canh tác hạn hẹp (56ha chia đều cho 2.451 nhân khẩu trong toàn thôn Tân Ốc 2 – Bảng 3.1). Sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 20% tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình (kết quả phân tích kinh tế hộ - Bảng 3.12, Hình 3.5).

Kết quả điều tra qua bảng hỏi 40/109 hộ gia đình trong thôn Tân Ốc 2 về tình hình khai thác và sử dụng LSNG cho thấy: có 100% số hộ phỏng vấn có thu hái LSNG, đánh giá tương đối là trên 80% số hộ trong thôn có tham gia thu hái LSNG cho các mục đích sử dụng khác nhau, một trong số đó là tăng thu nhập gia đình, phục vụ cho việc mua phân bón, cây, con giống đầu tư cho sản xuất, đong ăn, cho con cái học hành, giỗ tết, ma chay... Các loại LSNG được khai thác nhiều nhất ở cộng đồng đó là: nhựa trám, rễ chay, song mây, mật ong. Trong đó, thu nhập từ nhựa trám là nguồn thu chủ yếu của người dân ở đây từ đầu những năm của thâpk kỷ 90. Có thể thống kê 1 số loại thuộc các nhóm LSNG được người dân ở đây sử dụng phổ biến, đó là:

- nhóm nguyên, vật liệu: Mây, Song, Tre trúc, nhựa Trám

- nhóm cây thuốc: Ba kích, Lá khôi, nấm Lim (linh chi), rễ Chay và 1 số cây làm thuốc phổ biến khác.

- nhóm thực phẩm: Tai chua, Bứa, Dâu da đất, măng, - một số LSNG khác: mật ong, Tắc kè, nấm Lim…

Các hoạt động khai thác và một số loại LSNG được sử dụng phổ biến ở

Có thể thấy, các hoạt động khai thác các LSNG của người dân ở vùng lõi khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng đã có những tác động xấu đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn trong khu vực.

Mặc dù người dân đã ít nhiều có nhận thức về việc bảo tồn loài, thay vì chặt cả cây để lấy quả như trước đây thì giờ đây họ chỉ lấy quả mà chừa lại cành và cây, khi đốt ong họ cũng không làm chết cả cái cây, thể hiện rõ nhất là họ rất có ý thức bảo vệ chăm sóc các gốc Trám cho nhựa của mỗi gia đình mà họ đã chiếm dụng được, họ phát dây leo cậy bụi quanh các gốc Trám của gia đình, chặt loại bỏ các cành bị sâu nhằm tránh lây lan gây chết cây, nhờ đó thời gian cho khai thác nhựa được dài hơn, họ chủ động trồng lại các cây ngay dưới các lỗ trống trong rừng và ở khu vực đất khai phá của hộ gia đình, ở ven các hẻm núi và ven suối, làm như vậy họ sẽ không phải đi xa vào rừng sâu để tìm cây, và trồng gần nơi ẩm ướt cây sẽ phát triển nhanh, cho nhiều nhựa… điều đó chứng tỏ người dân đã từng bước nâng cao được nhận thức của mình về tầm quan trọng của công tác bảo tồn, họ biết cách khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên khôn khéo và hợp lý hơn. Đây là một cơ sở quan trọng để có thể phát huy được việc bảo tồn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, việc có từ 80 – 100 % người dân ở đây tham gia vào việc thu hái các LSNG trong rừng tự nhiên thì công tác bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học vẫn là thách thức lớn với ban quản lý khu bảo tồn và hạt kiểm lâm huyện Hoành Bồ. Làm thế nào để vừa tạo điều kiện cho người dân được tận thu các lâm sản ngoại gỗ, vừa tham gia tích cực, chủ động và hiệu quả vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, điều này đặt ra cho các cấp quản lý và chính quyền địa phương phải có sự phối kết hợp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, hộ gia đình khi giao đất giao rừng, phát huy được kiến

bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội địa phương, thực hiện được nhiệm vụ của công tác bảo tồn trong khu vực.

Hình 3.2. Một số hình ảnh thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại cộng đồng xã Đồng Sơn – Hoành Bồ - Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở khu bảo tồn thiên n (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)