CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.2.5. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng
3.2.5.2. Kết quả của các chương trình hỗ trợ về lâm nghiệp của chính phủ
vực Đồng Sơn – Kỳ Thượng được qui hoạch và phân chia ra 3 loại rừng:
rừng đặc dụng có diện tích 17.640ha, thuộc các xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng, tuy đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật từ năm 1993 nhưng vẫn chưa có ban quản lý, mà vẫn thuộc quyền quản lý của Hạt kiểm lâm Hoành Bồ, cho đến năm 2003 thì thuộc quản lý của Ban quản lý khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng; rừng phòng hộ có diện tích 4.674 ha thuộc lưu vực hồ Cao Vân, xã Hòa Bình; rừng sản xuất có diện tích 3.153 ha thuộc xã Vũ Oai, cả hai phần diện tích này trước đây trước đây được giao cho lâm trường Hoành Bồ quản lý, nay cũng được quy hoạch và thuộc quản lý của Ban quản lý khu bảo tồn.
Kết quả thực hiện các dự án:
+) dự án rừng đặc dụng: trước năm 2003, do chưa thành lập ban quản lý khu bảo tồn nên các chương trình hoạt động mà luận chứng đã xây dựng chưa thực hiện được. Lực lượng kiểm lâm chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chung như tất cả các khu rừng khác nên hiệu quả không cao, xảy ra tình trạng khai thác rừng, săn bắt động vật trái phép và đốt nương làm rẫy. Hoạt động trồng rừng trong khu bảo tồn do nguồn vốn từ dự án định canh định cư thực hiện không đáng kể.
+) dự án trồng rừng phòng hộ hồ Cao Vân xây dựng năm 1994 với mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ, trồng rừng đầu nguồn lưu vực hồ Cao Vân, và dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ xã Vũ Oai do lâm trường Hoành Bồ là chủ dự án, đã thực hiện trồng rừng từ năm 1994 đến 2001, với các loài cây:
Thông, Keo, Trám, Quế, Dẻ, Keo tai tượng cho rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ.
Hai chương trình này đã thực hiện trồng được tổng số 550ha rừng sản xuất cho đến thời điểm năm 2001.
3.2.5.3. Các đối tượng tham gia và những mâu thuẫn/tranh chấp trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng khu vực bảo tồn
Các đối tượng tham gia vào quản lý và sử dụng tài nguyên rừng được thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6. Các đối tượng tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên rừng tại Đồng Sơn – Kỳ Thượng
ST
T Đối tượng Các hoạtđộng liên quan tới rừng Đồng Sơn – Kỳ Thượng
1 Ban quản lý KBT
- Trồng, quản lý và bảo vệ rừng
- Đề ra nội qui, qui định quản lý tài nguyên rừng - Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng
- Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng.
2 Người dân địa phương
- Khai thác gỗ củi, lâm sản ngoài gỗ - Săn bắn động vật rừng
- Canh tác nương rẫy
- Tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
- Tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước quản lý bảo vệ rừng.
- Chăn thả gia súc
3
Người dân các xã lân cận
- Khai thác gỗ củi và lâm sản khác - Săn bắn động, vật rừng
- Chăn thả gia súc - Canh tác nương rẫy
4 Chính quyền - Xây dựng hương ước, qui ước bảo vệ rừng
địa phương - Phối hợp cùng BQL khu BTTN thực hiện việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Xây dựng mức thưởng, phạt trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
Các mâu thuẫn/tranh chấp trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng xảy ra trong khu vực:
Mâu thuẫn và tranh chấp giữa các đối tượng trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng nảy sinh khi mà lợi ích của các nhóm bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các nhóm khác gây ra. Ví dụ việc tăng cường công tác tuần tra rừng và việc thực thi các quy định trong sử phạt hành chính của BQL khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa BQL với người dân do lợi ích kinh tế của họ từ rừng bị mất. Ban quản lý KBT là chủ thể quản lý và phải chịu trách nhiệm chính về hiện trạng tài nguyên rừng, nên việc phân tích chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích mâu thuẫn giữa BQL với các đối tượng còn lại. Các dạng mâu thuẫn cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng được thể hiện trong bảng 3.7:
Bảng 3.7. Đánh giá mâu thuẫn, tranh chấp về tài nguyên rừng tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng
Nội dung
Mâu thuẫn giữa Ban quản lý khu BTTN với Dân địa phương Dân xung quanh CQ địa phương Mức độ Xu thế Mức độ Xu thế Mức độ Xu thế
Đất đai C Ta Tb G - -
Ranh giới C Ta T K T G
Cây rừng (Gỗ,
C Ta C K - -
Săn bắn động vật C Ta C Ta - -
Nguồn nước - - - -
Bãi chăn thả C G T G - -
Ghi chú
Ta = tăng K = không đổi G = giảm C = cao Tb = trung bình T = thấp
- = không áp dụng việc đánh giá
Qua bảng 3.7 cho thấy rõ mâu thuẫn về các nguồn lợi kinh tế như khai thác gỗ củi, săn bắn độngvật, chăn thả gia súc chủ yếu xảy ra giữa ban quản lý và cộng đồng dân cư. Mâu thuẫn này ở mức độ cao với cộng đồng dân cư sống ngay tại khu bảo tồn, và thấp hơn là những người dân sống xung quanh KBT. Mâu thuẫn này nảy sinh do từ khi Ban quản lý KBT thành lập đã tiến hành một loạt các biện pháp quản lý và lập lại kỷ cương hoạt động như: hợp đồng bảo vệ toàn bộ diện tích rừng với UBND các xã nằm trong khu bảo tồn, phối hợp các xóm lập tổ bảo vệ rừng gồm từ 4 – 5 người/thôn, bản; 10 - 15 người/xã, vận động phát huy tinh thần xung kích của đoàn thanh niên tình nguyện các thôn, bản của xã. Tổ chức tuyên truyền vận động bà con tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, thành lập các trạm quản lý bảo vệ rừng ngay tại các xã, phối hợp cùng UBND xã xây dựng qui ước bảo vệ rừng…
Song thực trạng là hầu hết người dân đều phải đun bằng củi và bếp lửa để suốt ngày đêm nên nhu cầu củi hàng năm là không thể không có. Do vậy, người dân phải vào rừng thu hái củi đốt vẫn thường xảy ra.
Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng những mâu thuẫn về quan hệ của việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, LSNG, tranh chấp về đất đai và sau đó là ranh giới đang xảy ra giữa ban quản lý KBT với cộng đồng dân cư trong và quanh khu bảo tồn, đặc biệt xảy ra ở mức độ cao với người dân xã
tách có rất ít hoặc không có đất sản xuất. Chính vì thế việc tranh chấp đất đai, canh tác nương rẫy vẫn thường xuyên xảy ra, giữa người dân và Ban quản lý Khu bảo tồn, giữa chính những người dân trong vùng lõi khu bảo tồn và giữa những người dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn.