Tình hình đói nghèo và hoạt động xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh thanh hoá luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 47 - 51)

2.2.1. Tình hình và nguyên nhân đói nghèo trong thời gian qua ở Thanh Hóa

2.2.1.1. Tình hình đói nghèo trong thời gian qua ở Thanh Hóa - Về quy mô và mức độ đói nghèo:

Trong những năm qua, kinh tế Thanh Hóa đã có bước tăng trưởng khá (giai đoạn 1996-2000: 7,3%; giai đoạn 2001-2005: 9,1%), thu nhập bình quân đầu người có tăng lên qua các năm (năm 2000: 291 USD; năm 2005:

430USD) nhưng Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam. Mức sống chung của dân cư trong tỉnh tính theo thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước (năm 2000: 397 USD; năm 2005: 630USD), thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng phát sinh tình trạng chênh lệch, sự phân cực

giàu nghèo có chiều hướng gia tăng. Một số chỉ tiêu về cải thiện đời sống đạt được còn thấp so với mục tiêu đề ra đặc biệt là chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm giảm 1,8%, số hộ được dùng điện mới đạt 84,1%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 44,2%... Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa khoảng từ 7–10 vạn hộ, tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, bãi ngang ven biển, những huyện có nhiều khó khăn về sản xuất lương thực như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Tĩnh Gia, Hậu Lộc...

Có thể thấy mức độ nghèo của Thanh Hóa so với cả nước thông qua một số chỉ tiêu chính sau:

Biểu 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của Thanh Hóa so với cả nước

Chỉ tiêu ĐV

tính

Năm 2000 Năm 2005 Thanh

Hóa

Cả nước

Thanh Hóa

Cả nước GDP bình quân đầu người USD 291 397 430 640

Cơ cấu GDP theo tỷ lệ: % 100 100 100 100

- Nông lâm nghiệp % 39,9 24,3 31,6 19

- Công nghiệp, xây dựng % 26,4 36,6 35,1 42

- Dịch vụ % 33,7 39,1 33,3 39

Lương thực quy thóc bình

quân đầu người Kg 343 444 420 479

Tỷ lệ đói nghèo :

- Theo chuẩn cũ % 13,72 10 10,56 7,0

- Theo chuẩn mới (giai

đoạn 2006-2010) % 34,71 19,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch-đầu tư Thanh Hóa

So với mức chung của cả nước, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thanh Hóa ở các giai đoạn đều còn khá cao. Theo chuẩn mực đói nghèo cũ (chuẩn mực đói nghèo của giai đoạn 1996-2000), năm 1996 toàn tỉnh có tới 176.451 hộ đói nghèo, chiếm tới 23,77% (chung toàn quốc là 19,23%), trong đó hộ đói là 60.448 hộ, chiếm 8,14% so với tổng số hộ và chiếm 34,3% so với số hộ đói nghèo. Từ năm 1996-2000, tuy hàng năm hộ đói nghèo có giảm (bình quân mỗi năm giảm 14.000 hộ nghèo), song đến cuối năm 2000, toàn tỉnh vẫn còn tới 105.776 hộ đói nghèo theo chuẩn mực cũ, chiếm 13,72% (chung toàn quốc là 10%), trong đó vẫn còn có tới 28.306 hộ đói, chiếm 3,66% so với tổng số hộ trên địa bàn và chiếm 26,7% so với số hộ đói nghèo. Năm 2005, tính theo chuẩn cũ: Thanh Hóa còn 10,56%, cả nước 7%; tính theo chuẩn mới giai đoạn 2006–2010, toàn tỉnh Thanh Hóa có 275.146 hộ nghèo, chiếm 34,71% cao gấp 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước (19,5%).

Tình hình đói nghèo ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua được thể hiện rõ ở biểu sau:

Biểu 2.4: Tình hình đói nghèo tỉnh Thanh Hóa qua các năm

Năm Đơn vị

Theo chuẩn giai đoạn 1996-2000

Theo chuẩn giai đoạn 2001-2005

Theo chuẩn giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 1996 2000 2001 2005 2005 Số hộ đói nghèo Hộ 176.451 105.776 169.179 83.710 275.146 Tỷ lệ đói nghèo % 23,77 13,72 21,94 10,56 34,71 Trong đó:

- Hộ đói Hộ 60.448 28.306 58.335 0 Tỷ lệ so với

tổng số hộ % 8,14 3,67 7,56 0

- Hộ nghèo Hộ 116.003 77.470 110.844 83.710 275.146 Tỷ lệ so với

tổng số hộ % 15,63 10,05 14,38 10,56 34,71 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa.

Mức độ đói nghèo của tỉnh Thanh Hóa không chỉ biểu hiện qua số lượng và tỷ lệ đói nghèo còn khá cao, mà còn biểu hiện qua tình trạng hộ thoát nghèo chưa vững chắc, số hộ cận nghèo (hộ có thu nhập giáp ranh với chuẩn nghèo) khá lớn. Vì vậy khi gặp rủi ro nhỏ hoặc khi nâng chuẩn mực đói nghèo thì rất nhiều hộ lại thuộc vào diện đói nghèo. Điều này thể hiện khá rõ khi nhà nước ta điều chỉnh lại chuẩn mực đói nghèo cho từng giai đoạn. Ví dụ, giai đoạn 2006-2010, trong năm 2005, theo chuẩn mực đói nghèo cũ, số hộ đói nghèo toàn tỉnh là 83.710 hộ, chiếm 10,56%; theo chuẩn mực đói nghèo mới, số hộ đói nghèo toàn tỉnh là 275.146 hộ, chiếm 34,71% (phát sinh thêm 191.436 hộ so với số hộ đói nghèo theo chuẩn mực cũ). Mặc dù, về tương đối, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thanh Hóa thấp hơn so với một số tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây nguyên, song về tuyệt đối, số người nghèo của tỉnh Thanh Hóa rất lớn, năm 2005 có 958.363 người nghèo, tương đương với dân số của một số tỉnh nhỏ.

Năm 2001, tuy chuẩn hộ nghèo mới của nước ta giai đoạn 2001-2005 chỉ có chuẩn nghèo theo vùng, không có chuẩn riêng đối với hộ đói, song do tỉnh Thanh Hóa có số lượng hộ dưới chuẩn nghèo quá lớn, trong đó có nhiều hộ có mức thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Vì vậy, để có những giải pháp phù hợp, Thanh Hóa phân loại hộ nghèo của tỉnh thành 2 loại theo mức thu nhập: hộ nghèo có mức thu nhập dưới 55.000 đồng/người/tháng (gọi là hộ đói) và hộ nghèo có mức thu nhập từ 55.000 đồng/người/tháng trở lên (gọi là hộ nghèo). Theo chuẩn này, đến năm 2005, về cơ bản ở tỉnh Thanh Hóa không còn hộ đói.

Trong số 27 huyện, thị, thành phố của cả tỉnh có 11 huyện có tỷ lệ đói nghèo cao trên 42% (đều nằm ở khu vực miền núi: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Thường Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Thanh), thậm chí ở huyện Mường Lát, tỷ lệ hộ nghèo hiệ n nay quá cao, chiế m tớ i 80,45%.

Mức độ đói nghèo của các huyện, thị ở tỉnh Thanh Hoá được biểu hiện qua biểu sau:

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh thanh hoá luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)