Biểu 2.5: Mức độ đói nghèo của các huyện
3.1. Định hướng cơ bản về xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hoá
và căn cứ vào mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh Thanh Hoá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra: “Phấn đấu đến năm 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp” [20, tr.48]; mục tiêu XĐGN ở Thanh Hoá đến năm 2010 được xác định là: cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhóm hộ nghèo nhằm hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, nâng cao trình độ và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo XĐGN bền vững. Cụ thể:
+ Phấn đấu mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo trở lên, để đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Thanh Hoá còn dưới 20% (theo chuẩn mới).
+ Không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công.
+ Không còn hộ nghèo ở nhà tranh, tre, tạm bợ.
+ 80% người nghèo được sử dụng nước sạch, điện sinh hoạt.
+ 100% hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH và được tập huấn hướng dẫn cách quản lý, sử dụng nguồn vốn vay.
+ 100% người nghèo và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn được khám chữa bệnh miễn phí thông qua mua thẻ Bảo hiểm y tế.
+ 2,5 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường. 100% học sinh nghèo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định của Nhà nước.
+ 6.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực. 500.000 lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
3.1.2. Những định hướng cơ bản
Để thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững ở tỉnh Thanh Hoá, cần phải:
3.1.2.1. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững
Đảng ta đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và CBXH trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”[19, tr.113] với phương châm: “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo”[19, tr. 114]. Vì vậy, phải tiến hành đồng thời vừa tăng trưởng kinh tế, vừa XĐGN để thực hiện CBXH. Mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải là một bước thực hiện phát triển xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng. Các chính sách phát triển KT-XH đều hướng vào người nghèo, xã nghèo, vùng nghèo. XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển KT-XH, phải được đặt thành một bộ phận của chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển KT-XH của tỉnh. Khuyến khích làm giàu gắn với tăng trưởng kinh tế, song cần giữ khoảng cách giàu - nghèo hợp lý. Tiếp tục ưu tiên cho xã nghèo, vùng nghèo, vùng có nhiều khó khăn tạo điều kiện và môi trường để phát triển kinh tế, giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển KT-XH của các vùng nghèo so với các vùng phát triển khác.
3.1.2.2. Xoá đói giảm nghèo phải phát huy cao độ tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên vượt qua đói nghèo của người nghèo, hộ nghèo
Chủ động phát huy nội lực là chủ yếu, có cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo (nhân lực, vật lực, tài chính). Động viên
người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên khắc phục khó khăn để thoát nghèo là chủ yếu, Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ và tập trung vào các vùng trọng điểm, khó khăn. Đồng thời chú trọng đến việc huy động các nguồn lực, thu hút và động viên sự tham gia, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đẩy nhanh quá trình XĐGN.
3.1.2.3. Tạo cơ hội và điều kiện để hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản
Bảo đảm cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, lâm, ngư và hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn, giáo dục, y tế, văn hóa... đến với người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao dân trí. Trước hết bằng các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho người nghèo về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh, kế hoạch hoá gia đình... tăng tỷ lệ người nghèo được hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ.
3.1.2.4. Xoá đói giảm nghèo phải xác định rõ khu vực trọng điểm để đầu tư
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp, mỗi địa phương nhất thiết phải xác định rõ các vùng nghèo, xã nghèo cần được tập trung đầu tư ưu tiên hơn vào các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi, đường giao thông, điện sinh hoạt và sản xuất, trường học...) có như vậy mới bảo đảm XĐGN có hiệu quả cao.
Ở Thanh Hoá, vùng trọng điểm để XĐGN là miền núi; các xã vùng bãi ngang ven biển. Đối tượng trọng điểm là hộ chính sách; các hộ thuộc diện dân tộc ít người; các hộ có chủ hộ là nữ.
Các hoạt động ưu tiên là cung cấp tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở, kể cả cán bộ tăng cường và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.1.2.5. Xoá đói giảm nghèo phải gắn với khuyến khích làm giàu chính đáng, thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo
Mục tiêu phấn đấu của Đảng và dân tộc ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh mới có khả năng thực hiện sự CBXH và có cuộc sống văn minh. Vì vậy phải phát huy nỗ lực làm giàu cho mọi công dân. Nhà nước không những khuyến khích mọi người làm giàu một cách hợp pháp, mà còn tạo điề u kiệ n giúp đỡ làm giàu bằng nhiều biện pháp.
XĐGN đã mở ra cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo có vốn sản xuất làm ăn, giải quyết việc làm chân chính, vừa tạo ra sản phẩm cho xã hội, góp một phần giá trị vào mức tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung, mà còn tạo ra ngày càng nhiều nhân tố tích cực cho xã hội. Người nghèo, hộ nghèo có lòng tin, ý chí, có tinh thần phấn đấu vươn lên vượt nghèo. Hơn nữa, chính những hộ nghèo này lại sẵn lòng, tự nguyện giúp đỡ lại những người nghèo khác, làm tăng thêm sức mạnh và tinh thần đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư để các hộ nghèo có trách nhiệm, ý thức phấn đấu vươn lên xoá mặc cảm về số phận, tăng tình làng nghĩa xóm và lòng nhân ái thuỷ chung.
Đối với hộ nghèo khi nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên chí thú làm ăn, kiên trì học hỏi kinh nghiệm, từng bước xây dựng cuộc sống ổn định, thoát nghèo, vươn lên khá giả.
3.1.2.6. Xoá đói giảm nghèo phải gắn với việc khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường
Chương trình XĐGN được khẳng định là đối tượng khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường bởi nó tạo ra khả năng hạn chế sự gia tăng tình trạng đói nghèo quá mức, góp phần giảm dần sự chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Từ vốn XĐGN tạo cơ hội giảm bớt tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, hạn chế tình trạng di dân tự do, khắc phục được những vấn đề phức tạp, những nhân tố gây mất ổn định xã hội. Thực hiện XĐGN bước đầu giải quyết những vấn đề thiết yếu của cuộc sống, từ việc chăm lo bữa ăn, nơi ở, việc đi lại, học hành và sức khoẻ của người nghèo, đến việc tập
trung làm chuyển biến đáng kể bộ mặt của vùng nghèo, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho xã hội.
3.1.2.7. Xoá đói giảm nghèo phải là sự quan tâm và trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
Để công tác XĐGN đạt hiệu quả cao và vững chắc cần phải huy động và tập trung mọi nguồn lực, trong đó Nhà nước và cộng đồng xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, hộ nghèo tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho sự phát triển của họ.
Thế nhưng, nhân tố quyết định sự thành công của XĐGN chính là ý chí tự vươn lên thoát nghèo của chính bản thân người nghèo. Đồng thời cũng phải nhận thức một cách đầy đủ rằng công tác XĐGN là nhiệm vụ của toàn dân, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước là nơi phát động, đồng thời Nhà nước cũng là nơi tổ chức thực hiện để chương trình đạt hiệu quả. Mặt khác, phải động viên thu hút sự tham gia của các ngành, các cấp và toàn thể cộng đồng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Trên cơ sở đó, từng địa phương phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, xác định đúng đắn các phương hướng và giải pháp XĐGN, tổ chức vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN.