Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Trong giai đoạn này, đất nước có những chuyển biến đáng kể về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhƣ về chính trị: công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, đặc biệt là cải cách tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ, bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định; về kinh tế: có sự chuyển hướng của phương thức quản lý nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; về xã hội: Vấn đề dân chủ hoá, mở rộng dân chủ cũng nhƣ vấn đề nhân quyền ngày càng đƣợc quan tâm, trú trọng. Tất cả những thay đổi đó đã tác động mạnh mẽ và làm phát các quan hệ pháp luật mới, phức tạp cần đƣợc điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật
thống nhất, có giá trị pháp lý cao để đảo bảo sự phát triển ổn định của đất nước. Vì vậy, sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 (27/06/1985) là một tất yếu khách quan.
Bộ luật hình sự năm 1985 đƣợc Quốc hội khoá VII thông qua ngày 27- 6-1985, thể hiện dưới hình thức bộ luật - một hình thức lập pháp cao, đã trình bày có hệ thống, toàn diện phần chung cũng nhƣ phần các tội phạm, có tính bao quát về tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội, là cơ sở để bảo vệ thành quả cách mạng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội phạm và hình phạt trên cơ sở nền kinh tế bao cấp và tình hình tội phạm của thời kì đó. Vì vậy, ngay khi đƣợc ban hành, Bộ luật hình sự năm 1985 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với chủ trương đổi mới của đất nước và những đòi hỏi của thời kỳ mới. Tuy vậy với tƣ cách là Bộ luật hình sƣ Việt Nam đầu tiên, là nguồn duy nhất, là công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản, Bộ luật hình sự năm 1985 đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp phát triển của xã hội.
Trong Bộ luật hình sự 1985, những quy định về các tội xâm phạm sở hữu chịu ảnh hưởng sâu sắc, tiêu biểu cho thời kì quá độ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với việc đề cao sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, hạn chế sở hữu cá nhân, theo đó có hai loại hành vi xâm phạm sở hữu là hành vi xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và hành vi xâm phạm sở hữu của công dân. Hai loại hành vi này được quy định ở hai chương là chương IV “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa với 14 Điều (từ Điều 129 đến Điều 142)
và chương VI “Các tội xâm phạm sở hữu công dân” với 13 Điều (từ Điều 151 đến Điều 163).
Cũng giống nhƣ các tội phạm xâm phạm sở hữu khác, thì các tội phạm xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt cũng đƣợc Bộ luật hình sự năm 1985 quy định trong hai chương, chương “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa” với 5 Điều (từ Điều 136 đến Điều 140) và chương “Các tội xâm phạm sở hữu của công dân” với 4 Điều (từ Điều 159 đến Điều 161) gồm các tội sau:
Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa:
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 136).
- Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 137).
- Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 137).
- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 139).
- Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 140).
Và chương VI: Các tội xâm phạm sở hữu của công dân quy định các tội:
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân (Điều 159).
- Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản của công dân (Điều 160).
- Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công dân (Điều 161).
Trong các tội nêu trên, có tội chiếm giữ trái phép tài sản và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định thành hai cặp tội tương ứng ở hai chương khác nhau. Còn tội sử dụng trái phép tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước chỉ được quy định tại chương “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Cụ thể nhƣ:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản đƣợc quy định thành hai tội là Tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa đƣợc qui định tại Điều 136 với
nội dung “Người nào không trả lại tài sản xã hội chủ nghĩa bị giao nhầm hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản do mình tìm đƣợc, bắt đƣợc mà biết là tài sản xã hội chủ nghĩa, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” và Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân đƣợc qui định tại Điều 159 với nội dung:
“Người nào cố ý không trả lại tài sản cho người có tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị lớn của người khác bị giao nhầm hoặc do mình tìm đƣợc, bắt đƣợc, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cũng đƣợc quy định thành hai tội là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 138) và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản của công dân (Điều 160) với nội dung “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 79 và Điều 94, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm” – Điều 138 và “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm” – Điều 160.
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng đƣợc quy định thành hai tội là Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 140) và Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công dân (Điều 161) với nội dung “Người nào vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” – Điều 140 và
“Người nào vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đế tài sản của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” – Điều 161.
Tuy nhiên tội sử dụng trái phép tài sản chỉ đƣợc quy định tại Điều 137,
chương IV với tên tội là Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa:
“Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hay Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước cũng chỉ được quy định tại điều 140, chương IV với tên gọi là Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa:
“Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hƣ hỏng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Xét về nội dung, các cặp tội tương ứng này có dấu hiệu pháp lí tương tự nhau về mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm và chỉ khác nhau về dấu hiệu khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa và quan hệ sở hữu tài sản của công dân. Việc Bộ luật hình sự năm 1985 qui định hai cặp tội tương ứng này thành hai tội danh cụ thể tại hai chương khác nhau xuất phát từ tính chất quan hệ sở hữu đƣợc luật hình sự bảo vệ khác nhau, do vị trí của hai loại quan hệ sở hữu có tầm quan trọng khác nhau đó là sở hữu Nhà nước và sở hữu cá nhân, trong đó coi trọng sở hữu Nhà nước hơn sở hữu cá nhân. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1985 xác định hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa có tính nguy hiểm hơn hơn so với hành vi phạm tội xâm phạm tài sản của công dân, theo đó, Bộ luật hình sự năm 1985 quy định khung hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa nặng hơn mức hình phạt đối với các tội xâm phạm tài sản của công dân. Chính những quy định nhƣ vậy đã bộ lộ những bất cập trong thực tiễn xét xử của nhiều năm trước, đó là trường hợp hành vi xâm phạm tài sản của các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu chung của nhiều thành phần kinh tế nhƣ công ty cổ phần, công ty có vốn liên doanh, liên kết... thì không thể xác định người
phạm tội xâm phạm tài sản thuộc hình thức sở hữu của thành phần kinh tế nào đã dẫn đến việc định tội và quyết định hình phạt không chính xác. Mặt khác, trong giai đoạn này, đất nước đang tiến hành công cuộc cải cách, đặc biệt là sự chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mặt pháp lý là không có sự phân biệt đối với các thành phần kinh tế trong xã hội. Vì vậy những bất cập nêu trên đƣợc sửa đổi trong Bộ luật hình sự năn 1999 cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và tình hình mới của đất nước.
Về hình phạt: Bộ luật hình sự năm 1985 quy định các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trong hai chương “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa” và “Các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân” thì đa số các tội phạm đều có nhiều khung hình phạt khác nhau, nhƣng vẫn còn một số tội phạm chỉ có một khung hình phạt duy nhất nhƣ Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa – Điều 140, Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân – Điều 159 hay Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công dân – Điều 161. Điều này dẫn đến tình trạng quyết định hình phạt thiếu chính xác, vì trên thực tế tội phạm xảy ra với tích chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, thiệt hại xảy ra khác nhau, nhân thân cũng nhƣ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác nhau cần áp dụng khung hình phạt tương ứng, phù hợp với từng trường hợp phạm tội, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1985 quy định nhiều loại hình phạt khác nhau đối với loại tội này theo thứ tự từ nhẹ đến nặng nhƣ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Hai loại hình phạt cao nhất là tù chung thân và tử hình duy nhất đƣợc quy định trong khung tăng nặng thứ 2 (khoản 3) của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản xã
hội chủ nghĩa. Mức hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt quy định trong chương “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa” về cơ bản cao hơn so với mức hình phạt của các tội này đƣợc quy định trong chương “Các tội xâm phạm sở hữu của công dân”.
Về hình phạt bổ sung: Bộ luật hình sự năm 1985 quy định ở mỗi chương IV và VI một hình phạt bổ sung chung đối với các tội này gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền (đến 1.000.000đ), tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản, quản chế hoặc bị cấm cƣ trú từ một năm đến năm năm. Riêng hình phạt bổ sung là phạt tiền và tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản có thể áp dụng đồng thời cả hai hình phạt bổ sung hoặc áp dụng một trong hai hình phạt bổ sung đó.
Trong 14 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1985 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 và có trên 100 lƣợt điều luật đƣợc sửa đổi hoặc bổ sung nhƣng vẫn bộc lộ một số bất cập trong nhiều quy định và đòi hỏi phải có sự sử đổi, bổ sung cho phù hợp với thời kỳ mới.
Vì vậy Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp thiết của xã hội, phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy được vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời đánh dấu sự thay đổi tương đối toàn diện của luật hình sự Việt Nam.
Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985 nhƣng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của Bộ luật hình sự năm 1985 qua bốn lần sửa đổi, bổ sung. Vì vậy Bộ luật hình sự năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam. Theo đó các tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung và các tội phạm
xâm hạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nói riêng cũng có những thay đổi đáng kể nhƣ:
Về kết cấu chương: Bộ luật hình sự năm 1985 có hai chương quy định hai nhóm tội phạm – nhóm tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nhóm tội xâm phạm sở hữu của công dân. Nhưng xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành của nền kinh tế, hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo hộ như nhau nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời trách sự phức tạp trong áp dụng pháp luật do phải xác định tích chất của tài sản thuộc sở hữu nào. Vì vậy việc sáp nhập hai chương này thành một chương, theo đó từng cặp tội tương ứng của hai chương cũng được sáp nhập với nhau là một đòi hỏi khách quan.
Do đó Bộ luật hình sự 1999 đã nhập 2 chương “Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa” và “Các tội xâm phạm tài sản của công dân” vào thành một chương “Các tội xâm phạm sở hữu" với 13 điều luật, phản ảnh đúng bản chất của tên chương. Các điều luật được quy định trong chương này hầu hết được xây dựng từ việc nhập từ hai hoặc ba điều luật trong Chương IV và Chương VI của Bộ luật hình sự năm 1985, trong đó có các tội phạm xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nhƣ: Tội chiếm giữ trái phép tài sản, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản và Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được nhập thành từ hai cặp tội tương ứng ở hai chương khác nhau là chương Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm sở hữu riêng của công dân, việc sát nhập này có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
Trước hết, nó thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế tương ứng với đa dạng các hình thức sở hữu gồm 7 chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân. Do đó, ý nghĩa