Mặt khách quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo bộ luật hình sự năm 1999 (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử c (Trang 57 - 61)

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT

2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mọi hành vi phạm tội sau khi đƣợc thực hiện đều để lại những biểu hiện nhất định, tồn bên ngoài thế giới khách không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Những biểu hiện đó tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Các biểu hiện đó bao gồm hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội (hành vi phạm tội), thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra (hậu quả của tội phạm), mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm và các biểu hiện khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội …

Nhƣ vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

* Về hành vi khách quan: Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt tuy có khác nhau về hình thức thể hiện nhƣng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu thông qua việc xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản. Những hành vi khách quan đó là: Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hành vi sử dụng trái phép tài sản, hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản và hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

- Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là “hành vi cố tình không giao trả tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được. Sự ngẫu nhiên này có thể do người phạm tội đƣợc giao nhầm tài sản hoặc đã ngẫu nhiên tìm đƣợc, nhặt đƣợc tài sản”(Điều 141 Bộ luật hình sự).

Đối tƣợng tác động của tội phạm này là tài sản chƣa có chủ hoặc không có chủ, những tài sản này đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc tài sản chƣa đƣợc phát hiện.

Người phạm tội có được tài sản do được giao nhầm (người phạm tội không dùng thủ đoạn nào để chủ tài sản nhầm tưởng mà giao nhầm tài sản, nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để chủ tài sản nhầm tưởng mà giao tài sản cho mình thì không phải là giao nhầm), tìm được (tài sản mà người phạm tội tìm đƣợc là do tìm kiếm trái phép, bởi vì nếu việc tìm kiếm đó đƣợc phép hoặc không bị Nhà nước cấm thì tài sản tìm được thuộc quyền sở hữu của người tìm được), nhặt được…

Người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản nói trên (cố tình không trả tài sản lại cho chủ tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền) khi có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Nếu chƣa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm tội này.

- Hành vi sử dụng trái phép tài sản: là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác mà không được sự đồng ý của người quản lý tài sản.

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản tuy xâm phạm đến quan hệ sở hữu nhƣng chỉ xâm phạm trực tiếp quyền sử dụng tài sản một cách trái phép và xâm phạm trong một thời gian nhất định mà không làm cho chủ tài sản mất tài sản. Nhưng để khai thác lợi ích tài sản thì trước tiên người phạm tội phải tìm cách chiếm hữu đƣợc tài sản. Việc chiếm hữu tài sản có thể đƣợc thực hiện một cách công khai hợp pháp, nhƣng cũng có thể đƣợc thực hiện một cách lén lút, trái phép.

Trong trường hợp người phạm tội chiếm hữu tài sản một cách trái phép thì vấn đề định tội sử dụng trái phép hay tội có tính chất chiếm đoạt lại là vấn đề khá phức tạp, dễ nhầm lẫn với tội phạm khác nhƣ tội tham ô như: thủ quỹ cơ quan tự ý lấy tiền quỹ đem cho người khác vay lấy lãi, thủ kho tự ý lấy tài sản trong kho đem cho thuê lấy tiền với ý thức sau đó sẽ trả lại quỹ, trả lại kho…

Nhƣ vậy dấu hiệu nổi bật của của hành vi sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ có ý định khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản mà không có ý định chiếm đoạt tài sản. Nếu hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ là thủ đoạn, phương thức để người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì hành vi chiếm giữ tài sản trái phép đó không cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản.

- Hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản:

Hành vi huỷ hoại tài sản là hành vi làm mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại đƣợc tài sản.

Hành vi làm hƣ hỏng tài sản là hành vi làm mất giá trị sử dụng của tài sản ở mức độ còn khả năng khôi phục lại đƣợc tài sản.

Mặc dù hành vi hủy hoại tài sản và hành vi làm hƣ hỏng tài sản đều làm mất giá trị sử dụng của tài sản nhƣng sự khác nhau của hai hành vi này là mức độ làm mất giá trị sử dụng của tài sản.

Hành vi hủy hoại hoặc hành vi làm hƣ hỏng có thể là hành vi hành động nhƣ đập phá, ném… nhƣng cũng có thể là hành vi không hành động nhƣ không tắt máy khi có sự cố… Hành vi phạm tội có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện khác nhau. Điều đó tuy không có ý nghĩa trong việc định tội nhƣng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt bởi một số phương pháp, phương tiện phạm tội được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của tội này nhƣ phạm tội có tổ chức, dùng chất cháy, chất nổ hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác…

- Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:

Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước: là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước vì thiếu trách nhiệm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của Nhà nước) đã gây thiệt hại (làm mất mát, hư hỏng, thất thoát) cho tài sản của Nhà nước.

Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: là hành vi vi phạm (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ) những quy tắc sinh hoạt thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản đã gây thiệt hại cho tài sản của người khác.

* Về hậu quả của tội phạm:

Hậu quả do các hành vi nêu trên gây ra là thiệt hại cho quan hệ sở hữu, thể hiện dưới dạng thiệt hại về tài sản như: tài sản bị chiếm giữ, bị sử dụng, bị mất mát, bị hư hỏng, bị hủy hoại và thiệt hại này thường xác định giá trị quy ra tiền. Đồng thời những hành vi trên còn gây ra hậu quả nghiêm trọng khác nhƣ làm mất an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt có cấu thành tội phạm là cấu thành vật chất. Do đó dấu hiệu hành vi và dấu hiệu hậu quả, cũng nhƣ quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm của các tội này.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo bộ luật hình sự năm 1999 (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử c (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)