Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thời

Một phần của tài liệu Thời hạn tố tụng dân sự luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 61 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thời

3.1.2.1. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thời hạn tố tụng dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thời hạn tố tụng đã bộc lộ hạn chế, bất cập.

Những hạn chế, bất cập này đã làm giảm hiệu quả chất lượng công tác xét xử, ảnh hưởng lớn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự…Tác giả xin đưa ra và phân tích một số bất cập sau:

Một là, về thời hạn cụ thể để đương sự xuất trình, giao nộp chứng cứ cho Tòa án.

Theo quy định tại Điều 79 BLTTDS, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh, nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ. Ngoài ra Điều 84 BLTTDS cũng quy định, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ. Như vậy, BLTTDS quy định về nghĩa vụ chứng minh, nghĩa vụ giao nộp chứng cứ nhưng lại không quy định thời hạn cụ thể mà đương sự phải thực hiện để giao nộp chứng cứ.

Có thể hiểu việc BLTTDS hiện hành không quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ là trên cơ sở cho rằng: Ở nước ta, trình độ dân trí nói chung chưa cao, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, không phải đương sự nào cũng đủ điều kiện kinh tế để nhờ người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quy định thời hạn cung cấp chứng cứ sẽ dẫn đến nhiều trường hợp đương sự không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ưu điểm của việc không quy định thời hạn cung cấp chứng cứ là tạo điều kiện để đương sự có thể phát huy hết khả năng trong việc tự chứng minh cũng như tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng hạn chế là không đề cao được trách nhiệm của đương sự trong việc tìm kiếm, thu thập và xuất trình chứng cứ cho Tòa án. Thực tế giải quyết các vụ án dân sự cho thấy nhiều trường hợp đương sự không hợp tác với Tòa án, cố tình không xuất trình chứng cứ. Nhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộp hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ, làm kéo dài thời

hạn giải quyết vụ án. Nhiều trường hợp những chứng cứ quan trọng thường được các đương sự giữ kín đến phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thậm chí còn chờ đến "thời điểm thích hợp" [9, tr. 246] mới xuất trình; cá biệt có trường hợp chỉ giao nộp chứng cứ trong giai đoạn khiếu nại yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong khi đó khoản 1 Điều 299 BLTTDS vẫn quy định bản án phúc thẩm có thể bị hủy trong trường hợp việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VIII Bộ luật này; hậu quả là nhiều bản án, quyết định phúc thẩm bị hủy, gây tốn kém về thời gian, công sức của Tòa án và các bên đương sự.

Hai là, về thời hạn thông báo thụ lý vụ án quy định tại Điều 174 của BLTTDS.

Trong thực tế giải quyết các vụ án dân sự, thời hạn "Thông báo về việc thụ lý vụ án" mà pháp luật quy định đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu do hoàn cảnh, điều kiện khách quan.

Trong một số trường hợp đặc biệt, do đương sự thay đổi địa chỉ nhiều lần, cư trú ở nhiều nơi khác nhau, đương sự đang cư trú ở nước ngoài... việc xác minh và trả lời xác minh trong vụ án dân sự thường chiếm mất quá nhiều thời gian. Với một vụ án có nhiều người liên quan thì Tòa án cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu hồ sơ, xác định chính xác những người có liên quan trước khi gửi "Thông báo về việc thụ lý vụ án" cho các đương sự… Do đó thời hạn

"ba ngày làm việc" là thời gian quá ngắn để Tòa án có thể thông báo cho các đương sự trong vụ án biết về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 174 BLTTDS hiện hành: "Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án..." [18].

Có hai cách hiểu khác nhau về việc thực hiện thủ tục thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án.

Quan điểm thứ nhất cho rằng thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, là thời hạn luật yêu cầu Tòa án phải "gửi" thông báo về việc thụ lý vụ án đi, còn khi nào đương sự "nhận" được thông báo hoặc biết được thông báo thụ lý vụ án đó thì luật không điều chỉnh. Vì luật chỉ quy định "thông báo" chứ không quy định phải "tống đạt hợp lệ" thông báo về việc thụ lý vụ án cho đương sự.

Quan điểm thứ hai cho rằng việc gửi "Thông báo về việc thụ lý vụ án"

đi và việc đương sự nhận được "Thông báo về việc thụ lý vụ án" phải là trong thời hạn ba ngày làm việc, được thể hiện trong hồ sơ vụ án là đã tống đạt hợp lệ cho đương sự. Quan điểm này đang được hiểu và áp dụng trong thực tế.

Căn cứ việc bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án nhận được "Thông báo về việc thụ lý vụ án"

trễ hơn thời hạn ba ngày làm việc", Viện kiểm sát cùng cấp thường có văn bản kiến nghị Tòa án đã vi phạm thủ tục tố tụng. Vậy kiến nghị của Viện kiểm sát trong các trường hợp này có căn cứ hay không?

Theo quy định tại Điều 148 của BLTTDS hiện hành thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định; nhân viên bưu điện; những người khác mà pháp luật có quy định...

Như vậy, Tòa án không phải là cơ quan duy nhất thực hiện việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng. Để các văn bản tố tụng đến tận tay đương sự hoặc để đương sự biết được thông tin đó có thể bằng nhiều phương thức khác nhau, được quy định tại Điều 149 của BLTTDS: Niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với trường hợp văn bản tố tụng được gửi bằng đường bưu điện:

"Thông báo về việc thụ lý vụ án" và các văn bản tố tụng khác thường được gửi qua đường bưu điện cho các đương sự. Đây là phương thức mà Tòa án thường thực hiện trước khi áp dụng các phương thức khác. Trường hợp thông báo không đến tay đương sự trong thời hạn ba ngày bao gồm nhiều yếu tố khách quan như: thư đến trễ, địa chỉ mà đương sự cung cấp không chính xác hoặc đã thay đổi, ở những vùng hẻo lánh, vùng rừng núi thì việc chuyển thư đến tận nhà đương sự là điều khó khăn vì cơ sở vật chất tại những vùng này còn nghèo nàn, lạc hậu, đường đi còn hiểm trở. Điều này phụ thuộc nhiều vào công tác vận chuyển thư từ của từng vùng, từng địa phương mà đương sự cư trú, cũng như đặc thù về địa giới hành chính của từng Tòa án địa phương.

Với một số đặc thù nêu trên thì với thời hạn ba ngày làm việc Tòa án không thể dự liệu được thời gian mà đương sự nhận được thông báo thụ lý vụ án, vì lý do khách quan ở trên. Mà Tòa án chỉ có thể gửi thư đi trong thời hạn ba ngày kể từ khi thụ lý vụ án mà không thể đảm bảo đương sự trong vụ án có thể nhận được trong thời hạn ba ngày đó hay không.

Đối với trường hợp niêm yết công khai: Chỉ thực hiện thủ tục này khi không rõ tung tích của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp. Có thể người tống đạt đã mất một khoảng thời gian xác minh, tống đạt không thành công trước đó hay việc xác minh không có kết quả mới áp dụng thủ tục này. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết (theo quy định tại Khoản 3, Điều 154 của Bộ luật Tố tụng dân sự). Như vậy, để Tòa án có thể biết được kết quả của việc thông báo đó thì ít nhất cũng phải sau 15 ngày niêm yết. Thời hạn niêm yết công khai đó đã vượt quá số ngày theo quy định, vậy điều này có mâu thuẫn với quy định tại Điều 174 của BLTTDS?

Đối với thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng: "thì văn bản cần tống đạt phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong

ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp" (theo quy định tại Điều 155 của BLTTDS). Với phương thức cấp, tống đạt, thông báo này thì đúng trong thời hạn ba ngày luật định. Nhưng để tiến hành được thủ tục này, phải đảm bảo các yêu cầu của Khoản 1: "Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không đảm bảo cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo" [18].

Trong các cách để báo tin cho đương sự thì đây là cách đảm bảo đúng thời hạn, nhưng để thực hiện được thì phải trải qua các bước khác mà không có kết quả mới được áp dụng cách này hoặc chỉ áp dụng trong những trường hợp đã được pháp luật quy định.

Đối với trường hợp cần ủy thác tư pháp hoặc không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp đối với trường hợp đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài mà chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì Tòa án phải mất thời hạn tối đa là 6 tháng để niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo Điểm c, Khoản 2, Điều 15 của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/09/2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp quy định:

Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ tục niêm yết công khai hồ sơ ủy thác tư pháp tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự được ủy thác tư pháp (nếu có) trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền

hình của Trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của đương sự ở nước ngoài thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung [2].

Như vậy, việc ủy thác tư pháp cần ít nhất là 6 tháng mới có kết quả để Tòa giải quyết vụ việc dân sự. Nhưng theo quy định tại Điều 174 của BLTTDS có dẫn đến việc vi phạm thủ tục tố tụng ? Chưa kể, trong vụ án dân sự, có nhiều đương sự đang cư trú ở nhiều nước khác nhau, có nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam, có nước chưa ký. Do đó, việc xác minh, tống đạt đòi hỏi mất nhiều thời gian và tuân thủ các quy định về thủ tục chặt chẽ. Nên chăng cần quy định dài hơn về thời hạn thông báo thụ lý vụ án cho đương sự như quy định tại Khoản 1 Điều 174 của BLTTDS cho phù hợp? vì hiện nay vẫn đang tồn tại cách hiểu và áp dụng tố tụng như quan điểm thứ hai đã nêu ở trên?

Với những vướng mắc, bất cập trong thực tế áp dụng pháp luật, khi thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, các phương thức tống đạt đều khó đảm bảo người được thông báo sẽ nhận được văn bản trong thời hạn ba ngày. Do đó, việc thực hiện đúng thời hạn mà luật đã quy định như quan điểm 2 là không thực tế.

Tác giả đồng tình với cách hiểu và áp dụng như: "trong ba ngày làm việc" theo như quan điểm thứ nhất nêu trên, quy định đó nên hiểu theo hướng là từ khi thụ lý vụ án, trong thời hạn ba ngày làm việc, Tòa án chỉ phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Còn nếu coi đây là văn bản tố tụng bắt buộc phải tống đạt hợp lệ cho các đương sự, theo thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp mà BLTTDS quy định thì cần thiết phải quy định về thời hạn tống đạt "Thông báo về việc thụ lý vụ án" phải dài hơn như quy định hiện tại thì mới đủ thời gian để thực hiện.

Ba là, về cách tính thời hạn kháng cáo của người kháng cáo.

Theo quy định tại Điều 243 BLTTDS thì đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 BLTTDS thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Thực tế giải quyết lại các vụ án dân sự cho thấy việc đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng là khá phổ biến. Nội dung ủy quyền thường là tham gia tố tụng trong toàn bộ vụ án cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, thực hiện các quy định trên có hai trường hợp đặt ra:

Trường hợp 1: Vụ án được xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLTTDS. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt và bản án được giao cho 2 người vào 2 ngày khác nhau thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày nào?

Trường hợp 2: Vụ án được xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 202 BLTTDS. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện của họ tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày nào? Ngày tuyên án hay ngày được giao bản án?

Bốn là, về thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm.

Khoản 2 Điều 258 BLTTDS quy định về thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm như sau: "Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng".

Tuy nhiên trong thực tế, có một số trường hợp thời hạn 2 tháng (kể cả có lý do chính đáng) là chưa đủ để mở phiên tòa phúc thẩm. Chẳng hạn đối

Một phần của tài liệu Thời hạn tố tụng dân sự luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)