Kiến nghị thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thời hạn tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Thời hạn tố tụng dân sự luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Kiến nghị thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thời hạn tố tụng dân sự

Việc thực hiện tốt các quy định về thời hạn tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Để thực hiện tốt các quy định về thời hạn tố tụng, ngoài việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thời hạn tố tụng dân sự, chúng ta cần thực hiện tốt những việc sau:

Thứ nhất, nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật của người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân ý thức được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng.

"Việc dân sự cốt ở hai bên". Do vậy, khi các bên phát sinh tranh chấp, điều tốt nhất là thương lượng, thỏa thuận được với nhau để giải quyết. Ý thức được điều này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận, giải quyết được thì Tòa án mới là cơ quan cuối cùng đứng ra phân xử. Khi Tòa án thụ lý giải quyết, các bên cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng để giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, chính xác; tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên (người khởi kiện phải chủ động cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; người bị kiện phải có thái độ hợp tác với Tòa án trong quá

trình giải quyết tranh chấp, không có những hành vi như không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết vụ án…).

Thứ hai, kiện toàn tổ chức, cán bộ ngành Tòa án.

+ Ngành Tòa án cần tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh theo tinh thần của Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị; tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng cán bộ, Thẩm phán thiếu, yếu ở Tòa án các cấp.

+ Ngành Tòa án cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ Tòa án nhất là đội ngũ Thẩm phán; việc bồi dưỡng nghiệp vụ phải tăng cường tập huấn các kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử các tranh chấp quốc tế, đồng thời nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp.

Trên thực tế hiện nay vẫn còn một số Thẩm phán, cán bộ Tòa án hạn chế về năng lực, trình độ, thiếu ý thức rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân chưa cao.

+ Thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển cán bộ, Thẩm phán đảm bảo sự công bằng cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để Thẩm phán dù có được luân chuyển vẫn yên tâm công tác và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới. Đối với Thẩm phán giải quyết nhiều các vụ án dân sự, cần có chế độ ưu đãi hơn về tỷ lệ các vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán khi đánh giá, kiểm điểm xem xét bổ nhiệm lại Thẩm phán.

+ Bảo đảm đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức;

nghiên cứu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vấn đề liên quan đến chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng đặc biệt, tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo vệ cán bộ, Thẩm phán khi thi hành công vụ để họ yên tâm công tác.

+ Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Tòa án. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụng công thủ pháp, chí công vô tư" một cách sâu rộng, thiết thực trong toàn ngành Tòa án.

+ Nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện đề án xây dựng mô hình Tòa khu vực để tạo điều kiện cho các Tòa án thực hiện tốt nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành Tòa án để công tác xét xử, giải quyết vụ việc dân sự được tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thời hạn tố tụng đã chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của các quy định này. Đó là việc luật chưa quy định về thời hạn giao nộp, cung cấp chứng cứ; là việc luật không quy định về thời hạn thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;

là việc quy định về thời hạn thông báo thụ lý vụ án chưa phù hợp; là việc cách tính thời hạn kháng cáo của người kháng cáo vẫn chưa rõ ràng; là thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm trong BLTTDS còn chưa tương thích, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác…

Thông qua việc phân tích những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thời hạn, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân, đồng thời mạnh dạn đề xuất những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định về thời hạn trong tố tụng dân sự; trên cơ sở đó giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng về thời hạn đạt được hiệu quả cao, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, duy trì xã hội ổn định, thúc đẩy sự phát triển của các giao lưu dân sự.

Một phần của tài liệu Thời hạn tố tụng dân sự luận văn ths luật 60 38 30 pdf (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)