Tổng quan về thực trạng hoạt động CVTD tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI VIỆT NAM

3.1.1 Tổng quan về thực trạng hoạt động CVTD tại Việt Nam

Ở Việt Nam, mặc dù CVTD đã xuất hiện từ những năm 1980, nhưng hầu như các TCTD trong nước ít quan tâm và chú trọng khai thác lĩnh vực này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như giá trị từng khoản vay thì nhỏ nhưng số lượng lại lớn, dẫn đến chi phí tổ chức cao; hoặc đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, việc thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn do chất lượng tín dụng còn non yếu, TSĐB dùng làm thế chấp, cầm cố có giá trị không lớn....

Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, các hình thức mua hàng trả góp ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Theo Báo cáo của Viện Chiến lược NHNN, tính đến cuối năm 2012, các loại hình CVTD chủ yếu là cho vay mua bất động sản (BĐS) (83,00%), cho vay mua ô tô (13,00%), cho vay mua xe máy (2,00%), cho vay mua đồ điện máy (1,00%). Bên cạnh đó, tỷ lệ CVTD/GDP đạt 6,40%, tỷ lệ CVTD/Tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng đạt 5,60%, tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt xấp xỉ 20,00%/năm. Đặc biệt, trong 03 năm 2011, 2012 và 2013, quy mô tuyệt đối tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ đã có sự gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ, năm 2012 tăng gấp 1,92 lần so với cuối năm 2011, năm 2013 tăng 12,00% so với năm 2012.

Nguyên nhân căn bản dẫn đến xu hướng phát triển này là do:

 Trong nền kinh tế suy giảm của cả nước và toàn cầu, NHNN đã điều chỉnh chính sách tín dụng cho các NHTM theo hướng không hạn chế việc cấp tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, đồng thời khuyến khích tăng tiêu dùng nội địa. Đây được xem là giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống Ngõn hàng trong những năm qua tăng trưởng một cỏch ỡ ạch, ước tớnh chỉ bằng ẳ so với mục tiêu đã đề ra (XT – HTH, sbv.com.vn, 22/09/2014).

 Cũng trong giai đoạn suy thoái này, các ngành hàng kinh doanh sản xuất đang gặp nhiều khó khăn, cầu tín dụng cũng theo đà mà giảm theo, do vậy việc gia tăng tín dụng tiêu dùng được xem như một kênh bán lẻ hữu hiệu giúp duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như bù đắp phần nào lợi nhuận cho các NHTM.

 Thu nhập của người dân tăng lên làm tăng khả năng chi tiêu, cơ cấu dân số thay đổi, tỷ lệ nợ của hộ gia đình ở Việt Nam còn ở mức rất thấp, giới trẻ nhanh chóng

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

tiếp cận với các thói quen tiêu dùng mới,... Đây là phân khúc KH đầy tiềm năng hứa hẹn mang lại lợi nhuận dồi dào cho các TCTD.

Biểu đồ 3.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động CVTD của toàn nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng/%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu hoạt động CVTD tại Việt Nam của Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước năm 2013)

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ CVTD so với GDP và Tổng Dư nợ của toàn nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu hoạt động CVTD tại Việt Nam của Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước năm 2013)

Theo Báo cáo của Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus về Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, tổng quy mô của thị trường này trong năm 2013 đạt gần 188.000 tỷ đồng, tương đương 8.88 tỷ USD, suy ra tính bình quân đầu người dư nợ vay tiêu dùng chỉ vào khoảng 2.088.000 VND/người (Ngọc Tuyên, kinhdoanh.vnexpress.net, 25/04/2014). Đây là con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của đất nước có hơn 90 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng kinh tế nhanh thuộc hàng top của khu vực châu Á.

Tuy nhiên, sự ra đời và xuất hiện ồ ạt của các NHTM, công ty tài chính tiêu dùng (CTTCTD) và Ngân hàng nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng

-20.00%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

0.00 50000.00 100000.00 150000.00 200000.00

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Quy mô CVTD Tăng trưởng CVTD

7.60%

6.50%

6.90% 6.50%

4.70% 5.60%

5.80%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CVTD/GDP CVTD/Tổng dư nợ tín dụng

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

tăng của người dân cũng là một điểm sáng trong những năm trở lại đây. Theo kết quả khảo sát của Công ty tài chính PPF Việt Nam thực hiện trong tháng 7/2013 vừa qua, có hơn 51,00% người dân biết đến hoạt động CVTD (Đ.H, thoibaonganhang.vn, 05/09/2013), qua đó có thể thấy cụm từ “tín dụng tiêu dùng” hay “cho vay tiêu dùng”

đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các loại hình sản phẩm như CVTD trả góp lãi suất 0,00% tại các trung tâm thương mại điện tử, cho vay mua nhà, mua xe với hạn mức cho vay lên đến 100,00% giá trị TSĐB,...là những minh chứng rõ nét cho thấy sự phát triển ngày càng sâu rộng của lĩnh vực này.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng CVTD trong Tổng Dư nợ tại các TCTD tính đến tháng

9/2014 (ĐVT:%)

(Nguồn: Bài viết “CVTD ở Việt Nam – Quan niệm và xu hướng phát triển” – Tạp chí Ngân hàng số 23, 12/2014) Từ biểu đồ trên, nhận thấy 4/5 CTTCTD có dư nợ CVTD là 100,00% và chủ yếu là đến từ các khoản vay tín chấp, duy chỉ có Handico là 28,00%. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ CVTD ở các NHTM Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều, cụ thể mức dư nợ dưới 5,00% có 07 NHTM (chiếm tỷ lệ 33,33% các Ngân hàng được điều tra), dư nợ từ 6,00 – 10,00% có 3 NHTM (chiếm 14,32%), từ 10,00 – 20,00% có 07 NHTM (33,33%),

6.78%

4.00%

16.00%

6.32%

15.00%

1.50%

42.50%

41.00%

10.60%

12.00%

2.27%

4.00%

23.67%

1.20%

2.50%

10.30%

16.00%

13.00%

6.00%

1.58%

56.70%

100.00%

100.00%

100.00%

100.00%

28.00%

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00%

Đầu tư Sài Gòn Thương Tín Hợp Tác Quốc Dân Á Châu Phương Nam HDBank Tiền Phong Dầu Khí Toàn Cầu Ngoại Thương Việt Á Liên Việt Techcombank Sài Gòn Sài Gòn Công Thương Đông Á Eximbank Phương Đông An Bình Đại Dương Mê Kong HD Finance Prudential Jaccs Toyota Handico

Tỷ trọng

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

20,00 – 40,00% có 1 (4,84%), 40,00 – 60,00% có 03 (14,33%). Cũng phải nói thêm rằng, trong biểu đồ trên, HDBank, Mê Kông và TPBank là 03 NHTM có tỷ lệ CVTD cao vượt hơn so với các Ngân hàng còn lại. Điều này cho thấy một số NHTM quy mô nhỏ, ra đời sau đã xác định rõ thị trường bán lẻ tiềm năng, hướng tới phân khúc KH mục tiêu là KHCN với mục đích vay tiêu dùng, sẵn sàng tiếp thị và cung cấp các khoản vay tín chấp để gia tăng dư nợ và lợi nhuận.

Một cách tổng quan, với nguồn cung các sản phẩm tài chính tiêu dùng phong phú và dồi dào, sự cách tân trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh tại một số NHTM đối với lĩnh vực này, sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của một số tổ chức tài chính quốc tế là những nét đặc trưng dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây, khiến cho hoạt động CVTD tại Việt Nam ngày càng diễn ra sôi nổi và lan tỏa sâu rộng đến đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)