CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI TCB – CHI NHÁNH PHÚ LÂM24
3.2.2 Thực trạng hoạt động CVTD tại TCB – Chi nhánh Phú Lâm
3.2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động CVTD tại TCB – Chi nhánh Phú Lâm
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
3.2.2.1.1.1 Theo thời hạn
Bảng 3.5: Tình hình Doanh số CVTD theo thời hạn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2012/
2011 (%)
2013/
2012 (%) Doanh
số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) Ngắn
hạn 14.218 16,89 22.818 15,62 12.980 11,64 60,49 -43,12 Trung
hạn 29.998 35,63 53.188 36,41 43.686 39,18 77,31 -17,86 Dài hạn 39.968 47,48 70.080 47,97 54.844 49,18 75,34 -21,74
Tổng Doanh
số CVTD
84.184 100,00 146.086 100,00 111.510 100,00 73,53 -23,67
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Nhìn chung, doanh số CVTD giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng mạnh từ năm 2011 qua năm 2012, và giảm nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013 ở cả ba chỉ tiêu ngắn – trung – dài hạn.
Về ngắn hạn, năm 2011 doanh số CVTD đạt 14.218 tỷ đồng, chiếm 16,89%
trong tổng doanh số. Sang năm 2012, doanh số đã tăng mạnh lên 22.818 tỷ đồng, tăng 60,49% so với năm 2011. Tuy nhiên, con số này đã giảm nhẹ xuống còn 12.980 tỷ đồng trong năm 2013, giảm 43,12% so với năm 2012. Hơn thế nữa, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng doanh số CVTD trong ngắn hạn giảm dần qua các năm, từ 16,89% năm 2011 xuống còn 11,64% năm 2013. Có được kết quả này là do chi nhánh đã áp dụng chính sách tín dụng giảm dần các khoản vay ngắn hạn, nhằm đẩy mạnh lợi nhuận cho chỉ tiêu trung – dài hạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Mặt khác, các sản phẩm CVTD tập trung ở vay mua BĐS, mua xe ô tô,… nên nhu cầu vốn là rất lớn, cần thời hạn vay dài. Bên cạnh đó, đối tượng vay chủ yếu là KHCN, năng lực tài chính nhỏ hơn khách hàng doanh nghiệp (KHDN), do vậy họ cần thời gian vay vốn tương đối dài để thanh toán các khoản vay.
Về trung hạn, năm 2013, doanh số CVTD đạt 43.686 tỷ đồng, giảm 17,86% so với năm 2012, và tăng 45,63% so với năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ trọng của doanh số ở giai đoạn trung hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số, trung bình vào khoảng 37,07% và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
Trong dài hạn, doanh số CVTD cũng có cùng xu hướng như ở trong trung hạn.
Cụ thể, năm 2011, doanh số đạt 39.968 tỷ đồng, chiếm 47,48%, đến năm 2012 đã lên đến 70.080 tỷ đồng, tăng 75,34% và chiếm 47,97%. Sang năm 2013, doanh số đã giảm đi đôi chút ở mức 54.844 tỷ đồng, và chiếm 49,18% trên tổng doanh số. Tổng hợp chung, hoạt động cho vay trung – dài hạn tại chi nhánh phát triển tốt, theo đà đi lên.
Cũng phải nói thêm rằng, tỷ trọng của hai thời hạn này có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng trong dài hạn của KH là rất lớn.
Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng Doanh số CVTD theo thời hạn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Dựa vào biểu đồ 3.6, kết hợp với bảng trực quan 3.5 thể hiện tình hình doanh số CVTD, có thể thấy tỷ trọng cho vay trung – dài hạn luôn cao hơn cho vay ngắn hạn.
Trong đó, vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình vào khoảng 48,21%, tiếp theo là trung hạn, chiếm 37,07% và thấp nhất là ngắn hạn, 14,72%. Đây được xem là tín hiệu lạc quan của thị trường vào những năm sắp tới trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khi mà tâm lý và nhu cầu vay tiêu dùng người dân còn dè dặt, khiêm tốn. Tuy nhiên, sự gia tăng của các khoản vay trung – dài hạn cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho chi nhánh trong việc đảm bảo nguồn vốn giải ngân, chi phí nhân lực để theo dõi các khoản nợ cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng trong thời gian dài.
3.2.2.1.1.2 Theo mục đích sử dụng vốn 0.000
20.000 40.000 60.000 80.000
2011 2012 2013
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tỷ đồng
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
Bảng 3.6: Tình hình Doanh số CVTD theo mục đích sử dụng vốn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011– 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2012/
2011 (%)
2013/
2012 (%) Doanh
số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) Vay mua
BĐS 45.808 54,41 84.036 57,53 66.018 59,20 83,45 -21,44 Vay mua
ô tô 3.808 4,52 5.222 3,57 2.194 1,97 37,13 -57,99 Vay sinh
hoạt 30.020 35,66 54.722 37,46 41.866 37,54 82,29 -23,49 Vay
khác 4.548 5,40 2.106 1,44 1.432 1,28 -53,69 -32,00 Tổng
Doanh số CVTD
84.184 100,00 146.086 100,00 111.510 100,00 73,53 -23,67
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Một cách tổng quát, hoạt động CVTD trên các lĩnh vực đều có xu hướng tăng cao từ năm 2011 đến năm 2012, với tốc độ tăng trưởng khoảng 73,53%, và giảm nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013, giảm 23,67%. Hơn nữa, cho vay mua BĐS, mua ô tô và vay sinh hoạt là ba lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh số, trung bình khoảng 97,00% mỗi năm, góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh.
Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng Doanh số CVTD theo mục đích sử dụng vốn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm) 0.000
15.000 30.000 45.000 60.000 75.000 90.000 105.000
2011 2012 2013
Vay mua BĐS Vay mua ô tô Vay sinh hoạt Cho vay khác Tỷ đồng
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
Dựa vào biểu đồ 3.7, cho vay mua BĐS luôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao (trên 50,00%) so với các lĩnh vực khác. Đứng thứ hai là cho vay sinh hoạt, thứ ba là vay mua ô tô và sau cùng là các khoản vay tiêu dùng khác.
Ở lĩnh vực cho vay mua BĐS, năm 2013, doanh số cho vay đạt 66.018 tỷ đồng, giảm đôi chút so với năm 2012, 21,44%. Quay về năm 2012, hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ với con số ấn tượng 84.036 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, tăng 83,45% so với năm 2011. Cuối cùng, vào năm 2011, doanh số CVTD dừng lại ở mức khá khiêm tốn, đạt 45.808 tỷ đồng. Ở góc độ vĩ mô, nguyên nhân có sự tăng giảm doanh số qua các năm là do vào năm 2011, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thị trường BĐS ở trạng thái đóng băng, tăng trưởng ì ạch. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát kết hợp với lãi suất Ngân hàng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến lĩnh vực cho vay mua BĐS ở mức thấp. Nhu cầu về nhà ở, đất ở của người dân tuy vẫn tồn tại nhưng tâm lý chung của đại bộ phận dân cư vẫn tỏ ra quan ngại, dè dặt trong việc vay vốn Ngân hàng. Sang năm 2012, nền kinh tế trong nước tuy vẫn tăng trưởng chậm nhưng được các tổ chức quốc tế như World Bank, Standard Charter,... đánh giá là khởi sắc hơn so với các năm trước. Hơn nữa, các gói hỗ trợ của Chính phủ cho thị trường BĐS cũng phần nào khiến cho lĩnh vực này ấm lên đôi chút.
Nhu cầu mua bán BĐS của người dân cũng theo đó mà tăng lên. Đặc biệt, với chính sách cho vay nhỏ lẻ tập trung khai thác phân khúc KH có thu nhập trung bình – cao của TCB, kết hợp với việc đẩy mạnh hợp tác, tài trợ vốn cho các dự án BĐS đang thu hút trên thị trường như Dự án Vinhomes Central Park, Dự án Masteri Thảo Điền, Khu đô thị An Phú Quận 2,.... khiến cho doanh số của chi nhánh cũng như toàn hệ thống tăng lên mạnh mẽ. Vào năm 2013, doanh số cho vay mua BĐS đã giảm đi, do chính sách tín dụng thận trọng của chi nhánh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số ở lĩnh vực này vẫn ở mức tương đối cao.
Ở lĩnh vực cho vay sinh hoạt, tương tự như vay mua BĐS, nếu như tại năm 2011, doanh số chỉ đạt 30.020 tỷ đồng thì vào năm 2012, con số ấy đã tăng lên 54.722 tỷ đồng, tăng 82,29%. Sang năm 2013, doanh số giảm nhẹ ở mức 41.866 tỷ đồng, giảm 23,49%. Thực tế cho thấy, các hoạt động vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn diễn ra sôi nổi, dù cho nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng lĩnh vực này ngày càng tăng qua các năm, trung bình vào khoảng 36,88%, qua đó cho thấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tận hưởng tiện ích tốt nhất từ các thiết bị hiện đại, .... đang là nhu cầu thiết thực của phân khúc KH có thu nhập ổn định, khả năng tài chính tốt, góp phần vào sự tăng trưởng doanh số CVTD.
Bên cạnh đó, chi nhánh đã đa dạng hóa các loại hình cho vay, có thể kể đến một số sản
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
phẩm nổi bật trong năm 2013 như Đám cưới tự lập, Mẹ & Bé,…nhằm thu hút và đáp ứng tối đa nhu cầu mọi đối tượng KH.
Hoạt động cho vay để mua sắm phương tiện đi lại cũng tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp. Doanh số năm 2012 đạt 5.222 tỷ đồng, chiếm 3,57% trên tổng doanh số, tăng 37,13% tương đương 1.414 tỷ đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số đạt 2.194 tỷ đồng, chiếm 1,97% và giảm 57,99% so với năm 2012. Nhận thấy, tỷ trọng doanh số cho vay mua ô tô tại chi nhánh vẫn còn ở mức khiêm tốn, dưới 5,00%/năm.
Nguyên nhân là do các thủ tục liên quan đến mua bán ô tô cũ lẫn mới vẫn còn rườm rà, thuế quan vẫn ở mức cao. Hơn nữa, số lượng KH có nhu cầu cũng như năng lực tài chính tốt phục vụ cho khoản vay này không phải là nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà chính sách ưu đãi về mua ô tô nhập khẩu của Chính phủ được ban hành, doanh số của chi nhánh hy vọng sẽ được cải thiện và tăng trưởng tốt hơn.
Các khoản vay khác chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu doanh số và ngày càng có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013, doanh số phục vụ các khoản vay không phải chủ lực của chi nhánh đạt 1.432 tỷ đồng, giảm 32,00% so với năm 2012, và giảm 68,51% so với năm 2011. Cho thấy chi nhánh đã giảm dần sự chú trọng của mình vào các khoản vay không thường xuyên, tập trung phát triển các lĩnh vực đáp ứng thị yếu nhu cầu KH, giúp đem lại nguồn thu đáng kể.
3.2.2.1.1.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với KH
Xét theo phân loại mức độ tín nhiệm đối với KH, doanh số CVTD được phân làm hai nhóm chính là CVTD có TSĐB và CVTD không TSĐB.
Bảng 3.7: Tình hình Doanh số CVTD theo mức độ tín nhiệm khách hàng tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2012/
2011 (%)
2013/
2012 (%) Doanh
số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) Có
TSĐB 2.618 3,11 3.406 2,33 2.292 2,06 30,10 -32,71 Không
TSĐB 81.566 96,89 142.680 97,67 109.218 97,94 74,93 -23,45 Tổng
Doanh số CVTD
84.184 100,00 146.086 100,00 111.510 100,00 73,53 -23,67
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
96.89
% 3.11
%
2011
97.67
% 2.33
%
2012
97.94
% 2.06%
2013
Có TSĐB Không TSĐB
Ở giai đoạn 2011 – 2013, doanh số CVTD có TSĐB có xu hướng tăng mạnh từ năm 2011 lên năm 2012, và giảm nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013. Tuy nhiên, doanh số lẫn tỷ trọng CVTD không có TSĐB có xu hướng ngày càng giảm dần, trung bình giảm 23,22% qua từng năm.
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu Doanh số CVTD theo mức độ tín nhiệm khách hàng tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: %)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Ở tiêu chí CVTD có TSĐB, năm 2013 doanh số đạt 109.218 tỷ đồng, chiếm 97,94% trên tổng doanh số, và giảm 23,45% so với năm 2012. Ở năm 2012, doanh số đạt con số ấn tượng ở mức 142.680 tỷ đồng, chiếm 97,67%, và tăng 74,93% so với cùng kì năm 2011. Dựa vào biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy tỷ trọng của lĩnh vực này ngày càng tăng qua các năm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà các Ngân hàng ngày càng thắt chặt chính sách tín dụng của mình nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo lợi nhuận thu được từ khoản vay. Thực tế cho thấy, các CVKH tại chi nhánh ưu tiên xét duyệt cho các hồ sơ có thế chấp hay cầm cố TSĐB, ràng buộc ba bên hơn, một phần cảm thấy an toàn, đỡ rủi ro khi thực hiện các khoản vay, một phần dễ dàng trong công tác thẩm định nguồn thu nợ. Hơn nữa, các khoản vay không TSĐB cũng khiến các CVKH không mặn mà khi chứng minh năng lực tài chính, mất nhiều thời gian và công sức trong quá trình thẩm định tín dụng, phải trình ngoại lệ cho lãnh đạo cấp trên xem xét.
Cũng phải nói thêm rằng, trong một số trường hợp, công tác thẩm định cũng gặp phải không ít khó khăn khi xem xét các hồ sơ có TSĐB phức tạp, có giá trị quá lớn hay gặp trục trặc trong vấn đề chủ quyền. Đây cũng là mặt hạn chế của CVTD có TSĐB.
Về CVTD không TSĐB, doanh số lẫn tỷ trọng của lĩnh vực này đều giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2013, doanh số đạt 2.292 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,06% trên tổng doanh số. Năm 2012, doanh số đạt 3.406 tỷ đồng, chiếm 2,33%. Hòa chung với chính sách của hệ thống các Ngân hàng quốc nội, chi nhánh Phú Lâm nói riêng và TCB nói chung vẫn có xu hướng tỏ ra dè dặt với các khoản vay tín chấp. Đây là cơ hội vàng cho các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, các CTTCTD vào cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu những khoản vay thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh gọn, không cần chứng minh TSĐB, lãi suất lại mềm hơn so với tín dụng đen.Thực tế cho thấy, địa bàn hoạt
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
động của chi nhánh chủ yếu tập trung các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, người làm công ăn lương với mức thu nhập trung bình. Rất nhiều trường hợp KH khi đến với chi nhánh không thể chứng minh năng lực tài chính và TSĐB đủ lớn để vay vốn. Một số khác chỉ muốn vay dưới 100 triệu đồng, nhưng theo quy định của TCB thì không được phép cấp tín dụng. Chính vì vậy, sự hiện diện của hàng loạt các chương trình cho vay tín chấp thuộc các Ngân hàng nước ngoài như CitiBank, HSBC, ANZ,…, hay các CTTCTD như Prudential Finance, Home Credit,… với lãi suất 1,30 – 7,10%/tháng đang chiếm lĩnh nhóm phân khúc KH này – một thị trường mà theo một số chuyên gia kinh tế đánh giá là rất lớn và rất tiềm năng mà các NHTM đang bỏ ngỏ, trong đó có TCB – Chi nhánh Phú lâm. Đây được xem là thách thức của chi nhánh cũng như TCB phải đối mặt trong thời gian sắp tới.
3.2.2.1.2 Phân tích doanh số thu nợ CVTD
Công tác thu hồi nợ từ các khoản vay là một trong những hoạt động mà chi nhánh quan tâm bên cạnh việc tăng trưởng doanh số cho vay. Bởi lẽ dù cho doanh số có lớn bao nhiêu nhưng việc nguồn vốn mà Ngân hàng bỏ ra thu hồi chậm tiến độ, hoặc bị thất thoát, thâm hụt thì cũng không thể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng được. Các bảng biểu, biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu doanh số thu nợ CVTD theo thời hạn, mục đích sử dụng vốn và mức độ tín nhiệm đối với KH, qua đó đánh giá tình hình và hiệu quả thu hồi nợ tại TCB chi nhánh Phú Lâm.
3.2.2.1.2.1 Theo thời hạn
Bảng 3.8: Tình hình Doanh số thu nợ CVTD theo thời hạn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2012/
2011 (%)
2013/
2012 (%) Doanh
số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Ngắn hạn 14.253 18,69 16.202 13,14 10.793 10,95 13,67 -33,39 Trung
hạn 26.638 34,93 46.326 37,57 40.432 41,02 73,91 -12,72 Dài hạn 35.370 46,38 60.777 49,29 47.341 48,03 71,83 -22,11
Tổng Doanh số
thu nợ CVTD
76.262 100,00 123.305 100,00 98.566 100,00 61,69 -20,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm
Doanh số thu nợ CVTD giai đoạn 2011 – 2013 luôn theo sát diễn biến doanh số CVTD, và có xu hướng tăng mạnh từ năm 2011 qua năm 2012, giảm nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013 ở cả ba tiêu chí ngắn – trung – dài hạn.
Tình hình thu nợ trong ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 14.253 tỷ đồng. Năm 2012 tăng nhẹ đạt 16.202 tỷ đồng, và năm 2013, doanh số giảm nhẹ xuống còn 10.793 tỷ đồng. Hơn nữa, sự giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu doanh số thu nợ cho thấy các khoản vay có thời hạn dưới 01 năm mang lại doanh thu không đáng kể cho chi nhánh, không đủ bù đắp các chi phí liên quan đến công tác thu hồi nợ. Chủ trương của chi nhánh cũng vì thế mà giảm bớt sự phụ thuộc doanh số vào tiêu chí này.
Về trung và dài hạn, năm 2013, doanh số thu nợ CVTD đạt 40.432 tỷ đồng ở trung hạn, 47.341 tỷ đồng ở dài hạn, giảm nhẹ 17,41% so với năm 2012. Năm 2012, doanh số thu nợ CVTD tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 46.326 tỷ đồng ở trung hạn, 60.777 tỷ đồng ở dài hạn, tăng tới 72,87% so với năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số ở giai đoạn trung – dài luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số, trung bình vào khoảng 85,74%, đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ trọng trong dài hạn, gần 50,00% trên tổng doanh số. Như đã nêu ở các phần trên, chi nhánh chỉ áp dụng chính sách cho vay đối với các KHCN có nhu cầu vay từ 100 triệu VND trở lên, và có TSĐB. Đó cũng là lý do khiến cho doanh số thu nợ tại chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khoản vay trung – dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho KH có đủ thời gian để xoay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
Biểu đồ 3.9: Tăng trưởng Doanh số thu nợ CVTD theo thời hạn tại chi nhánh Phú Lâm giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm – P.KD TCB Chi nhánh Phú Lâm)
Nhìn chung, hoạt động thu hồi nợ tại chi nhánh tăng trưởng tốt. Sự giảm dần doanh số thu nợ cho vay trong ngắn hạn cho thấy tỷ lệ KH có khả năng xoay vốn trong ngắn hạn không cao. Mặt khác, do tính chất các khoản vay chủ yếu ở chi nhánh tập trung vào vay mua BĐS, vay sinh hoạt nên khả năng thu hồi ở quãng thời gian trung – dài hạn là rất lớn. Cũng phải nói thêm rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh số và
0.000 20.000 40.000 60.000 80.000
2011 2012 2013
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tỷ đồng