Kiến nghị đối với TCB

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 73 - 98)

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM –

4.3.3 Kiến nghị đối với TCB

Chuẩn hóa hệ thống xếp hạng tín nhiệm KHCN trên toàn hệ thống: Bên cạnh việc tham khảo thông tin tín dụng trên CIC, việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín

Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

dụng KHCN là vấn đề quan trọng mà Ngân hàng cần thực hiện. Không những thế, TCB cũng cần hỗ trợ từng chi nhánh trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, phù hợp với từng đối tượng KH trên từng địa bàn hoạt động.

Tăng cường hỗ trợ chi nhánh: TCB cần hỗ trợ chi nhánh trong việc nâng cao, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao. Bên cạnh đó, TCB cũng cần tạo điều kiện để chi nhánh thành lập và phát triển bộ phận marketing sản phẩm, tăng cường các công tác quảng bá trên địa bàn hoạt động, góp phần gia tăng doanh số.

Cắt giảm một số thủ tục vay vốn không cần thiết: TCB cần cân nhắc và có những biện pháp nhằm cắt giảm những giấy tờ không cần thiết trong quá trình thiết lập hồ sơ vay, tạo nên sự nhanh chóng và thuận tiện trong công tác thẩm định.

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

***

Tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, vừa là kênh lợi nhuận góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng, vừa là kênh chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng. Chính vì thế, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng – một phân khúc rộng lớn và tiềm năng – là vấn đề tất yếu mà các Ngân hàng đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện, trong đó có Techcombank.

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm” đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động CVTD tại Techcombank – Chi nhánh Phú Lâm, thông qua việc phân tích các sản phẩm chủ lực, quy trình cho vay, tình hình doanh số CVTD, doanh số thu nợ, dư nợ, và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD,…. Bên cạnh đó, khóa luận cũng giới thiệu các hoạt động khác tại chi nhánh như tình hình huy động vốn, cho vay theo nhiều đối tượng, đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà chi nhánh đã và đang phải đối mặt. Từ đó thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh tại đơn vị, các chính sách tín dụng và những nỗ lực mà chi nhánh đang thực hiện nhằm phát huy lợi thế cơ sở để gia tăng tối đa doanh số, lợi nhuận, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các số liệu và quan sát thực tế, khóa luận tốt nghiệp cũng mạnh dạn đề cập một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động CVTD tại chi nhánh. Hy vọng những giải pháp, kiến nghị mang tính cá nhân này sẽ hữu ích trong công tác hoàn thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động CVTD, và xa hơn là hoạt động tín dụng tại đơn vị, góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển bền vững của Techcombank.

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

Sách tham khảo

1. PGS.TS.Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Lao động và Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS.Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Tái bản lần thứ 2, NXB Lao động và Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. PGS.TS.Nguyễn Minh Kiều (2012), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài đăng trên Tạp chí khoa học

1. Ths. Phạm Xuân Hòe và nhóm nghiên cứu (12/2014), “Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam: Quan niệm và xu hướng phát triển”, Tạp chí Ngân hàng, Số 23, tr. 52 – 55.

2. Ths. Lê Thị Kim Huệ (11/2013), “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Thời đại, Số 21, tr. 24 – 25.

Luận văn tham khảo

1. Lê Minh Sơn (2009), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đỗ Thị Thùy Trang (2011), “Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

Các văn bản pháp lý

1. Quốc Hội (1997, 2004), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

2. Quốc Hội (1997, 2003, 2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001),“Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế Cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng”, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005),“Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 127/2005/QĐ – NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1267/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001”, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005),“Quyết định số 738/2005/QĐ – NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN ngày 03/02/2005”, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2002),“Quyết định số 00163/QĐ – HĐQT ngày 08/02/2002 ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng”, Hà Nội.

Khóa luận tốt nghiệp

7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2003), “Quyết định số 0080/QĐ – HĐQT ngày 05/05/2003 và số 00158/QĐ – HĐQT ngày 20/12/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 00163/QĐ – HĐQT ngày 08/02/2002”, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2011, 2012, 2013), Báo cáo thường niên Techcombank năm 2011, 2012 và 2013, Hà Nội.

9. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm (2011, 2012, 2013), Báo cáo nội bộ Chi nhánh Phú Lâm năm 2011, 2012 và 2013, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng Techcombank, Hà Nội.

11. Tổng Cục thống kê (2012), Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012.

Các trích dẫn

1. XT – HTH (22/09/2014), “Tăng trưởng tín dụng của các NHTM hiện nay, thực trạng và giải pháp”, sbv.gov.vn, được download tại địa chỉ:

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm255/vict255;jsessionid=

J5GGJ26Tqc0LlM8SJs0QcZngL0csFLX7LgkSTS2z0WvNl96TXn05!211769997!

-

1727368606?dDocName=CNTHWEBAP0116211766236&_afrLoop=1572964219 540300&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3D null%26_afrLoop%3D1572964219540300%26dDocName%3DCNTHWEBAP011 6211766236%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D3rysuja5y_4 vào ngày 25/02/2015.

2. Ngọc Tuyên (25/04/2014), “Gần 9 tỷ USD cho vay tiêu dùng”, vnexpress.net, được download tại địa chỉ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan- hang/gan-9-ty-usd-cho-vay-tieu-dung-2982752.html vào ngày 27/02/2015.

3. Đ.H (05/09/2013), “51% người dân biết đến cho vay tiêu dùng”, thoibaonganhang.vn, được download tại địa chỉ: http://thoibaonganhang.vn/51- nguoi-dan-biet-den-cho-vay-tieu-dung.html vào ngày 28/02/2015.

4. Thùy Vinh (16/09/2014), “Cuộc chiến tín dụng tiêu dùng nóng dần”, tapchitaichinh.vn, được download tại địa chỉ: http://www.tapchitaichinh.vn/Vang- Tien-te/Cuoc-chien-tin-dung-tieu-dung-nong-dan/53628.tctc vào ngày 02/03/2015.

5. AlphamaBot (01/12/2014), “Danh sách Ngân hàng tại Việt Nam”, Wikipedia, được download tại địa chỉ:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_t%

E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam vào ngày 28/12/2014.

6. Tùng Lâm (29/08/2014), “Xếp hạng tổng tài sản của các Ngân hàng hiện nay ra sao?”, cafef.vn, được download tại địa chỉ: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-

Khóa luận tốt nghiệp

hang/xep-hang-tong-tai-san-cua-cac-ngan-hang-hien-nay-ra-sao- 201408291007123500ca34.chn vào ngày 01/01/2015.

7. Ths. Châu Đình Linh (28/08/2014), ““Mảnh đất màu mỡ” của tín chấp tiêu dùng và sự nhập cuộc của các công ty tài chính”, cafef.vn, được download tại địa chỉ:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/manh-dat-mau-mo-cua-tin-chap-tieu-dung-va- su-nhap-cuoc-cua-cac-cong-ty-tai-chinh-201408281221369105.chn vào ngày 02/01/2015.

8. Lê Mỹ (21/08/2014), “Kinh doanh tài chính tiêu dùng tại Việt Nam: Kiên nhẫn

“buông lưới””, dddn.com.vn, được download tại địa chỉ: http://dddn.com.vn/tai- chinh-ngan-hang/kinh-doanh-tai-chinh-tieu-dung-tai-vn-kien-nhan-buong-luoi- 201408191157332.htm vào ngày 15/2/2015.

9. Khánh Nhi (03/12/2014), “World Bank: Trung tâm thông tin tín dụng của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập” , cafef.vn, được download tại địa chỉ:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/world-bank-trung-tam-thong-tin-tin-dung-cua- viet-nam-con-ton-tai-nhieu-bat-cap-201412031508264009.chn vào ngày 11/03/2015.

Một số website tham khảo www.techcombank.com.vn www.eximbank.com.vn www.acb.com.vn www.vietstock.com.vn www.vi.wikipedia.org www.cafef.vn

www.smartfinance.vn www.vneconomy.vn www.gso.gov.vn www.vass.gov.vn

Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC

***

Phụ lục 1: So sánh các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại TCB, ACB và Eximbank

Tên sản phẩm

Tiêu chí so

sánh TCB ACB Eximbank

Vay mua BĐS

Hạn mức cho vay tối

đa

70% giá trị BĐS, hoặc 70% tổng nhu cầu KH, với hạn mức tối đa có thể lên đến 10 tỷ đồng.

70% giá trị BĐS định mua.

Lên đến 90% giá trị BĐS định mua nếu thế chấp bằng tài sản khác.

70% giá trị BĐS định mua.

Thời hạn

vay tối đa 25 năm. 10 năm. 20 năm.

Phương thức trả nợ

Linh hoạt, với số tiền phải trả hàng tháng cố định và tiết kiệm được tới 25%

so với phương thức trả nợ thông thường.

Lãi trả hàng tháng Vốn gốc trả hàng tháng/quý theo phương thức góp đều/bậc thang (10%/năm, hoặc 20%/năm) hoặc theo thỏa thuận khác.

Trả góp hàng tháng.

Tiện ích nổi trội

Miễn phí trả nợ trước hạn từ năm thứ 6.

Sản phẩm “An Cư Lạc Nghiệp” dành cho KH là CBNV NN, bác sỹ, giáo viên, quân nhân và những KH được trả lương qua TCTD với lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 7.99%.

Sản phẩm “An Gia

Chương trình vay mua nhà ”Ngôi nhà đầu tiên” dành cho KHCN có thu nhập từ 10 triệu đồng, nhận tiền ngay trong vòng 24 giờ làm việc kể từ khi ACB nhận đủ hồ sơ và cơ hội trúng thưởng xe Vespa sành điệu.

Không tính phí khi KH thanh toán thêm

Không thu phí thẩm định tài sản, phí thanh toán trả nợ trước hạn.

Khóa luận tốt nghiệp

Phú Quý” dành cho KH khó chứng minh thu nhập

Sản phẩm “Phê Duyệt Trước Hạn Mức Vay” dành cho KH chưa chọn được BĐS ưng ý, cần biết trước số vốn được tài trợ.

20 triệu đồng mỗi tháng để rút ngắn khoản vay, miễn phí trả nợ trước hạn sau năm thứ 5.

Không tính phí dịch vụ, phí quản lý tài sản và phí duyệt khoản vay.

Lãi suất

Lãi suất ưu đãi cố định 9.99% trong vòng 1 năm đầu.

Từ năm thứ 2 trở đi:

lãi suất cơ sở + 4,99 – 5,99%/năm.

Lãi suất ưu đãi cố định 8% trong vòng 1 năm đầu.

Từ năm thứ 2 trở đi:

lãi suất cơ sở + 3,9

%/năm.

Lãi suất cố định 01 năm đầu tiên:

10%/năm.

Từ năm thứ 2 trở đi:

lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng (lãi cuối kỳ) + 3.5%/năm.

TSĐB

BĐS thuộc quyền sở hữu của KH hoặc vợ/chồng KH (nhà/đất và tài sản gắn liền với đất).

BĐS hình thành từ vốn vay.

Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/ hợp đồng mua bán.

Tài sản từ bên thứ ba.

Vay mua ôtô

Hạn mức cho vay tối đa

Ô tô mới

80% giá trị TSĐB nếu là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

85% giá trị TSĐB nếu là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

85% giá trị TSĐB nếu là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

Ô tô cũ

75% giá trị TSĐB là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

70% giá trị TSĐB là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

75% giá trị TSĐB là chính chiếc xe định mua.

100% giá trị TSĐB nếu là BĐS.

Thời hạn vay tối đa

Ô tô

mới 60 tháng. 60 tháng. 84 tháng.

Ô tô

cũ 48 tháng. 48 tháng. 60 tháng.

Phương Gốc và lãi trả hàng tháng.

Khóa luận tốt nghiệp thức trả nợ

Lãi suất

Ô tô mới

Lãi suất ưu đãi 8.99% trong 6 tháng đầu.

Lãi suất ưu đãi 9.99% trong 12 tháng đầu.

Lãi suất giảm 0.5%

nếu khách hàng mua bảo hiểm của GIC.

Lãi suất cố định 10.5% trong 1 năm đầu.

Từ năm 2 trở đi: lãi suất huy động + 4.5%.

12–13.5%/năm trong 02 năm đầu tiên.

15 –16%/năm những năm tiếp theo.

Ô tô cũ

Lãi suất ưu đãi 8.99% trong 3 tháng đầu.

Lãi suất giảm 0.5%

nếu khách hàng mua bảo hiểm của GIC.

Lãi suất cố định 9.5%

trong 1 năm đầu.

Từ năm 2 trở đi: lãi suất huy động + 4.5%

9%/năm trong 03 tháng đầu.

12%/năm trong các tháng tiếp theo.

TSĐB

BĐS thuộc quyền sở hữu của KH (nhà/đất và tài sản gắn liền với đất).

Tài sản hình thành từ vốn vay.

Tài sản từ bên thứ ba.

Vay tiêu dùng thế chấp BĐS

Hạn mức cho vay tối

đa

Tối đa 1 tỷ nhưng không quá 70% giá trị TSĐB.

70% giá trị TSĐB. 70% giá trị TSĐB.

Thời hạn

vay tối đa 84 tháng. 72 tháng. 84 tháng.

Phương thức trả nợ

Lãi trả hàng tháng Gốc trả định kì hàng tháng/quý.

Lãi trả hàng tháng và - Vốn trả góp đều hàng tháng; hoặc - Vốn trả góp bậc thang hàng tháng.

Trả góp định kỳ hàng tháng.

Lãi suất

Lãi suất cố định 6

tháng đầu:

9.99%/năm.

Từ tháng thứ 7 trở đi: lãi suất cơ sở + 4.99%/năm.

Lãi suất cố định 1 năm đầu: 10.5%/năm.

Từ năm 2 trở đi: lãi suất tiết kiệm + 4.5%/năm .

06 tháng đầu tiên:

8%/năm.

Từ tháng thứ 7 trở đi:

lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng (lãi cuối kỳ) + 5%/năm.

TSĐB BĐS thuộc quyền sở hữu của KH hoặc vợ/chồng KH (nhà/đất và tài sản gắn liền với đất).

Khóa luận tốt nghiệp

BĐS hình thành từ vốn vay.

Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/ hợp đồng mua bán.

Tài sản từ bên thứ ba.

Vay thấu chi có TSĐB

Hạn mức thấu chi tối

đa

500 triệu đồng. 100 triệu đồng.

500 triệu đồng

85–90% giá trị TSĐB là sổ/thẻ tiết kiệm.

Thời hạn duy trì hạn

mức

3 – 12 tháng. 12 tháng. 12 tháng.

Phương thức trả nợ

Gốc trả linh hoạt bằng phương thức chuyển khoản/ nộp tiền mặt vào tài khoản và chỉ yêu cầu hoàn trả toàn bộ vào thời điểm hạn mức hết hạn.

Lãi trả vào ngày cuối hàng tháng theo toàn bộ số tiền vay.

Thu vốn: vào cuối mỗi ngày làm việc, ACB tự động thu hồi số tiền đã thấu chi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của KH.

Thu lãi: vào ngày 15 hàng tháng, ACB tự động thu lãi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của KH.

Nợ gốc được tự động trả ngay sau khi tài khoản tiền gửi của KH phát sinh giao dịch ghi Có.

Nợ lãi được trả một lần vào ngày cuối mỗi tháng.

Lãi suất

10.49%/năm đối với khoản vay có thời hạn từ 3 – 9 tháng.

11.49%/năm đối với khoản vay có thời hạn 9 – 12 tháng.

12 – 15%/năm. 10.5 – 11%/năm.

TSĐB

BĐS đô thị phù hợp với quy định trong từng thời kì.

Sổ (thẻ) tiết kiệm.

Chứng khoán.

Khóa luận tốt nghiệp

Phụ lục 2: Diễn giải quy trình cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

Quy trình CVTD tại Chi nhánh Phú Lâm gồm 13 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ a. Người chịu trách nhiệm thực hiện

CVKH thuộc phòng kinh doanh tại các đơn vị.

b. Nội dung công việc - Tiếp thị và tiếp xúc KH.

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH và hướng dẫn KH lập hồ sơ.

- Tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ KH.

- Thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng.

c. Yêu cầu

Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín dụng. Trong giai đoạn này, CVKH cần thu thập đầy đủ thông tin, có được những thông tin chính xác, trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về KH, làm cơ sở cho việc đề xuất hạn mức cấp tín dụng hoặc phê duyệt tín dụng cho KH.

Bước 2: Thẩm định, phân tích hồ sơ a. Người chịu trách nhiệm thực hiện

CVKH thuộc phòng kinh doanh tại các đơn vị.

b. Nội dung công việc

- Thẩm định tư cách KH (thể nhân/ pháp nhân).

- Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh (HĐKD), năng lực tài chính đối với pháp nhân, hoặc nguồn thu nhập đối với thể nhân.

- Thực hiện xếp hạng tín dụng KH (Chi tiết xem tại Phụ lục 3: Hệ thống chấm điểm tín dụng KHCN tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam).

- Thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của KH.

- Thẩm định TSĐB (phối hợp với Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh (B.

KS&HTKD), Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng (B.

TĐ&QLRRTD)).

- Lập báo cáo thẩm định (BCTĐ).

c. Yêu cầu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 73 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)