Phân tích S.W.O.T về hoạt động CVTD tại TCB – Chi nhánh Phú Lâm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI TCB – CHI NHÁNH PHÚ LÂM24

3.2.3 Phân tích S.W.O.T về hoạt động CVTD tại TCB – Chi nhánh Phú Lâm

3.2.3.1 Điểm mạnh (Strengths)

Về kết quả hoạt động, từ năm 2011 đến năm 2013, các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ CVTD có xu hướng tăng mạnh giai đoạn 2011 – 2012, và giảm nhẹ giai đoạn 2012 – 2013, tuy nhiên nhìn chung tình hình kinh doanh tại chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt và ổn định. Đặc biệt trong năm 2012, chi nhánh đã xuất sắc đạt danh hiệu “Chi nhánh xuất sắc” – top một trong ba chi nhánh có kết quả kinh doanh, hoàn thành KPIs tốt nhất trên tổng số 15 chi nhánh thuộc Vùng 13. Có được kết quả đáng khích lệ này là do chi nhánh đã chú trọng việc quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm chủ lực, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên.

Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, năng động, với độ tuổi trung bình từ 26 tuổi trở lên. Ngoài ra, đây là nguồn nhân lực có nền tảng chuyên môn tốt, 100% trình độ cử nhân kinh tế trở lên, am hiểu các nghiệp vụ, sản phẩm của TCB. Ngoài ra, do thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng mềm thông qua các khóa học như TechcomLead, các khóa học về giao tiếp, xử lý tình huống, chăm sóc KH… nên họ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình, qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng nơi KH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Công tác quản lý diễn ra hiệu quả và đồng bộ. Đặc biệt, GĐCN đã đề ra các quy định, nội quy, chương trình khen thưởng công bằng, nghiêm minh, qua đó không những tạo nề nếp, tác phong công sở chuyên nghiệp mà còn tạo động lực làm việc cho các nhân viên cấp dưới.

Chính sách lãi suất linh hoạt, các chương trình ưu đãi, tri ân KH vào các dịp Lễ, Tết được chi nhánh triển khai đều đặn, qua đó duy trì một lượng KH ổn định, có năng lực tài chính tốt thường xuyên giao dịch với chi nhánh trong những năm gần đây.

Với vị trí tương đối thuận lợi, nằm gần chợ, các trung tâm thương mại, tiếp giáp với các tuyến đường lớn trên địa bàn quận 11, chi nhánh đã tạo nên lợi thế kinh doanh tốt, sẵn sàng đón tiếp và thu hút nhu cầu vay tiêu dùng của nhiều đối tượng KH, góp phần vào sự thành công chiến lược mở rộng thị phần KH tại TCB.

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

3.2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses)

Hoạt động kinh doanh ở một số giai đoạn vẫn chưa thực sự bám sát với các mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Cụ thể, tăng trưởng CVTD vẫn còn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực cho vay mua BĐS, cho vay sinh hoạt. Trong khi đó, một số lĩnh vực khác như cho vay mua ô tô, tuy vẫn tăng trưởng về mặt doanh số, nhưng số lượng KH tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do chi nhánh vẫn đang đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm được coi là thế mạnh của mình, nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận. Mặt khác, do đơn vị nằm trong địa bàn nơi tập trung nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, do vậy phân khúc KH có thu nhập cao, có nhu cầu mua xe phục vụ mục đích đi lại bị hạn chế.

Doanh số CVTD chưa thực sự tăng trưởng tối đa so với tiềm năng của nó. Nhận thấy, tỷ trọng doanh số CVTD/tổng doanh số cho vay giai đoạn 2011 – 2013 trung bình đạt 69,22%. Dư nợ cho vay tín chấp cũng ở mức rất thấp, hầu như không đáng kể.

Đây là con số chưa phải là lớn, bởi lẽ nằm trong khu vực dân cư đông đúc, hơn nữa nền kinh tế trong nước đã có nhiều khởi sắc hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng của người dân không ngừng tăng lên, con số này đáng ra phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều. Lý giải vấn đề này, chạy đua lãi suất là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Thực tế cho thấy, mặc dù toàn hệ thống cũng như chi nhánh đã có những chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi cho từng đối tượng KH, nhưng nhìn chung vẫn cạnh tranh gay gắt, đôi khi yếu thế hơn so với các Ngân hàng khác có cùng phân khúc thị trường như ACB, Eximbank, Sacombank…. Hơn nữa, sự vào cuộc rầm rộ của các khoản vay tín chấp đến từ các Ngân hàng nước ngoài, các CTTCTD cũng là nguyên nhân khiến cho thị phần KH trở nên thu hẹp. Đây vừa là mặt tồn tại, vừa là thách thức mà chi nhánh phải đối mặt trong hiện tại và tương lai.

Các hoạt động marketing còn yếu, việc quảng bá tại chính địa bàn hoạt động vẫn chưa thực sự diễn ra rõ nét. Tại chi nhánh, các tờ rơi, áp phích sản phẩm nằm ở vị trí tương đối khuất, hạn chế sự chú ý của KH. Nguyên nhân có mặt tồn tại này là do chính sách quảng bá hình ảnh được thực hiện trên toàn hệ thống TCB, qua các website trang báo mạng, diễn đàn,…, chứ chưa tập trung cụ thể vào từng chi nhánh.

Quy trình tín dụng chưa thực sự đồng bộ. Thỉnh thoảng, sự phân cấp trách nhiệm cũng tỏ ra thiếu linh hoạt, một số bộ phận chuyên trách làm việc không đúng tiến độ, gây mất thời gian, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ KH. Không những thế, trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với những KH vay vốn dưới nhiều khoản vay khác nhau, hoặc thế chấp dưới nhiều TSĐB, thủ tục tỏ ra khá phức tạp khi KH phải kí nhiều lần vào các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,.... Đây là điểm yếu không chỉ của riêng chi nhánh mà toàn hệ thống cần phải xem xét để giảm bớt các thủ tục hành chính cho KH.

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

Hệ thống xếp hạng tín dụng KH nội bộ chi nhánh còn rời rạc, chưa được chuẩn hóa. Thực tế cho thấy, trong quá trình đầu tiếp xúc và thẩm định sơ bộ năng lực KH, không phải lúc nào CVKH cũng có thể tra cứu trên CIC. Theo quy định của TCB, cán bộ tín dụng chỉ đề xuất lên hệ thống tra cứu thông tin KH trên CIC trong những trường hợp cần thiết, để tránh gia tăng chi phí cho Ngân hàng. Do vậy, phần lớn KH có nhu cầu vay được CVKH thẩm định năng lực và tính trung thực chủ yếu qua thông tin do KH cung cấp và kinh nghiệm xét đoán nghề nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, việc không có một hệ thống xếp hạng tín nhiệm KHCN nội bộ đôi khi đã gây nhiều khó khăn trong công tác thẩm định. Không những thế, trong thời gian tới, khi mà cho vay tín chấp lan tỏa sâu rộng và các Ngân hàng (trong đó có TCB) triển khai rầm rộ hơn, công tác thẩm định chưa được chuẩn hóa được xem là thách thức lớn mà chi nhánh phải đối mặt.

3.2.3.3 Cơ hội (Opportunities)

Sự hội nhập nền kinh tế thế giới đem đến cho TCB nói chung và chi nhánh Phú Lâm nói riêng cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm, thành tựu trong lĩnh vực Ngân hàng từ các nước phát triển, tạo động lực thúc đẩy quá trình cải thiện và nâng cao về mọi mặt trong toàn hệ thống, gia tăng tính cạnh tranh trong khu vực.

Nền kinh tế trong nước đã có những biến chuyển tích cực, đời sống và nhu cầu người dân không ngừng tăng lên. Đặc biệt, thị trường BĐS, thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân có những dấu hiệu phục hồi. Đây là cơ hội vàng để chi nhánh khai thác, góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.

Sự phát triển về công nghệ tạo điều kiện cho chi nhánh thu hút một lượng lớn KH trí thức, am hiểu về công nghệ sử dụng. Các tiện ích đính kèm cùng với sản phẩm tín dụng như E – Banking, dịch vụ SMS, phần mềm 3D khi mua sắm trực tuyến trên thẻ tín dụng,…là những lợi thế mà chi nhánh cần đẩy mạnh quảng bá và kinh doanh.

Nằm tại vị trí gần khu vực dân cư, gần chợ, trung tâm thương mại với lực lượng lao động dồi dào đã mở ra cơ hội cho chi nhánh tiếp cận và khai thác một lượng lớn KH tiềm năng.

3.2.3.4 Thách thức (Threats)

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và sắp tới đây là mục tiêu hội nhập ngành Ngân hàng nội khối vào năm 2020 của Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) được thực thi, TCB cũng như chi nhánh Phú Lâm đang đứng trước thách thức cực kì lớn bởi sự cạnh tranh gay gắt hơn đến từ các nước bạn. Các cuộc chạy đua về lãi suất, về chất lượng dịch vụ, về chương trình khuyến mãi,… là điều không thể tránh khỏi, quyết định đến sự tồn tại và phát triển không chỉ chi nhánh nói riêng và TCB nói chung. Cũng phải nói thêm rằng, sự phát triển như vũ bão của các khoản vay tín chấp đến từ các

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

Ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, CitiBank,…, hay của các công ty tài chính như Prudential Finance, Home Credit,…, cùng với sự bỏ ngỏ phân khúc thị trường được đánh giá là lớn gấp 10 lần so với khoản vay thế chấp của các NHTM khối nội, trong đó có TCB đã làm cho thị trường khai thác đã hẹp nay còn hẹp hơn.

Cùng nằm trên tuyến đường nơi tập trung các Ngân hàng lớn như ACB, Sacombank, Eximbank,…, chi nhánh đã gặp thách thức lớn trong việc cạnh tranh và thu hút KH. Hình ảnh dễ bị hòa tan khi có quá nhiều sự lựa chọn dành cho KH, đòi hỏi chi nhánh cần phải có chính sách khẳng định thương hiệu, hình ảnh của mình trong thời gian tới.

Những biến động bất thường về tỷ giá, trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay, các chính sách, nghị định ban hành của NHNN, hoặc tình hình lạm phát, sự tăng giảm không thể dự đoán của giá vàng, giá dầu trong nước – thế giới, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người dân nắm giữ tài sản cá nhân,… cũng là một trong những thách thức mà chi nhánh phải đối mặt.

Tình hình kinh tế - chính trị trong nước và thế giới bất ổn định là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và khả năng trả nợ của người dân, công tác thu hồi nợ cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Lâm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM – CN PHÚ lâm (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)