Vi sinh vật dùng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu SÀNG LỌC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO NGƯỜI (Trang 27 - 30)

Staphylococcus aureus là vi khuẩn gram dương, hình cầu, tồn tại riêng lẻ hay kết thành cụm, đường kớnh 1àm, khụng di chuyển, khụng sinh bào tử, yếm khớ tựy tiện, lên men đường tạo sản phẩm chủ yếu là acid lactic, lên men mannitol (phân biệt với Sta. epidermidis), catalase dương, oxidase âm, coagulase dương, khuẩn lạc màu vàng trên thạch. Staphylococcus aureus có thể phát triển ở nhiệt độ 15-450C, chịu được nồng độ NaCl cao đến 15% [20].

Ảnh 1.2: Hình thái đại thể và vi thể chủng Staphylococcus aureus.

Trên người thường được tìm thấy ở xoang mũi, da và màng nhầy đường tiêu hóa [20]. Staphylococcus aureus có thể gây nhiễm trùng da nhẹ như nổi mụn, chốc lở, nhọt, viêm nang lông viêm mô tế bào, áp xe; các bệnh hiểm nghèo như viêm phổi, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết...[21]

1.5.2 MRSA

MRSA là một chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus đã phát triển kháng với kháng sinh nhóm beta-lactam như penicillin (methicillin, dicloxacillin, nafcillin, oxacillin,...) và cephalosporin.

MRSA làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân có vết thương hở, hệ thống miễn dịch suy yếu trong bệnh viện. Thời gian để một bệnh nhân khỏe mạnh phát hiện MRSA có thể từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh nhân bị tổn thương hệ thống miễn dịch có nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp cao hơn. MRSA có tiến triển trong vòng 24-48 giờ với các triệu chứng ban đầu, sau 72 giờ thì điều trị không phù hợp nữa. Ban đầu, triệu chứng là xuất hiện bướu nhỏ màu đỏ như mụn nổi, vết nhện cắn, hay bóng nước có thể kèm theo sốt, đôi khi phát ban. Sau một vài ngày, vết nổi lớn hơn, đau đớn hơn, mở vào sâu và chứa đầy mủ bên trong [24].

1.5.3 E.coli

Escherichia coli là vi khuẩn Gram âm, vừa hiếu khí vừa kỵ khí, hình que, dài khoảng 2àm, đường kớnh 0,5àm, khụng sinh bào tử. E.coli sử dụng hỗn hợp cỏc acid lên men trong điều kiện yếm khí, sản sinh lactate, succinate, ethanol, acetate và CO2

và nồng độ H2 thấp. E.coli có thể phát triển trong khoảng 7-460C, tối ưu ở 370C, nhưng một số chủng lại phát triển tốt ở 490C, có tiêm mao nên có thể di chuyển [22].

Ảnh 1.3: Hình thái đại thể và vi thể E.coli.

E.coli thuộc nhóm vi khuẩn sống trong đường ruột của người và động vật máu nóng, nó vô hại với vật chủ, nó góp phần sản xuất vitamin K2 . Tuy nhiêm, sự có mặt của một số chủng E.coli trong nước ngầm hay thực phẩm là chỉ thị cho sự nhiễm phân [22]. E.coli có thể gây bệnh tiêu chảy, tiêu chảy ra máu, đôi khi gây suy thận và tử vong [23].

1.5.4 Streptococcus faecalis

Streptococcus là chủng vi khuẩn Gram dương hình cầu, thuộc nhóm vi khuẩn lactic. Tế bào phân chia theo dọc theo một trục duy nhất do đó phát triển thành cặp hay dây chuyền. Đây là điểm khác biệt với Staphylococcus.

Ảnh 1.4: Hình thái đại thể và vi thể chủng Streptococcus faecalis.

Streptococcus là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, oxidase âm và catalase âm.

Streptococcus gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, một số gây viêm màng não, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm quầng và hoại tử fasciitis. Tuy nhiên, một số loài không gây bệnh. Streptococci trong nhóm D đã được phân loại lại và đặt trong chi Entercoccus bao gồm Str. faecalis [19].

Entercoccus faecalis là vi khuẩn Gram dương, kỵ khí tùy nghi, sống trong hệ tiêu hóa của con người, thành phần chính trong probiotic, E. faecalis gây nhiễm trùng đe dọa con người đặc biệt ở môi trường bệnh viện. E. faecalis được tìm thấy trong chân răng [18].

1.5.5 Pseudomonas aeruginosa

Ảnh 1.5: Hình thái đại thể và vi thể Pseudomonas aeruginosa.

Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi, hình que với khả năng di chuyển một cực. P.aeruginosa có thể tiết ra nhiều loại sắc tố bao gồm pyocyanin (lam lục), fluorescein (vàng lục); vi khuẩn này có thể được xác định bởi vẻ ngoài óng ánh như hạt trai và có mùi giống như nho hay bánh tortilla khi nuôi in vitro, phát triển ở 420C.

Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn mầm bệnh cơ hội cho con người cũng như thực vật và động vật, chúng tấn công vào các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng khẳng định sự có mặt của vi khuẩn này trong lâm sàng gồm khả năng sinh hai sắc tố pyocyanin và fluorescein. P.aeruginosa gây nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, các vết bỏng, vết thương và còn gây nhiễm trùng huyết [25].

Một phần của tài liệu SÀNG LỌC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO NGƯỜI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)