TRUNG THU ĐỘC LẬP

Một phần của tài liệu giáo an trường tiểu học Mường Nhé số 1 (Trang 40 - 45)

I. Mục đích, yêu cầu:

-Đọc đúng các tiếng, từ khó: Gió núi nao la, man mác, soi sáng, chi chít…

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, ..

-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

-Hiểu các từ ngữ:Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, nông trường….

-Nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

-GDHS nam và nữ tình yêu quê hương đất nước.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to ), bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc

HS: Sưu tầm tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

-Gọi 3 HS đọc phân vai chuyện Chị em tôi và nêu nội dung chính của truyện.

-Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

-GV: Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?

-Chỉ vào tranh minh hoạ chủ điểm và nói

-Treo tranh minh hoạ bài tập và hỏi:

Bức tranh vẽ cảnh gì? GV giới thiệu, ghi đề

b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

-Gọi HS đọc toàn bài -GV chia đoạn đọc nối tiếp

+Đoạn 1: Đêm nay…đến của các em.

+Đoạn 2: Anh nhìn trăng … đến vui tươi.

+Đoạn 3: Trăng đêm nay … đến các em.

-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS

Chú ý các câu:

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. ...đến với các em.

-Gọi HS nêu phần chú giải.

-Cho HS luyện đọc cặp đôi

-3 HS thực hiện theo yêu cầu.

+Tên của chủ điểm tuần này là Trên đôi cánh ước mơ. Tên của chủ điểm nói lên niềm mơ ước, khát vọng của mọi ngừơi.

-Lắng nghe.

-Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu.

Anh suy nghĩ và mơ ước một đất nước tươi đẹp cho trẻ em.

-HS đọc tiếp nối theo trình tự

-HS đọc đúng

-HS nêu chú giải sgk -HS luyện đọc cặp đôi -1 HS đọc toàn bài.

-HS theo dõi

-Gọi HS đọc toàn bài

-GV đọc mẫu toàn bài, nêu giọng đọc diễn cảm.

* Tìm hiểu bài:

-Gọi HS đọc đoạn 1

-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ vào thời gian nào?

+Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?

+Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?

-Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?

-Đoạn 1 nói lên điều gì?

-GV kết luận

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:+Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?

-Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?

-Đoạn 2 nói lên điều gì?

-GV kết luận

Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?

-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

-Đọc tầm và tiếp nối nhau trả lời.

+Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.

+Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ.

+Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em.

+Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu qúy. Trăng vằn vặt chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.

- Đoạn 1 nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.

-Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.

+Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.

+Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều.

+Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.

*Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã thành hiện thực: chúng ta đã có nhà máy thủy điện lớn: Hoà Bình, Y-a-li…

những con tàu lớn chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ…

*Nhiều nhà máy, khu phố hiện đại

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?

+Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?

-Ý chính của đoạn 3 là gì?

-Nội dung của bài nói lên điều gì?

-GV kết luận

-Nhắc lại và ghi bảng.

* Đọc diễn cảm:

-Gọi 3 HS tiếp nối đọc tứng đoạn của bài.

-Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm.

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

- Cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.

-Nhận xét, cho điểm HS .

-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.

-Nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố – dặn dò:

-Hỏi: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?

-Dặn HS về nhà học bài trên, chuẩn bị bài: Ở vương quốc vắng nụ cười và trả lời CH sgk

mọc lên, những con tàu lớn vận chuyển hàng hoá xuôi ngược trên biển, điện sáng ở khắp mọi miền…

-HS đọc thầm và trả lời

+Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.

*Em mơ ước nước ta có một nề công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới.

*Em mơ ước nước ta không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang.

-Đoạn 3 là niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.

-Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

-2 HS nhắc lại.

-3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng dọc của từng đoạn

-Đọc thầm và tìm cách đọc hay.

-5 HS thi đọc

-2-3 HS thi đọc, HS khác nhận xét.

-HS trả lời -HS cả lớp

Tiết 3 : Âm nhạc (đ/c Hiên dạy) Tiết 4 : Toán:

LUYỆN TẬP. I.Mục đích, yêu cầu:

-Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.

-Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

-Dành cho HS khá, giỏi giải toán có lời văn ở bài tập 4 , 5.(làm thêm ) -Có ý thức tốt trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy - học:

GV: Bảng phụ ghi bài giải, sgk HS: Sgk, vở, bút,...

III.Hoạt động dạy – học:

Hoạt động củaGV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ:

-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tiết trước, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới : a.Giới thiệu bài:

Ghi tựa: Luyện tập.

b.Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1

-GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.

-GV yêu cầu HS nhận xét -GV nêu cách thử lại:

-GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.

-GV yêu cầu HS làm phần b.

Bài 2

-GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.

-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn -GV nêu cách thử lại: Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.

-GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.

-GV yêu cầu HS làm phần b.

Bài 3

-GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

-HS nghe.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm

bài vào giấy nháp.

TL:

-2 HS nhận xét ?

5164 2416 7580 7580

5164

2416 −

+

-HS trả lời.

-HS thử lại phép cộng.

-HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại.

-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở nháp

-HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.

-Tìm x.

-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

-GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình

x + 262 = 4848

x = 4848 – 262 x = 4586

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 4 Dành cho HS khá, giỏi làm thêm

-GV yêu cầu HS đọc đề bài.

-GV yêu cầu HS trả lời.

Bài 5 Dành cho HS khá, giỏi làm thêm

-GV yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm, không đặt tính.

3.Củng cố- Dặn dò: Gọi HS nên lại dạng toán vừa làm trên

-GV tổng kết giờ học.

-Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa hai chữ.

x – 707 = 3535

x = 3535 + 707 x = 4242

-HS đọc.

-Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn: 3143 – 2428 = 715 (m).

-HS: Số lớn nhất có năm chữ số là 99999, số bé nhất có năm chữ số là 10000, hiệu của hai số này là 89999.

-2 HS nêu -HS cả lớp.

Tiết 5 : Thể dục (đ/c Nga dạy) Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010

Tiết 1 :Toán:

Một phần của tài liệu giáo an trường tiểu học Mường Nhé số 1 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w