ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Một phần của tài liệu giáo an trường tiểu học Mường Nhé số 1 (Trang 149 - 153)

I. Mục đích, yêu cầu: Ôn tập các kiến thức về:

- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.

- Dinh dưỡng hợp lí - Phòng tránh đuối nước.

- Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật cho bản thân.

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp

HS: Chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.

- Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.

- Thu phiếu và nhận xét 2.Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.

b.Ôn tập:

Hoạt động 1: Con người và sức khỏe.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm 4 và trình bày

- 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

+ Nhóm 2:Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng

+ Nhóm 3: Cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa

+ Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.

- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.

- Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày

-GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.

* Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?”

- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang

- Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo bài của các bạn.

- Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.

-HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.

- Nhóm 1:Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất

- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?

- Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?

-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?...

- Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?

- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?

- Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?

- Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?

- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.

-Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận.

-Trình bày và nhận xét.

đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy.

-Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp.

3.Củng cố- dặn dò:

- Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.

- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.

- Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.

-HS lắng nghe.

-HS đọc.

-HS cả lớp.

Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010 Tiết 1 : Thể dục (đ/c Nga dạy )

Tiết 2 : Toán:

THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,VẼ HÌNH VUÔNG I. Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS:

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).

- Biết sử dụng thước, ê ke để vẽ hình chữ nhật, hình vuông theo đúng độ dài cho trước.

- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 1b, 2b ( tr54); 1b, 2b, 3 (tr55).

- Có ý thức học tốt toán, vận dụng vào trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy – học:

GV và HS: Thước thẳng và ê ke.

III. Hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS làm các bài tập 4 và kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: – Ghi đề:

b.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh.

- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Nghe giới thiệu bài.

- Theo dõi.

A B

C D

+ Nêu đặc điểm của các góc của hình chữ nhật ABCD ?

+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau?

- Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.

- Nêu : Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm.

- Yêu cầu HS vẽ từng bước như đã hướng dẫn.

+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm.

GV vẽ đoạn thẳng CD = 4cm lên bảng.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D, trên đoạn thẳng đó lấy DA = 2cm.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2cm.

+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.

c. Luyện tập, thực hành : Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

a) Yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, sau đó đặt tên cho hình.

b) Tính chu vi hình chữ nhật đó (HS khá, giỏi làm

Bài 2: HS khá, giỏi làm câu b

- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó làm bài.

- Cho HS tự vẽ và dùng thước đo 2 đường chéo của hình chữ nhật đó.

- Nhận xét sửa sai.

c. Hướng dẫn vẽ hình vuông:

- Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ?

- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ?

+ Có 4 góc đều vuông.

+...song2 với nhau là: AB // CD, AD //

BC

-HS nêu từng bước

- Thực hiện

- HS đọc - HS thực hiện

- Nêu công thức tính.(a + b ) x 2

- Chu vi hình chữ nhật: (5 + 3) x 2 = 16 (cm)

- Thực hiện vẽ vào vở.

+ Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.

- Các cạnh bằng nhau.

- Là các góc vuông.

- HS vẽ hình vuông ABCD theo từng

A B

C

D 4 cm

2 cm

- GV nêu: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:

+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.

+Nối A với B ta được hình vuông ABCD.

*Luyện tập, thực hành :

Bài 1 HS khá, giỏi làm bài 1b

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình.

- GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS quan sát hình rồi vẽ vào vở

- Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông (to hoặc nhỏ) giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.

Bài 3 HS khá, giỏi làm

- GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không.

-GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.

3.Củng cố- Dặn dò:

-Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập ở vở BTT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập

bước hướng dẫn của GV.

- HS làm bài vào vở nháp.

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS vẽ hình vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- HS tự vẽ hình vuông ABCD vào nháp

+ Dùng thước thẳng có vạch chia xăng- ti-mét để đo độ dài hai đường chéo.

+ Dùng ê ke để kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo.

- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau.

- Chú ý lắng nghe và thực hiện..

Tiết 3 : Tập làm văn:

Một phần của tài liệu giáo an trường tiểu học Mường Nhé số 1 (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w