Cái tôi của khát vọng kiếm tìm

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 46 - 50)

Chương 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

2.2. Cái tôi của sự sáng tạo

2.2.1. Cái tôi của khát vọng kiếm tìm

Từ những điều bình dị trong cuộc sống, nhà thơ phát hiện ra những vẻ đẹp vô cùng giản dị nhƣng không kém phần tinh tế. Đó là cái đẹp rất thô sơ, mộc mạc qua hình ảnh một người đàn bà với khuôn mặt đẹp ngồi trên một chiếc xe bò giữa con đường rét buốt trong bài thơ Cái đẹp:

Trên con đường gồ ghề Gió lạnh gào thét Con bò cắm mặt bước Kéo chiếc xe nặng nề Người đàn ông chân đất Cúi rạp đẩy xe

Và trên đống đá thùng xe Người đàn bà ngồi im lặng Chiếc khăn trùm đầu

Bọc một gương mặt đẹp

Nhà thơ nhận ra vẻ đẹp long lanh, huyền ảo ngay trong sự chuyển động chậm chạp của bầy ốc sên: “… sự ra đi của chúng đẹp làm sao, như một cơn

mơ, như một đêm vũ hội.(…). Vệt bò của chúng để lại những dòng sáng đặc lóng lánh, những vệt sao đổi ngôi đọng mãi trên trời” (Chuyển động).

Cái tôi khám phá trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn đƣợc thể hiện ở việc khám phá ra vẻ đẹp ẩn dấu trong tâm hồn con người. Hình ảnh con chó trong bài thơ Cơn mê có một sức ám ảnh lớn:

Con chó liếm mãi, liếm mãi lên ngực anh

Lưỡi nó như ngọn lửa nhỏ mang cái ấm của hơi nước Sự dịu dàng của chó làm anh bật khóc

(…)

Con chó liếm mãi, liếm mãi Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi

Sự dịu dàng”, “hơi ấm” của một con chó đã đánh thức tính thiện trong con người. Tác giả muốn cho người đọc hiểu được triết lí: thù hận sẽ nảy sinh thù hận và chỉ có tình thương mới gợi được tình thương. Từ đó thể hiện mong muốn hướng thiện, khơi gợi tính thiện trong con người.

Có thể thấy rằng cái tôi khám phá trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã rất nhạy cảm và tinh tế khi khám phá, phát hiện ra đƣợc những vẻ đẹp đang ẩn dấu dù trong một hình ảnh rất thô sơ, dung tục. Chẳng hạn:

Những ngọn khói trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp Ta nghe có người nấp sau ở đó gọi ta, và ta đi, ta đi…

Ta đi qua tháng mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ Mây trời vun lên những đống rơm khô

(Tháng Mười)

Hay, một sự liên tưởng rất thú vị về hình ảnh những người đàn bà vác dậm đi trên đại lộ:

Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận

Cán dậm chúi xuống mặt đường - những nòng sung hết đạn

Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giả đám

Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương.

(Trên đại lộ)

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn gợi cho người đọc những ám ảnh tâm linh, đưa người đọc vào khám phá thế giới tâm linh, huyễn hoặc ấy. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật huyền thoại hóa, linh thiêng hóa để tạo ra một thế giới vừa lạ vừa quen, vừa thân thuộc vừa thần bí xa xôi trong mắt người đọc. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự ngưỡng vọng của mình qua hàng loạt những hành động mang tính lễ nghi:

Thế giới nước mở ra cách cửa mềm và nặng Sao ta quỳ xuống đôi bờ, xin lỗi những vầng mây

(Dòng sông)

Dưới những lá cờ, thổ dân của máu quỳ lạy và cầu nguyện (Thánh ca tĩnh lặng)

Những hình ảnh con cá thiêng, rùa thiêng, con chim đêm, bóng cây, ngôi sao là những biểu tƣợng cho sự tín niệm, điều thiêng. Qua những điều thiêng ấy, nhà thơ muốn đánh thức phần ẩn khuất, sâu kín nơi tâm linh con người.

Hướng đến điều thiêng cũng là một cách để nhà thơ tìm đến sự thanh khiết và bình an trong tâm hồn.

Cái tôi khao khát kiếm tìm trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn thể hiện ở việc nhà thơ luôn hướng đến một đời sống mới - đời sống trong cái chết hay sự tái sinh từ hiện thực lụi tàn:

Khi những ngọn đèn lần lượt tắt và chúng ta đi Tất cả những người chết trở về thành phố (…)

Họ trở về và sống trong đời sống chúng ta

Những người chết đi lại lũ lượt ngó nhìn mọi nơi Họ ăn uống, tắm rửa, trò chuyện, cười khóc … Họ tiếp tục sống một đời sống bị đột ngột cắt đứt Họ tiếp tục mơ những giấc mơ bị tan biến giữa chừng

(Đoản ca về buổi tối) Đời sống mới đƣợc dựng lên từ cái chết trong Nhịp điệu châu thổ mới.

Từ nghi lễ trong một đám tang, tất cả linh hồn người, linh hồn đồ vật được đánh thức, thế giới mang một hơi thở mới và cái chết lại mang một sứ mệnh thiêng liêng:

Thổ ngữ gieo từ bàn tay Người Nông Dân Già vào bàn tay Cậu Bé.

Cậu Bé chầm chậm mở vương quốc của mình và chầm chậm khép vào.

Từ cái chết đó “tuôn chảy một dòng sông”, “mọc lên những quả đồi”, “mở ra một con đường”. Tất cả dường như lại được tái sinh.

Đời sống trần tục của con người có thể mất đi, nhưng sức sống của tâm hồn lại vẫn luôn tồn tại. Sự phục sinh của thế giới thường gắn liền với hình ảnh trẻ thơ. Những đứa trẻ chính là hiện thân của sự sống:

Từ phía những ngôi sao các Thiên thần bay về Đậu lên trán những đứa trẻ đang say ngủ (…)

Trong mơ chúng mang những gương mặt trong sáng bay lên Những Thiên thần đã mượn gương mặt chúng, giọng nói của chúng và tâm hồn chúng.

Hay:

Trong hoang tàn của những lăng tẩm một bầy trẻ ùa vào Với khuôn mặt không dấu vết gì của thời đại suy tàn Chúng đuổi nhau, nô đùa, cười vang và hát

Dưới bầu trời lớn lao ngập ánh sáng vĩnh hằng.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều quan niệm “đời sống là hiện tại (hôm nay) và cái chết là tương lai (ngày mai). Và chúng ta nhìn nhận cái chết như là ban

mai đến với thế gian này”. Trong bài thơ Những con cá ướp, nhà thơ đã tìm kiếm sự sống ngay trong sự vật đã chết:

Vẫn mang theo những buồng trứng lớn Vẫn chuẩn bị nở ra những con cá Trong đời sống của cái chết.

Trong cuộc sống này có rất ít người có thể chấp nhận cái chết và tìm kiếm vẻ đẹp từ cái chết , từ sự lụi tàn của cuộc sống:

Và quá ít người trong chúng ta Sau chén trà buổi tối

Ngả lưng lên tràng kỉ

Nghe bản điếu văn viết cho mình Vang lên với một giọng trầm Trong buổi tối mùa thu tuyệt đẹp Và lúc đó ở bên ngoài cửa sổ Khu vườn dàn dụa trăng

Họ đã nhìn thấy vẻ đẹp diệu kì

Trong những gì luôn đe dọa người khác.

(Thay lời nguyện cầu)

Trong sự vận động, phát triển của thơ Nguyễn Quang Thiều, cái tôi trữ tình của nhà thơ đã có sự chuyển biến tích cực: từ cái tôi trữ tình cảm xúc sang cái tôi triết lí. Chính khát vọng kiếm tìm đã thôi thúc nhà thơ hành động liên tục và bền bỉ. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng vận động không ngừng.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)