Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
3.2.1. Ngôn ngữ tự nhiên
Thơ Nguyễn Quang Thiều chứa đựng nhiều biểu tƣợng có nguồn gốc từ phong tục tập quán của văn hóa dân gian. Giống nhƣ nhiều nhà thơ khác, Nguyễn Quang Thiều cũng sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để diễn đạt những rung động của cõi lòng:
Bây giờ lấm tấm lộc mơ Lưa thưa lộc khế, lơ thơ lộc đào
Tình tôi có chút lộc nào
Nẩy xanh qua tiếng thét gào bão mưa Bây giờ cải đã thành dưa
Làng bao cô gái cũng vừa lớn lên Ra đường gặp tiếng xưng em Đêm về tôi với ngọn đèn nhìn nhau
(Bây giờ đang cuối mùa đông)
Ở những bài thơ khác, nhà thơ còn sử dụng những thán từ: Ơi, hỡi…biểu lộ tình cảm tự nhiên, nhƣ: Sông Đáy ơi!, Ôi cái con mèo hoang, Chàng ơi…
Trên hành trình về nguồn, cái tôi trữ tình luôn dành cho cố hương những tình cảm thành kính thiết tha:
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt(…) Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại
Mẹ tôi đã già như cát bên bờ Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt Tôi khóc.
Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng.
(Sông Đáy)
Nhìn nhận và phản ánh tất cả những vấn đề phức tạp của cuộc sống, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khám phá cái đẹp ngay từ những điều giản dị nhất. Vẻ đẹp của cuộc sống đƣợc toát lên từ những chuyển động nhỏ nhất và luôn ẩn chứa những triết luận sâu sắc:
Trên con đường gồ ghề Gió lạnh gào thét Con bò cắm mặt bước Kéo chiếc xe nặng nề Người đàn ông chân đất Cúi rạp đẩy xe
Và trên đống đá thùng xe Người đàn bà ngồi im lặng Chiếc khăn trùm đầu
Bọc một gương mặt đẹp
(Cái đẹp)
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khát khao đi tìm cái đẹp. Đối với nhà thơ, cái đẹp luôn có mặt trong đời sống. Trên hành trình kiếm tìm cái đẹp thì con người phải kiên nhẫn và phải biết trân trọng nó.
Cũng nhƣ những nhà thơ khác trên hành trình cách tân thơ Việt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn nỗ lực đưa thi ca tiến đến gần với đời thường hơn.
Hình ảnh của những người đàn bà góa, những người điên, những người đàn bà
vác dậm… hay nỗi niềm day dứt của những cựu chiến binh Mỹ sau chiến tranh đƣợc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều miêu tả chân thực, đầy xót xa:
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải mép đại lộ
Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra
Nhưng tất cả cùng một màu như thế
Những chiếc dậm từ trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen.
(Trên đại lộ)
Cách nói trúc trắc nhƣ kiểu văn xuôi mà Nguyễn Quang Thiều thiết lập đã tạo ra một hiệu quả nghệ thuật đắc dụng, nó gợi nên sự trắc trở đầy bi kịch của số phận lầm lũi, chịu thương, chịu khó của những người đàn bà làng Chùa quê ông. Việc vận dụng cách nói thường ngày vào thơ là một nhu cầu của việc dân chủ hoá trong thơ nhƣng nếu rơi vào lạm dụng, thơ sẽ trở thành dễ dãi và quay trở lại với tính đơn nghĩa trong khi bản chất của ngôn ngữ thi ca là đa nghĩa, mơ hồ. Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên bức họa chân thực về cuộc sống nhƣng chất thơ vẫn luôn nồng cháy.
Ta bắt gặp trong thơ Nguyễn Quang Thiều những bức tranh đậm đà màu sắc của đồng quê với những hình ảnh quen thuộc với tiếng chim cuốc kêu, bờ tre gầy rạc, chân đê, đầm cỏ lác:
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ,
nơi những chú Bống đến làm tổ được dàn dụa nước mưa sông.
(Sông Đáy)
Trở về với mảnh đất tâm linh, trở về với cội nguồn sáng tạo, Nguyễn Quang Thiều dường như được đắm mình trong thế giới của những hoài niệm, những dòng suy tƣ đầy triết luận đƣợc nhà thơ bộc bạch một cách thoải mái nhất:
Có một ngày không gieo, gặt
Tôi trốn những lo âu về lại cánh đồng (…) Tôi trở lại nhặt lên vành nón gãy
Những chân trời gập khúc xuống mùa đông
Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao.
(Cánh đồng)
Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều tự nhiên, gần gũi góp phần tạo nên hiệu quả trong quá trình tiếp nhận của người đọc. Bên cạnh ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn mang tính siêu thực, lạ hóa.