Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
3.2.2. Ngôn ngữ siêu thực, lạ hóa
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta bắt gặp nhiều hình ảnh mang màu sắc huyền ảo, siêu thực. “Khi thế giới tâm linh trở thành đối tượng thẩm mỹ dẫn đến sự thay đổi cách biểu hiện của ngôn từ trong thơ. Hình tượng thơ có sự hòa lẫn giữa cái thực và cái ảo, giữa phi lý và hợp lý, cái mộng mị, mơ hồ, vô thức, lấn át sự tư duy và ý thức.” [15, tr.310 - 311]:
Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn
(Mười khúc cảm)
Những trái cây mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức một mình
(Bài hát về cố hương) Tôi trở lại nhặt vành nón gẫy
Những chân trời gập khúc xuống mùa đông
Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao
(Cánh đồng)
Chất lãng mạn nhƣ nâng cánh cho hồn thơ đƣợc rộng mở, không gian thơ cũng trở nên kỳ vĩ, lạ thường:
Những người đàn bà xuống gánh nước sông Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng
( Những người đàn bà gánh nước sông ) Ngay cả hình ảnh lầm lũi của những người đàn bà gánh nước sông, qua cái nhìn của nhà thơ cũng hiện lên với vẻ đẹp khác thường. Nguyễn Quang Thiều đã mang tính huyền ảo, siêu thực đan xen với cuộc sống hiện thực lầm lũi để làm nổi bật lên số phận nhọc nhằn, cay đắng của những người đàn bà gánh nước sông.
Những biện pháp tu từ đƣợc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng đắc địa, cùng với sự liên tưởng so sánh nghịch dị làm cho câu thơ mang màu sắc tƣợng trƣng. Trong bài thơ “Hòa âm của những đa bào”, nhà thơ nhìn sự vật với những đặc tính khác lạ, việc sử dụng biện pháp nhân hóa với những động từ mạnh đã gây ấn tượng trong lòng người đọc:
Bầy nhái kéo những cỗ súng thần công ra khỏi thành đất Bắn những viên đạn âm thanh ẩm ướt, mơ hồ
Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu.
Hay:
Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình Trong cơn ngứa ăn nhầm ánh sáng Những dòng sông tự cào tướp họng
Cơn buồn nôn những bến già không thuyền Những hồ nước thủ dâm đục sóng
Trước loài sen đổi giới tính theo mùa
(Con bống đen đẻ trứng)
Ngôn ngữ siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều chính là cách thể hiện bản lĩnh của nhà thơ khi nỗ lực tạo nên những trường liên tưởng độc đáo khi kết hợp giữa lý trí và tiềm thức. Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Thơ của anh như một bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, ý tưởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Nguyễn Quang Thiều đã âm thầm khắc hoạ bằng cảm xúc, bằng những liên tưởng thơ để tìm ra cách nói riêng bằng ngôn ngữ hình ảnh đặc thù mà chỉ thơ mới có được.” [4]:
Cán dậm chúi xuống mặt đường Những nòng súng gỗ hết đạn (…)
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương (Trên đại lộ)
Một cơn sốt ngồi ôm một cơn sốt Những tiếng ho bình đẳng vỡ làm đôi
(Thời gian)
Ngôn ngữ siêu thực lạ hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là tiếng vọng của đời sống qua lăng kính chủ quan của nhà thơ. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, sự lạ hóa đƣợc dùng làm cách biểu đạt chính, nhiều khi sự lạ đƣợc tạo nghĩa trong sự lạ, các hình ảnh biểu đạt có thể có sự liên hệ, có khi độc lập với nhau.
3.3. Biểu tượng
Biểu tƣợng là một thực thể sống động, luôn có sự đắp đổi nghĩa liên tục và tùy thuộc vào ảnh hưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng phong phú của mỗi cá nhân. Nó thể hiện tầm cao của trí tuệ và chiều sâu của tƣ duy thơ. Tính cá biệt trong sáng tạo cá nhân của nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật riêng. Việc đi sâu tìm hiểu tầng lớp ý nghĩa nhân sinh đƣợc nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm thơ hiện đại sau 1975 đòi hỏi ở người đọc sự đam mê khám phá và đồ đồng sáng tạo qua những nét nghĩa mới của biểu tƣợng thơ.
Cuộc cách tân nghệ thuật của những thế hệ nhà thơ sau 1975 là sự đột phá về nội dung phản ánh và cách biểu hiện:“Thơ của họ vượt thoát khỏi những khuôn sáo ước lệ của vần điệu để thắp lên những hình tượng thơ mới. Không gian thơ được mở rộng hơn, mở sâu hơn, với tới các chiều kích của những suy tưởng lớn mang tính khái quát cao. Và, trong trường thẩm mỹ này, những vấn đề tưởng chừng lớn lao lại được khái quát lên từ những cái rất tầm thường, nhỏ bé của đời sống quê hương máu thịt hằng ngày.” [4]. Trong thơ hiện đại Việt Nam, các biểu tƣợng luôn gắn với cuộc sống, tính cách của từng tác giả:
Biểu tƣợng “cây tre” trong thơ Nguyễn Duy là biểu tƣợng cho sự dẻo dai, bền bỉ, chịu đựng kiên cường, trường tồn của người Việt. Biểu tượng “sông nước”
trong thơ Tế Hanh hiện lên với những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
Mang trong mình lối cảm nhận tinh tế đậm màu sắc truyền thống phương Đông và lối tư duy lý trí phương Tây được bồi đắp nhuần nhụy từ cuộc sống, Nguyễn Quang Thiều đã dệt nên những lớp trầm tích văn hóa đầy màu sắc hiện đại trong thế giới nghệ thuật thơ của mình. Qua việc miêu tả những hình ảnh quen thuộc của đồng quê bằng cái nhìn“lạ hóa” Nguyễn Quang Thiều đã sáng tạo nên những biểu tƣợng giàu ý nghĩa trên hành trình cách tân thơ Việt:
“Nguyễn Quang Thiều là một trong số không nhiều những nhà thơ Việt Nam đương đại, đã khá thành công trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật của