Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CTY CP vật tư TỔNG hợp và PHÂN bón hóa SINH (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BÓN HÓA SINH

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: người tiêu dùng chủ yếu là các trang trại, các nông trường, các công ty sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với công ty để mua phân bón về sử dụng.

- Nhà bán lẻ: các cửa hàng bán lẻ, mua hàng trực tiếp từ công ty hoặc từ các đại lý.

- Các đại lý: công ty đã tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống trên 160 đại lý lớn tại các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung bộ. Đây là kênh phân phối chính cuûa coâng ty.

- Nhà buôn bán: là những đối tác có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có giá trị lớn với công ty và có mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm.

- Các công ty trung gian, trạm giao dịch và cửa hàng giới thiệu sản phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu.

2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.4.1 Thuận lợi:

- Năm 2009 là năm thứ tư Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, việc chuyển đổi thành Công ty cổ phần đã tạo cho Công ty những thay đổi tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu phân bón “ Con trâu” đã giữ vững uy tín trên thị trường và ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng.

- Việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là một cố gắng vượt bậc của Công ty, góp phần nâng cao uy tín của Công ty, đồng thời Công ty cũng được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp do niêm yeát.

- Một nhân tố quan trọng khác cho sự phát triển của toàn Công ty là Hội đồng quản trị đã có những định hướng đúng đắn, những kế hoạch đầu tư nhanh, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Chính điều này đã giúp cho Ban Giám đốc điều hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

- Nguồn nhân lực của Công ty đa số là cán bộ trẻ, giàu kinh nghiệm, có năng lực và taam huyết sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn định ở các thị trường miền Trung và miền Tây. Công ty cũng tiếp cận và khai thác thêm các thị trường tiêu thụ sản phẩm như thị trường phía Bắc, thị trường Campuchia và Malaysia…

- Dự trữ công suất hoạt động của các nhà máy còn khá lớn. Hiện tại cả 2 nhà máy ở Củ Chi và Phú Yên chỉ hoạt động khoảng 70% công suất.

- Công nghệ và kỹ thuật sản xuất được đầu tư nghiên cứu hiệu quả và ứng dụng vào sản xuất, giảm được tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực sản xuất.

2.2.4.2 Khó khăn

- Nguyên vật liệu: Trên thế giới chỉ có một số nước sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho chế tạo phân bón như Israel, Canada, Belarus (sản xuất K2O5); Mỹ, Trung Quốc, Malaysia (DAP). Do đó, nguyên liệu sản xuất phân bón ở Việt Nam hiện nay chủ yếu từ nguồn nhập khẩu nên khi tình hình cung cầu phân bón trên thế giới biến động dễ dẫn đến tình trạng không ổn định nguồn hàng và giá cả, không đảm bảo được tiến độ sản xuất và tăng sức ép về giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm.

- Thời tiết, dịch bệnh: Sản phẩm phân bón được tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước.

Những rủi ro xảy ra đối với nông nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với việc tiêu thụ sản phẩm.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành: Sản xuất phân bón NPK trong nước đã gần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, độ co giãn cung – cầu thấp nên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón NPK đang đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để tăng thị phần.

- Tình hình thu hồi công nợ: Việc bán hàng trước và thu tiền sau là tình hình chung của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh phân bón.Thời gian thu hồi công nợ kéo dài từ 3-6 tháng, phần nào gây khó khăn cho Công ty khi cần huy động vốn.

- Tình hình lạm phát và giá nguyên liệu tăng đột biến có loại tăng gần 300% gây khó khăn cho Công ty khi dự đoán va lập kế hoạch dự trữ hàng tồn kho đồng thời đẩy giá thành sản phẩm tăng cao. Tuy nhiên, với khách hàng đặc thù là nông dân, công ty lại càng gặp khó khăn vì không thể chủ động tăng giá bán tương ứng với tỷ lệ giá thành tăng, thậm chí trong nhiều giai đoạn, công ty đã phải giảm giá bán để kích thích tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BÓN

HÓA SINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007-2009

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CTY CP vật tư TỔNG hợp và PHÂN bón hóa SINH (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)