1.1.5.1. Đặc điểm sinh học của sò huyết (Andara granosa) - Sò huyết còn gọi là sò trắng, sò tròn, sò gạo
Họ: Arcidae
Lớp: Bivalvia
Tên khoa học: Andara granosa Tên tiếng Anh: Blood cockle Tên tiếng Việt: Sò huyết
24
Sò huyết là sinh vật thân mềm, hai mảnh vỏ. Hai mảnh vỏ có hình bầu dục bằng nhau, đỉnh nhô cao, ngả về phía trước. Mặt khớp của vỏ thẳng. Da của vỏ phủ lông.
Vỏ có 17-20 đường gờ, tạo bởi những hạt nhỏ như hạt gạo xếp liền nhau. Bắp thịt để khép vỏ phía trước hình tam giác, nhỏ, bắp thịt để khép vỏ phía sau lớn hình tứ giác.
Bản lề lớn hình oval, màu nâu-đen. Vỏ có màu nâu nhạt phía ngoài, phía trong màu kem - trắng. Sò lớn nhất có kích thước chiều dài từ 5-6cm, cao từ 4- 5cm.
- Phân bố
Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông.
Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi.
Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhƣng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp.
Sò có khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi nồng độ muối rộng từ 10-35‰ (tỉ trọng 1,007-1,017), khoảng thích hợp là từ 15-30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mƣa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30oC.
- Thức ăn
Thức ăn của sò bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và vi sinh vật trong bùn. Sò bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn. Phương thức bắt mồi của sò cũng giống các loài Bivalvia khác
- Sinh sản
Sau 1-2 năm tuổi sò có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên.
Khi thành thục sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước, trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe và diện bàn. Sò huyết có khả năng sinh sản quanh năm, nhƣng mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 8.
1.1.5.2. Vai trò của sò huyết
a) Vai trò dinh dƣỡng của sò huyết
25
Bảng 1.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng chứa trong 100 gram thịt sò huyết
Thành phần dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng
Calories 71
Chất đạm 11.7 g
Chất béo 1.1 g
Carbohydrates 3.5 g
Calcium 181 mg
Photphorus 135 mg
Sắt 10.5mg
Vitamin A 0,107mg
Vitamin B1 0.1mg
Vitamin B2 0.4mg
Vitamin PP 2mg
(Theo fistenet.gov.VN)
- Lƣợng acid béo Omega-3: 0.14g/100g thịt sò (theo Monteray Bay Aquarium) - Thành phần của vỏ sò huyết: thành phần chính là canxi cacbonat (trên 97%),
các vết magie, sắt, canxi và natri phosphate…
- Về phương diện dinh dưỡng, sò huyết được xem là có những đặc tính bổ dưỡng tương tự như Oyster. Trong dân gian, sò huyết được tin là có tính tráng dương, kích thích khả năng tình dục, có thể giúp tăng sức, bồi bổ cơ thể.
- Về phương diện ẩm thực: sò huyết đã được chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt và khá độc đáo như: sò huyết nướng, hấp; sò huyết xào chua ngọt, sốt me, cháo sò huyết.Tại một số quốc gia như Thái, Mã, sò thường được chế biến sơ bộ bằng cách nhúng qua nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt, rồi chiên hay nấu
26
cà ri, có khi ăn ngay với sốt chua ngọt, và có thể ngâm giấm, để lên men trong nước tương, hay ướp muối.
b) Vai trò trong y học
Máu của sò huyết có đặc tính khiến sò huyết đƣợc ƣa chuộng và đƣợc cho là bổ dƣỡng là trong thịt sò có chứa một dịch màu đỏ giống nhƣ máu. Nghiên cứu tại Khoa Thú Y - Đại học Chulalongkorn Bangkok, Thái Lan ghi nhận tế bào hồng cầu máu của sò huyết có nhân và hình cầu (8.8-12.5 x 12.5-15 micron). Nhân tròn và có ái lực với chất kiềm (basophile). Trong hồng cầu có rất ít các ty thể, ngoài ra có thể có sự hiện diện của hematoporphyrin hay hem và dạng hem bị khử rất giống với dạng hem của máu chó. Lượng sắt (nguyên tử) trong máu sò huyết vào khoảng 5.9%. Huyết tương trong máu sò huyết có một số đặc điểm kỳ lạ về mặt huyết học: huyết tương này có hoạt tính ngưng tụ khá mạnh; Từ huyết tương sò các nhà nghiên cứu ly trích được một lectin:
Anadarin P, chất này bền nhiệt và khả năng ngƣng tụ máu có thể hoạt động trong khoảng pH khá rộng (từ 5 đến 10), đồng thời gia tăng đối với tề bào hồng cầu của thỏ đã đƣợc xúc tác bằng neuraminase (Molecular & Cellular Biochemistry số 117 - 1992).
Nước chiết từ thịt sò huyết (Arca granosa) cho thấy có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thƣ. Thử nghiệm đƣợc thực hiện trên các dòng tế bào ung thƣ Ketr-3, A 549, NCI-H460, HepG-2, MCF-7 và MGC 803. Nhóm 3 dòng tế bào đầu, từ thận hay phổi, đáp ứng khá tốt với nước chiết từ sò: một số giai đoạn phát triển của tế bào ung thƣ bị ngăn chặn, sự tổng hợp DNA bị ức chế (Journal of International Medical research Dố 34-2006).
Từ thịt sò huyết, các nhà nghiên cứu đã trích đƣợc một polysaccharide, đặt tên là ASLP, có phân tử lƣợng khoảng 3500 daltons, ASLP có lẽ là một alpha-1à 4-D- glucan. Các thử nghiệm ghi nhận ALSP có khả năng kích ứng sự bội sinh các tế bào lympho nơi tỳ tạng của chuột, và có thể có các hoạt động kích ứng hệ miễn nhiễm (Journal of BioSciences and Bioengineering Số 104-2007)
Nghiên cứu tại Đại Học Hải dương Taiwan (Keelong) ghi nhận nước chiết từ thịt các loài Meretrix lusoria, sò huyết (anadara granosa) có hoạt tính diệt đƣợc các tế bào ung thƣ vú dòng MCF-7 và ung thƣ gan dòng HuH-6KK (Biosciences- Biotechnology and Biochemistry Số 61-1997).
27
Thịt sò huyết gọi là Ngoã lăng nhục, đƣợc xem là có vị ngọt, tính ấm, không độc có các tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị. Dùng để trị "huyết hƣ" gây tê, teo, trị đau bao tử tiêu hóa bất thường.
Vỏ sò huyết gọi là Ngoã lăng tử. Dƣợc liệu là vỏ sò huyết rửa sạch, phơi khô, đập vụn và nung đến khi đỏ hồng, để nguội rồi tán thành bột. Ngoã lăng tử đƣợc xem là có vị ngọt-mặn, tính bình, có tác dụng hòa đàm, tán ứ và tiêu tích. Dùng trị đau bao tử, ợ chua, bụng có khối u.
Dƣợc học cổ truyền Trung Hoa dùng vỏ của các loại sò huyết: Arca (Anandara) inflate. Vỏ sò đƣợc thu nhặt vào mùa Xuân-Đông tại những vùng dọc bờ biển. Vị thuốc đã đƣợc ghi chép trong các sách Đông-Y cổ nhƣ Bản thảo Chủ yếu, Danh Y Biệt lục, và đƣợc xem nhƣ có vị mặn, tính bình, tác động vào Kinh mạch thuộc Can và Tỳ.
Tại Trung Hoa, một nghiên cứu thử nghiệm tại các bệnh viện đã dùng một công thức chế tạo bởi vỏ Sò huyết, nung khô rồi tán mịn (5 phần) với Cam thảo (1 phần) để trị ung loét bao tử và ruột. Thử nghiệm trên 124 bệnh nhân, dùng trong thời gian từ 20 đến 56 ngày. Kết quả ghi nhận 56 trường hợp lành bệnh (hết hẳn triệu chứng đau, cấy phân: âm tính, chụp quang tuyến: âm tính…), 48 trường hợp thuyên giảm rõ rệt. Đa số không bị các phản ứng phụ, tuy nhiên vẫn có vài bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu (Chinese Herbal Medicine: Materia Medica của Dan Bensky và Andrew Gamble)
Sò huyết thường phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông. Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhƣng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng trung triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp. Sò huyết dinh dƣỡng bằng hình thức lọc. Thức ăn là động vật phù du và bùn bã hữu cơ.
Với những giá trị kinh tế mà nhuyễn thể mang lại, những năm gần đây, nhuyễn thể được xác định là đối tượng nuôi chủ lực của nước ta, trong đó các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi phổ biến là ngao, nghêu, sò huyết, hàu và tu hài.