Xử lý mẫu, phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 64 - 68)

2.3.1. Xử lý mẫu

- Mẫu sò huyết [20; 21;30; 37;40; 43 ]

Mẫu được rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó rửa lại bằng nước cất hai lần. Dùng dao nhựa để tách vỏ, lấy toàn bộ phần thịt bên trong, rửa bằng nước cất cho đến khi sạch cát thấm khô nước. Sau khi mổ lấy phần thân mềm của sò, rửa sạch phần mô mền thu được bằng nước cất 2 lần, thấm khô bằng giấy lọc sạch. Sau đó đồng nhất mẫu bằng máy xay. Lƣỡi dao và các bộ phận khác của máy xay phải đƣợc vệ sinh kỹ, tráng rửa bằng axit HNO3 loãng trước và sau khi xử lý mỗi mẫu. Mẫu được sấy ở 800C trong 72 giờ. Mẫu sau khi sấy khô được nghiền thành bột. Cân mẫu trước khi sấy và sau khi sấy để xác định độ ẩm theo công thức:

m 100 m

% m

A   1

Trong đó : m là khối lượng mẫu tươi cân được m1: khối lƣợng mẫu cân đƣợc sau khi sấy Hệ số khô kiệt đƣợc tính theo công thức:

100 ) A 100 ( 

Cân 0,5000 g mẫu khô đã nghiền mịn cho vào bình tam giác 100ml. Thêm 5 ml HNO3 đặc. Lắc đều, đậy bằng mặt kính đồng hồ, để yên khoảng 30 phút. Đƣa lên bếp

66

đun khoảng 45 phút ở nhiệt độ 900C. Để nguội, thêm tiếp 4 ml HNO3 đặc và 1 ml HClO4 đặc, tiếp tục đun ở nhiệt độ > 1000C cho đến khi hòa tan hết mẫu. Để nguội, lọc mẫu vào bình định mức 25 ml và thêm nước đề ion tới vạch. Mẫu thu được đem phân tích theo phương pháp EPA 200.8.

Tiến hành đồng thời một mẫu trắng (thay 0,5 g mẫu bằng 0,5ml nước đề ion, sau đó tiến hành tương tự như mẫu sò huyết)

Quá trình xử lý mẫu thể hiện ở hình 2.3 và 2.4.

Hình 2.3. Sò huyết trước khi xử lý

Hình 2.4. Sò huyết sau khi lựa chọn và rửa sạch

Hình 2.5. Mẫu sau khi tách vỏ và rửa

67

- Mẫu nước

Mẫu nước được xử lý theo phương pháp 3005A. Lấy 100ml mẫu nước đã được cố định bằng HNO3 vào bình Erlen có đậy phễu. Thêm 2ml HNO3 (1:1), 1ml HCl (1:1).

Đun sôi từ từ cho đến khi thể tích còn khoảng 20 ml. Để nguội, đem định mức thành 50 ml bằng nước đề ion. Mẫu thu được đem phân tích theo phương pháp EPA 200.8.

2.3.2. Tiến hành phân tích:

a) Chọn đồng vị phân tích

Trong tự nhiên, các nguyên tố hóa học thường có một số đồng vị. Trong phép phân tích ICP-MS người ta thường chọn đồng vị dựa trên ba tiêu chí:

 Phải là một trong những đồng vị phổ biến nhất trong tự nhiên

 Ảnh hưởng bởi sự chèn khối phải không có hoặc bé nhất

 Sự hiệu chỉnh ảnh hưởng của các mảnh ion oxít phải đơn giản và càng ít bước càng tốt.

Tuỳ theo sự phức tạp của nền mẫu mà có thể chọn các đồng vị phân tích khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất trong việc lựa chọn số khối phân tích nhƣ trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Số khối và tỷ lệ đồng vị của các nguyên tố cần phân tích

TT

Nguyên tố phân tích

Số khối (m/z)

Tỷ lệ đồng vị (%)

1 As 75 100

2 Cd 111 28,73

3 Pb 208 52,40

Khi phân tích, máy chỉ thu tín hiệu của các đồng vị đã chọn theo nguyên tắc phân giải khối bằng bộ phân chia tứ cực.

b) Tóm tắt các thông số tối ƣu của thiết bị phân tích

Máy đo ICP-MS đã sử dụng trong đề tài này là máy ICP-MS 810 (Bruker – USA), các thông số cho máy đƣợc tóm tắt ở bảng.

68

Bảng 2.5: Các thông số tối ưu cho máy đo ICP-MS

Tốc độ khí Nebulizer 0,95 L/phút

Tốc độ khí phụ trợ 1,65 L/phút

Lưu lượng khí tạo plasma 16,5 L/phút

Công suất máy phát cao tần RF 1300W

Độ sâu mẫu 5 mm

Tốc độ bơm ổn định 3 rpm

Thời gian cân bằng 30 (s)

Số lần đo lặp cho 1 điểm 3 (lần)

c) Xây dựng đường chuẩn:

- Đường chuẩn Asen: Đường chuẩn được pha từ dung dịch 1 ppb, 5 ppb, 10 ppb, 20 ppb, 40 ppb. Kết quả thu đƣợc ở hình 2.6

Hình 2.6:. Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng asen

- Đường chuẩn cadimi : Đường chuẩn được pha từ dung dịch 1 ppb, 5 ppb, 10 ppb, 20 ppb, 40 ppb. R = 0,9999. Kết quả thu đƣợc ở hình 2.7

Hình 2.7. Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng Cd

69

- Đường chuẩn chì: Đường chuẩn được pha từ dung dịch 1ppb, 5ppb, 10ppb, 20ppb, 40ppb. R = 0,9999. Kết quả thu đƣợc ở hình 2.8

Hình 2.8. Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng Pb d) Phân tích mẫu: Tiến hành đo theo các thông số đã chọn.

e) Xử lý số liệu phân tích: Vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel. Tìm sự tương quan hàm lƣợng giữa các kim loại nặng (As, Cd, Pb), đánh giá sự hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS 12.0. Đối chiếu hàm lƣợng Cd và Pb trong mô sò huyết với TCVN (QCVN 8-2:2011BYT) và tiêu chuẩn Châu Âu (Commision Regulation (ED) (No 466/2001), còn hàm lƣợng As đƣợc đối chiếu với EC (Commision Regulation (ED) (No 466/2001). Hàm lượng As, Cd, Pb trong nước nuôi sò huyết được đối chiếu với TCVN (QCVN 10: 2008: BTNMT)

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)