Đánh giá rủi ro khi sử dụng sò huyết

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 85 - 89)

3.6.1. Hàm lƣợng trung bình của các kim loại nặng trong sò huyết (mg/kg trọng lượng tươi)

Kết quả chuyển hàm lƣợng kim loại nặng trong sò từ khối lƣợng khô sang khối lượng tươi được thể hiện ở bảng 3.10

87

Bảng 3.10. Chuyển đổi từ hàm lượng khô sang hàm lượng tươi

Địa điểm As Cd Pb

LH 0,0946±0,0067 0,0337 ± 0,0063 0,0514 ±0,0122 ATĐ 0,1009 ±0,0181 0,1053 ±0,0201 0,0433 ±0,0101 LN 0,1160 ±0,0314 0,0739 ±0,0082 0,0512 ±0,0057

3.6.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe khi sử dụng sò huyết

Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe qua giá trị thương số rủi ro HQ và chỉ số nguy hại HI (đối với chất không gây ung thƣ tức thì) và nguy cơ ung thƣ TR đƣợc thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.19.

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe Các chỉ

ĐĐ số

HQ HI TR

Cd Pb (Cd+Pb) As

LH 0,0046 0,0017 0,0063 8,26.10-6

ATĐ 0,0143 0,0015 0,0158 8,81.10-6

LN 0,0100 0,0017 0,0117 1,01.10-5

Hình 3.19: Đồ thị biểu thị rủi ro sức khỏe khi sử dụng sò huyết.

Nhận xét: Kết quả tính HI cho thấy HI ở cả ba địa điểm lấy mẫu đều nhỏ hơn 1, so sánh với tiêu chuẩn của US EPA (2011) thì thấy hàm lƣợng cadimi và chì trong sò huyết ở ba địa điểm nghiên cứu không gây rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng.

Giá trị TR của asen nằm trong khoảng từ 8,26.10-6 đến 1,01.10-5 cho chỉ số rủi ro gây ung thƣ do asen gây ra là nằm trong vùng an toàn ( theo tiêu chuẩn của US EPA 2011)

88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Đã tổng quan một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài, trong đó có tổng quan tình hình nghiên cứu về hàm lƣợng kim loại nặng trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở trong nước và trên thế giới.

2. Từ phần tổng quan đã lựa chọn đƣợc qui trình xử lý mẫu sò huyết phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm hiện nay.

3. Đã phân tích hàm lƣợng asen, cadimi, chì trong một số mẫu sò huyết (Anadara Granosa) ở ba xã nuôi sò huyết của huyện Cần Giờ là An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng các kim loại nặng trong mô của sò huyết là: asen (Anadara Granosa) là 0,3764 ÷ 0,8175 (mg/kg); của cadimi là 0,1225 ÷ 0,6801 (mg/kg); của chì là 0,1542÷ 0,359 (mg/kg). Hàm lƣợng các kim loại nặng trên không vƣợt quá mức cho phép của TCVN và EC( QCVN 8- 2:2011BYT và Commission Regulation (EC) N0 1881/2006). Kết quả phân tích ANOVA một yếu tố cho thấy: Hàm lƣợng asen, cadimi trong sò huyết của ba xã ở cả hai đợt lấy mẫu ở các bãi khác nhau có sự khác nhau, riêng Pb ở các bãi nuôi số 1 có sự khác nhau còn ở bãi nuôi số 2 không có sự khác nhau. Hàm lƣợng Cd và Pb trong sò huyết ở các bãi khác nhau trong cùng một xã không khác nhau, riêng As ở xã Lý Nhơn có khác nhau.

4. Đã phân tích hàm lượng asen, cadimi, chì trong môi trường nước nuôi sò huyết của ba xã trên. Kết quả thu đƣợc hàm lƣợng các kim loại nhƣ sau: asen 6,43.10-4 ÷ 2,06.10-3 (mg/L); cadimi là 5,50.10-6 ÷ 1,56.10-5(mg/L); chì là 0,1839.10-3 ÷ 0,3267.10-3 (mg/L). Hàm lƣợng các kim loại nặng trên không vƣợt quá mức cho phép của TCVN (QCVN 10: 2008:BTNMT). Nồng độ As và Cd trong nước ở 3 xã có khác nhau. Nồng độ As nước được xếp theo thứ tự: LH> LN> ATĐ. Nồng độ Cd được xếp theo thứ tự: LN> ATĐ> LH còn nồng độ Pb trong nước ở 3 xã không khác nhau.

5. Phân tích tương quan hàm lượng assen, cadimi, chì trong mô sò huyết và trong nước nuôi sò huyết cho thấy: trong nước Pb và Cd có sự tương quan thuận, trong mô sò huyết Cd và As có sự tương quan thuận, còn Pb và Cd có sự tương quan nghich (α = 0,05).

89

6. Phân tích hồi qui tuyến tính sự tương quan hàm lượng các kim loại nặng trong mô sò huyết và trong môi trường nước cho thấy: As tương quan nghịch ( (r = 0,66330, còn Cd (r = 0,5603) và Pb (r = 0,2208) tương quan thuận .

7. Kết quả đánh giá rủi ro về hàm lƣợng asen, cadimi và chì trong sò huyết cho thấy:

HI (Cd + Pb) của ba địa điểm nghiên cứu từ 0,0063 ÷ 0,0158); TR (As) từ 8,26.10-6

÷ 1,01.10-5 . Theo tiêu chuẩn US EPA, 2011 thì cadimi và chì trong sò huyết ở ba địa điểm nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, và TR (As) nằm trong giới hạn an toàn.

ĐỀ XUẤT:

1. Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng: Ở những địa điểm nghiên cứu hàm lƣợng asen, cadimi và chì trong nước nuôi sò huyết rất thấp nhưng hàm lượng của chúng trong mô sò huyết (Anadara Granosa) không thấp, có thể do kim loại nặng có trong sò huyết chủ yếu được hấp thu từ bùn đáy. Mặt khác, sự tương quan giữa hàm lượng asen trong mô sò huyết và trong nước nuôi sò là tương quan nghịch, điều này có thể do asen trong nước được hấp thụ vào bùn đáy trong quá trình sinh trưởng của sò huyết (vì sò huyết thường sống vùi mình trong lớp bùn cát). Vì những lý do trên, để đánh giá một cách toàn diện môi trường nuôi sò huyết ở huyện Cần Giờ cần phân tích hàm lƣợng As, Cd, Pb và các kim loại nặng khác trong bùn đáy.

2. Để đánh giá chất lƣợng sò huyết của huyện Cần Giờ (về mặt an toàn thực phẩm) cần phân tích hàm lƣợng kim loại nặng trong sò huyết của một số xã khác nữa và cần đánh giá chỉ số vi sinh.

90

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)