Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 26 - 34)

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ Ở VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

28

Các nghiên cứu về sự tích tụ kim loại nặng trên động vật thân mềm và hai mảnh vỏ (chẳng hạn nhƣ Perna viridis, Paphia undulata, Meretrix lyrata, Meretrix meretrix, Corbicula veneroida, Babylonia areolata, Anadarata subcrenata, Ostrea rivularis) gần đây đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Các kim loại nặng độc hại đƣợc lựa chọn đánh giá bao gồm asenic, chì, cadmium, thủy ngân, crom, kẽm....

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt, nước ngầm và bùn đáy ở động vật hai mảnh vỏ dọc bờ biển Việt Nam như Nam Ô, Xuân Thiệu, Sơn Trà, Lăng Cô, Cu Đê, Nha Trang, lưu vực sông Mê Kong và sông Hồng,….Vào năm 2008, tác giả Lê Thị Mùi và cộng sự [8] đã nghiên cứu sự tích lũy Pb và Cu trong động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại Nam Ô, Xuân Thiệu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp Vol - Ampe hòa tan kết hợp với xung vi phân (DPP) với điện cực màng Hg điều chế tại chỗ trên nền điện cực rắn đĩa quay cacbon thủy tinh. Nồng độ Pb và Cu tương đối cao và có sự khác biệt giữa các loài động vật hai mảnh vỏ, tuy nhiên vẫn thấp hơn so nồng độ ngƣỡng đƣợc quy định trong tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, trừ loài Annadara subcrennata tại vùng ven biển Nam Ô. Kết quả cho thấy hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng này đều nằm trong mức an toàn đối với sức khỏe người tiêu thụ so với nồng độ ngưỡng được quy định bởi Ủy ban Châu Âu (EC) và Cơ quan Dƣợc phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một vài loài có hàm lƣợng Cd vƣợt chuẩn EC là 1 μg/g trọng lƣợng ƣớt. Kết quả tính toán thương số rủi ro của các nguyên tố vi lượng này đều nhỏ hơn 1, nghĩa là các nguyên tố này tác động không đáng kể đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, As (kim loại có khả năng gây ung thư) lại gây những ảnh hưởng đáng quan tâm đến sức khỏe nếu con người tiếp tục sử dụng các loài động vật này.

Năm 2009, Nguyễn Văn Khánh – Phạm Văn Hiệp [6] đã công bố kết quả nghiên cứu sự tích lũy Cd và Pb của loài hến vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng. Cụ thể hàm lƣợng trung bình Pb ở loài Hến thu tại cửa sông Hàn ở mức: 0,37 ± 0,27 ppm, tại cửa sông Cu Đê ở mức: 0,50 ± 0,25 ppm. Hàm lƣợng Cd ở loài Hến tại cửa sông Hàn, Cd: 2,10 ± 1,10 ppm; tại cửa sông Cu Đê, Cd: 1,67 ± 1,35 ppm. Mức độ tích lũy Pb và Cd trong mô của loài Hến (Corbicula sp.) tương quan thuận với khối lượng và kích thước cơ thể. Hàm lượng Pb và Cd ở trong mô của loài Hến (Corbicula sp.) có tương quan thuận với kích thước và khối lượng cơ thể, ở mức “tương quan vừa”, đối với kích thước và khối lượng lần là Pb: r = 0,54, r = 0,56; Cd: r = 0,47, r = 0,46

29

Vào năm 2010, Nguyễn Văn Khánh và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tích lũy As và Pb trong bùn và động vật hai mảnh vỏ bao gồm nghêu (Corbicula sp.) và hàu sông (Ostrea rivularis Gould) đƣợc thu tại cửa sông Cu Đê của thành phố Đà Nẵng. Nồng độ As trong bùn và trong hai loài động vật này đều vƣợt chuẩn cho phép. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghêu và hàu sông có thể đƣợc sử dụng làm sinh vật chỉ thị cho sự ô nhiễm kim loại nặng As và Pb tại khu vực nghiên cứu.

Năm 2011, tác giả Nguyễn Thuận Anh và cộng sự đã xác định nồng độ Hg trong 17 loài hải sản khác nhau, chẳng hạn nhƣ Anadara granosa, Annadara subcrennata, Perna viridis, Paphia undulata,...đƣợc thu mẫu tại các chợ thuộc thành phố Nha Trang.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ICP – MS (Inductively Coupled Plasma – Mass Spectrocospy) để phân tích hàm lƣợng kim loại. Kết quả cho thấy nồng độ Hg trong các loài hải sản dao động từ 0,02 đến 0,087 mg/kg, đạt mức an toàn đối với sức khỏe người sử dụng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và cộng đồng Châu Âu.

Năm 2012, tác giả Chế Thị Cẩm Hà và cộng sự [4] tiến hành đánh giá thành phần sinh hóa của sò huyết Anadara granosa (L.) ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy các thành phần sinh hóa như protein, chất béo, đường và tổng hàm lượng tro của các mô mềm tương đối cao. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện chín axit amin thiết yếu, bao gồm methionine, threonine, lysine, isoleucine, leucine, valine, arginine, histidine và phenylalanine, và một số nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho quá trình trao đổi chất nhƣ Cu, Fe, Zn, Mn và Ca. Nghiên cứu này đã đề xuất rằng loài A. granosa có thể đƣợc sử dụng nhƣ là thực phẩm có chất dinh dƣỡng cao và là dƣợc chất tiềm năng.

Xác định lƣợng vết một số kim loại nặng trong các loài trai, ốc ở Hồ Tây- Hà Nội bằng phương pháp ICP-MS. Trong nghiên cứu này tác giả Trần Tứ Hiếu, Lê Hồng Minh, Nguyễn Viết Thức [12] đã xác định đƣợc lƣợng vết của 6 kim loại nặng: Cu, Zn, As, Ag, Cd, Pb bằng phương pháp ICP-MS với mẫu đông khô và mẫu tươi. Căn cứ theo cách phân loại chất lượng môi trường nước dựa trên làm lượng các kim loại vết trong trai, ốc các tác giả kết luận nước Hồ Tây bị ô nhiễm nhẹ bởi đồng, bạc, asen, cacdimi, bị ô nhiễm ở mức bình thường bởi các nguyên tố như kẽm, chì.

Theo nghiên cứu của Đào Việt Hà (2002), hàm lƣợng các KLN trong Vẹm xanh (Perna viridis) tại Đầm Nha Phu (Khỏnh Hũa) là : từ 0,003 – 0,21 àg/g (tớnh theo khối lượng tươi) đối với Cd; từ 0,14 – 1,114 àg/g đối với Pb; và từ 0,54 – 1,81 àg/g đối với Cr. Nghiên cứu của Đặng Thúy Bình và cộng sự nghiên cứu tại đảo Điệp Sơn (Khánh

30

Hũa) cho thấy rằng hàm lƣợng As tớch lũy trong Vẹm xanh (Perna viridis) là 1,76 àg/g Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Thắm [9] nghiên cứu về sự tích lũy kẽm trong một số loài vẹm, nghêu, sò tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy ở loài Vẹm xanh (Perna viridis) cú hàm lƣợng kẽm là 12,94 – 14,57 àg/g; ở loài Nghờu lụa (Paphia undulata) từ 5,99 – 10,54 àg/g, ở loài Sũ lụng (Anadara subcrenata) từ 6,38 – 10,96 àg/g, loài Nghờu trắng (Meretrix lyrata) từ 6,97 – 8,17 àg/g. Theo nghiờn cứu của Lê Thị Mùi (2007) về sự tích tụ chì và đồng của một số loài nhuyễn thể tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy hàm lƣợng trung bỡnh trong khoảng 1,13 – 2,12 àg/g khối lƣợng ƣớt đối với Pb và 7,15 -16,52 àg/g khối lƣợng ƣớt đối với Cr.

Theo nghiên cứu của Phạm Kim Phương và các cộng sự trên đối tượng nghêu tại vùng biển Cần Giờ cho thấy hàm lƣợng kim loại nặng trong thịt nghêu phụ thuộc vào từng kim loại nặng. Các kim loại nặng khác nhau thì tích lũy ở mức độ khác nhau trong các bộ phận của nghêu nhƣ As tích lũy nhiều trong thịt và ruột nghêu, sau đó đến Cd và Pb.

Năm 2009, Ngô Văn Tứ và các cộng sự [11] đã sử dụng phương pháp Von – ampe hòa tan anot để xác định hàm lƣợng Pb, Zn, Cd trong vẹm xanh ở đầm Lăng cô – Thừa Thiên Huế.

So với thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, Việt Nam chủ yếu nghiên cứu các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở nước ngọt, chưa có nhiều nghiên cứu về sò huyết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó có sò huyết có thể là chỉ thị sinh học để xác định ô nhiễm kim loại nặng. Giới tính, khối lƣợng, kích thước và chu kỳ sinh sản không ảnh hưởng đến sự tích tụ kim loại nặng trong khi mùa và nơi sinh sống có thể giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất ô nhiễm.

Ngoài ra, tất cả các nghiên cứu đều cho rằng việc quan trắc sinh học nồng độ kim loại nặng trong động vật thân mềm hai mảnh vỏ nên được thực hiện thường xuyên nhằm có các biện pháp thích hợp để bảo tồn hoạt động nuôi trồng thủy sản.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1987, Iriano và cộng sự cho biết mặc dù Hg đƣợc phát hiện trong bùn tại vùng Cilamaya Waters, Subang West Java, Indonesia với nồng độ dao động từ 0.120 đến 0.127 ppm, nhưng lại không được tìm thấy trong nước biển tại đây. Hàm lƣợng Hg cao nhất trong sò là 0.264 ppm và thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tất cả các mẫu bùn, nước biển và sò đều có

31

nồng độ Coliform cao, nhƣng E.Coli lại không đƣợc tìm thấy.Vào năm 1995, Din và cộng sự [35] đã nghiên cứu về sự thay đổi trong quá trình tăng trưởng của sò huyết (Anadara granosa) khi phơi nhiễm với chất thải công nghiệp. Có tất cả 8 điểm xả thải, sự tăng trưởng của sò huyết tại điểm 7 và 8 (xa vị trí xả thải nhất) là cao nhất, và thấp nhất tại điểm số 1(gần vị trí xả thải nhất). Quá trình tăng trưởng của sò huyết và các thông số môi trường có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, vấn đề này giữ vai trò khá quan trọng trong việc xác định vị trí các điểm xả thải công nghiệp.

Năm 2004, Jolley và cộng sự cho biết sự tích lũy Selen trong sò huyết Anadara trapezia được thu từ bến tàu Nord, hồ Macquarie (Úc) không bị ảnh hưởng bởi giới tính, khối lượng, kích thước và vòng đời của chúng. Tuy nhiên, nồng độ Se trong các mẫu bùn và mô không giống nhau, đồng thời giảm dần theo thứ tự sau đây: mang, tuyến sinh dục, ruột, cơ và chân. Vào mùa hè, nồng độ Se trong các tế bào này thấp hơn so với mùa đông. Vì vậy, mùa trong năm cũng nên đƣợc đề cập nếu nghiên cứu sự tích lũy Se trong thời gian ngắn.

Năm 2008, tác giả Alkarkhi và cộng sự [14] đã đánh giá hàm lƣợng As và kim loại nặng (Cr, Cd, Zn, Cu, Pb và Hg) trong sò huyết Anadara granosa đƣợc lấy từ hai con sông thuộc tỉnh Penang, Malaysia bằng phương pháp thống kê đa biến số.

Nồng độ các kim loại Cr, Cd, Zn, Cu, Pb và As được xác định theo phương pháp hấp thụ nguyên tử quang phổ dùng lò graphit (GF – AAS) và phương pháp hấp thụ nguyên tử hơi lạnh (CV – AAS) đƣợc dùng để xác định hàm lƣợng Hg. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ kim loại Zn và Cd có sự khác biệt đáng kể. Ngoài ra, các kim loại Zn, Cd và Cr có sự tương quan với nhau trong khi các kim loại khác thì không có.

Cũng trong năm này, Yap và cộng sự [51] thực hiện nghiên cứu nhằm so sánh hàm lƣợng kim loại nặng (Cd, Cu, Fe, Ni và Zn) trong các mô mềm của loài sò huyết Anadara granosa đƣợc thu từ vùng Kuala Juru và các vùng không ô nhiễm lân cận tại vùng Jeram và Kuala Kurau. Mặc dù nồng độ Cu và Zn trong mô mềm của sò tại vùng Kuala Juru khá cao nhƣng vẫn thấp hơn hàm lƣợng tối đa cho phép đƣợc quy định bởi Luật Thực phẩm Malaysia (năm 1985) và chuẩn quy định bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, nồng độ Cd của sò từ vùng Jeram thì cao hơn so với ngƣỡng quy định của cả hai tiêu chuẩn nói trên. Nghiên cứu này cũng đề nghị cần có sự quan trắc sinh học tại 3 khu vực nghiên cứu, vì A. granosa là loài hai mảnh vỏ phổ biến tại Malaysia. Cũng trong năm 2008, tác giả Tokutaka Ikemoto và các cộng sự đã tiến

32

hành xác định nồng độ của 21 nguyên tố vi lƣợng trong toàn bộ mô mềm của sò huyết Anadara spp đƣợc thu dọc bờ biển Việt Nam

Năm 2010, tác giả Franklin và các cộng sự [27] cho biết nồng độ Cd, Cu, Fe, Ni, Pb và Zn của loài động vật hai mảnh vỏ đƣợc thu tại các vùng triều của biển Tây Peninsular, Malaysia là thấp hơn so với tiêu chuẩn thực phẩm và không gây độc cho sức khỏe người sử dụng. Cũng trong năm 2009, tác giả Jalal và các cộng sự [40] đã nghiên cứu về các chỉ tiêu hóa lý và ô nhiễm sinh học trong nhuyễn thể, nghêu (Orbicularia orbiculata), và sò huyết (Anadara granosa) tại cửa sông Pahang thuộc vùng biển phía Tây của Malaysia. Chín và mười chín loài vi khuẩn lần lượt được tìm thấy trong nghêu (Orbicularia orbiculata), và sò huyết (Anadara granosa). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài nhuyễn thể tại vùng cửa sông Pahang đã nhiễm vi khuẩn gây bệnh và có thể gây nguy hại cho người sử dụng. Tác giả Chai và cộng sự [21] tiến hành đánh giá rủi ro kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg, Cr, Ni, Mn, Cu, Sb và Ba) trong năm loài cá biển và hai loài động vật hai mảnh vỏ đƣợc mua từ nhiều khu chợ hải sản khác nhau tại tỉnh Sabah. Nồng độ các kim loại nặng được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (ICP – MS). Nồng độ kim loại nặng trong cá ngừ đuôi dài (Thunnus tonggol) và sò huyết (Anadara granosa) khá cao so với những loài khác. Ngoài ra, hàm lƣợng As trong cá đƣợc bán tại phía Đông Malaysia cũng cao hơn so với các kim loại còn lại. Điều này cho thấy rằng cá và các sản phẩm từ cá đƣợc bán tại chợ có thể gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe con người.

Vào năm 2011, tác giả Yap và cộng sự [54] nghiên cứu về sự tích lũy Cu và Zn (phơi nhiễm trong vòng 4 ngày) và sự giải hấp (6 ngày trong môi trường nước biển tự nhiên) của sò huyết (Anadara granosa) đƣợc mua từ chợ Port Dickson tại Malaysia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ Cu và Zn trong mô mềm của sò huyết vào ngày giải hấp cuối cùng cao gấp 1.71 đến 1.75 lần so với ngày đầu tiên phơi nhiễm. Bên cạnh đó, nồng độ của hai kim loại này trong vỏ sò huyết thì giống với trước khi phơi nhiễm. Do đó, sò huyết Anadara granosa có thể dùng làm chỉ thị sinh học cho sự tích lũy kim loại Cu và Zn. Nghiên cứu này cũng đề xuất cần phải tiếp tục nghiên cứu về sự tích lũy kim loại nặng ở sò huyết ở vùng bãi triều. Tác giả Mohd Zahir và các cộng sự [41] đã xác định hàm lƣợng kim loại nặng trong sò huyết Anadara granosa đƣợc thu từ ba vị trí khác nhau tại đảo Langkawi, Malaysia, sử dụng phương pháp phân tích mẫu là ICP – MS. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ Zn, Cu và Pb trong các mô

33

của sò huyết đều thấp hơn ngưỡng cho phép quy định bởi Tổ chức Nông lương (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1984), do đó không gây rủi ro đến sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, khả năng tích lũy kim loại của sò huyết là khác nhau giữa các vùng nghiên cứu và bị giới hạn bởi môi trường sống. Tuy nhiên, việc nồng độ kim loại cao trong bùn có thể cho biết mức độ kim loại tích lũy trong cơ thể động vật thủy sinh, đặc biệt là các loài hai mảnh vỏ. Nghiên cứu này cũng đề nghị cần có sự quan trắc thường xuyên sự ô nhiễm kim loại nặng để từ đó có thể đề xuất các chương trình quản lý môi trường một cách hiệu quả và kịp thời.

Năm 2012 Lubna Alama và các cộng sự [36] đã nghiên cứu khả năng tích tụ một số kim loại nặng Cd, Cu, Zn, Pb và Cr trong một số sinh vật biển trong đó có sò huyết đƣợc thu thập từ eo biển Mallaca gần nhà máy nhiệt điện. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau giữa tôm, cá, sò về sự tích tụ các kim loại nặng nói trên. Hệ số BSAF tính toán đƣợc nhƣ sau: Cd> Zn> Cu> Pb> Cr cho A. maculatus, Cu> Zn> Cd> Pb>

Cr cho P. merguiensis, và Cd> Zn> Cu> Cr> Pb cho A. granosa, trong đó A. granosa có khả năng tích lũy kim loại nặng cao hơn hai loài kia. Do đó, loài này có thể đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số sinh học của ô nhiễm biển

Năm 2013, Nazwa Taib và các cộng sự [45] đã xác định hàm lƣợng asen trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó có sò huyết mua ở chợ Selayang, Malaysia bằng phương pháp ICP-OES .

Năm 2014, Md. Faruk Hossen, Sinin Hamdan, and Md. Rezaur Rahman [40] đã xác định hàm lượng cadimi và chì trong sò huyết bằng phương pháp F-AAS. Kết quả cho thấy hàm lƣợng Cd từ 1.35 ± 0.16 đến 2.22 ± 0.34 𝜇g/g (khối lƣợng khô) , Pb từ 2.65 ± 0.34 đến 4.36 ± 0.53 𝜇g/g (khối lƣợng khô). Hardy PH Simanjunntak, Yusni Ikhwan, Bintal Amin đã xác định hàm lƣợng Cu, Pb, Zn trong mô và vỏ của sò huyết với các kích thước khác nhau, tìm mối tương quan giữa hàm lượng của các kim loại nặng và kích thước của sò huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Pb and Cu trong vỏ cao hơn trong mô, trong khi đó hàm lƣợng Zn trong mô cao hơn. Hàm lƣợng trung bình của các kim loại trong mô khác nhau khi kích thước của sò huyết khác nhau, trong khi hàm lƣợng Pb cao hơn ở loại cỡ nhỏ (1,79 μg/g ), Cu trong cỡ nhỏ (9,69 μg/g) và Zn trong cỡ nhỏ là (1.227, 81 μg/g). Trong khi ở loại trung bình hàm lƣợng Pb trong vỏ cao hơn trong loại lớn (8,26 μg/g) , Cu trong loại trung bình ( 19,24 μg/g), và Zn trong loại trung bình cũng cao (1.017, 02 μg/g). Năm 2014 Nesreen K.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng asen, chì và cadimi tích tụ trong sò huyết (anadara granosa) ở một số xã thuộc huyện cần giờ, tp hồ chí minh bằng phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP MS (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)