Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động tp hồ chí minh giai đoạn 1990 2012 (Trang 44 - 47)

Chương 2: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu lao động của TP. HCM

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

TP. HCM nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình, thành phố có hai đặc điểm chủ yếu sau:

- Địa hình đồng bằng thấp (hơn 50% diện tích đất dự kiến phát triển đô thị tại TP HCM có độ cao tự nhiên dưới 2m so với mực nước biển), bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

- Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng độ dốc nhỏ. Với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất

-39-

cũng như xây dựng nhà máy, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vì vậy tạo sức hút lớn đối với dân cư và lao động.

Bên cạnh đó thành phố còn có dạng địa hình đầm lầy kéo dài từ Thái Mĩ đến nông trường Lê Minh Xuân, về phía nam có địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt tập trung ở Cần Giờ với độ cao 0,1 - 1 m và địa hình giồng cát biển. Đây là những địa hình không thuận lợi cho dân cư tập trung sinh sống, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, ở những nơi này dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là rừng ngập mặn phát triển.

2.2.2.2. Đất đai

Với tổng diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm đất chính: đất phèn, đất phù sa, đất xám phát triển trên phù sa cổ, đất mặn.

Ngoài ra còn có một vài nhóm đất khác như đất đỏ vàng, đất cồn cát, cát biển. Dân cư thường tập trung đông ở đồng bằng và những vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Thành phố có 31,9% diện tích đất phù sa và đất xám phát triển trên phù sa cổ, đây là đất khá màu mỡ, thích hợp cho sản xuất lẫn cư trú con người. Địa hình bằng phẳng cùng với đất đai thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, phát triển sản xuất… đó là một trong những yếu tố thu hút dân cư và lao động đổ về TP HCM trong thời gian qua.

2.2.2.3. Khí hậu

TP. HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,5oC. Khí hậu của thành phố chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới 2000 mm/năm và phân bố không đều theo từng khu vực.

Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư, lao động và hoạt động sản xuất con người. Khí hậu ấm áp và ôn hòa thường thu hút đông dân cư. Nhìn chung, khí hậu TP. HCM khá dễ chịu, không nóng quá và cũng không lạnh quá, lượng mưa tương đối lớn. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đây là những điều kiện khá thuận lợi cho sức khỏe người lao động và hoạt

-40-

động sản xuất. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và theo từng khu vực đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và nước cho hoạt động sản xuất của người lao động vào mùa khô.

2.2.2.4. Thủy văn

Đối với hoạt động sinh sống của con người thì nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất và phân bố dân cư, nguồn lao động.

Nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giúp cho giao thông đường sông phát triển, dân cư và lao động thường phân bố đông đúc ở những nơi gần nguồn nước. TP. HCM là nơi có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua thành phố (sông Sài Gòn, Đồng Nai…) cùng hệ thống kênh rạch khá dày đặc. Tổng chiều dài sông ngòi, kênh rạch của thành phố là 7.955 km, tổng diện tích mặt nước ước chiếm khoảng 16% diện tích thành phố, mật độ dòng chảy trung bình 3,80 km/km2, đây là nguồn cung cấp nước dồi dào cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Tuy nhiên hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Phần diện tích đất thấp, trũng và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên. Thành phố nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập, úng rất lớn, gây ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng và đến cuộc sống dân cư.

Tóm lại, với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú TP. HCM là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng để giao lưu, trao đổi kinh tế với các khu vực trong cả nước và trên thế giới; với hệ thống sông ngòi chằng chịt thích hợp cho việc xây dựng hệ thống cảng sông và cảng biển; với điều kiện khí hậu, thời tiết điều hòa thích hợp cho sức khỏe người lao động, TP. HCM trở thành một trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất nước, là thị trường thu hút lao động lớn nhất cả nước và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

-41-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động tp hồ chí minh giai đoạn 1990 2012 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)