Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Cơ sở định hướng nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý lao động ở thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu phát triển kinh tế
TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2020, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Định hướng trong những năm tới, thành phố đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân 12,7 %/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 11 %/năm, nông nghiệp đạt 4 %/năm.
Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ chủ yếu phát triển dựa vào tăng vốn đầu tư, chuyển từ sử dụng nhiều lao động giản đơn sang sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển sản xuất dựa trên yếu tố năng suất trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. TP. HCM đẩy mạnh sản xuất, giữ vững vai trò động lực phát triển cho cả vùng, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất, trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật mạnh nhất cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu.
Đến cuối năm 2012, tỉ trọng khu vực dịch vụ của TP. HCM chiếm 58,6% GDP, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,3% GDP, nông nghiệp chiếm 1,1%. Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng dần qua các năm, dự kiến cơ cấu GDP năm 2020 là dịch vụ khoảng 60,4%, công nghiệp - xây dựng 39,2% và nông nghiệp 0,4%.
-75-
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của TP HCM giai đoạn 2012 - 2020
Đưa ngành dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế TP. HCM, trong đó tập trung phát triển 9 nhóm ngành chất lượng cao như tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo. Bảo đảm khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng TP. HCM trở thành một trong những trung tâm thương mại và tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển các ngành dịch vụ biểu hiện trình độ phát triển của nền kinh tế đô thị, điều này càng làm cho thành phố trở thành nơi thu hút lực lượng lao động lớn.
Ngành công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn. TP. HCM tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh: Cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ. Xây dựng một vài KCN chuyên ngành như KCN cơ khí, chế tạo, KCN hóa chất để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, thành phố cũng giảm tỉ trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và lao động, xu hướng chuyển dịch về các tỉnh lân cận. Như vậy, trong những năm tới, TP. HCM ngày càng thu hút số lượng lớn lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao, là thị trường lao động có chất lượng của cả nước.
Nguồn: Tính toán từ [9], [33]
1.1
40.3 58.6
2012
KV I KV II KV III
0.4
39.2
60.4
2020
-76-
Về định hướng phát triển các KCN - KCX của thành phố: Theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, TP. HCM có các khu - cụm công nghiệp tập trung gồm 1 khu công nghệ cao có diện tích 872 ha; 20 KCN tập trung, KCX có diện tích 6.020 ha và các cụm công nghiệp địa phương (cũ và mới) có diện tích 1.900 ha. Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. Cũng theo quy hoạch TP. HCM sẽ phát triển theo hướng di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành cũ, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành phát triển. Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông.
Phát triển các KCN của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác với các KCN của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Ngoài ra, thành phố thực hiện chính sách phát triển kinh tế mở cửa nhiều thành phần, hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tiếp cận với thị trường thế giới, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường thu hút vốn trong và ngoài nước, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động. Với định hướng phát triển như trên, trong thời gian tới nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao ngày càng tăng, lao động chân tay giản đơn giảm và xu hướng chuyển dần sang các tỉnh lân cận.
Song song với việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, Thành phố vẫn quan tâm đầu tư cho nông nghiệp với chương trình phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững; Trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp. Thành phố phát triển nền nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, phục vụ du lịch, đẩy mạnh nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Chỉ tiêu đến năm 2020 tỉ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 0,4 - 0,5% trong cơ cấu GDP thành phố, lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khoảng 40.000 - 50.000 người.
-77-
Thành phố đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - ĐTH:
Tăng tỉ trọng dịch vụ - công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
Dự kiến đến năm 2015, đạt:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 12%. Trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân 11%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế TP HCM dự báo đến năm 2015 và 2020 (%)
2015 2020
Công nghiệp 57 60,5
Dịch vụ 42 39,1
Nông nghiệp 1 0,4
Nguồn: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020, Thành phố đã và đang đẩy mạnh đầu tư các chương trình trọng điểm như “Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu CNH – HĐH, chương trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa….”
Thành phố vẫn là địa bàn thu hút các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, nơi hội tụ của giới kinh doanh, từng bước trở thành trung tâm tài chính, thương mại của khu vực Đông Nam Á.
Cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển dịch mạnh mẽ từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ sản xuất công nghiệp sang các hoạt động dịch vụ vì thế trong thời gian tới, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao là rất lớn. Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội hướng vào các ngành có hàm lượng KHCN cao, điều đó đòi nâng cao chất lượng nguồn lao động qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật cao, cần tăng cường đào tạo nghề và đào tạo khả năng quản lí cho người lao động.
-78-
Mục tiêu phát triển xã hội
Với mục tiêu đưa TP. HCM thành một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Thành phố sẽ tiếp tục là nơi tập trung các cơ sở đào tạo chất lượng cao trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm với các nước trong khu vực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động; tiếp tục giới thiệu việc làm và tạo nhiều việc làm cho người lao động; chú trọng công tác đào tạo nghề, từng bước nâng cao trình độ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Cùng với các chương trình đề án trọng điểm: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình đô thị hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Cụ thể:
+ Hàng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người.
+ Đến cuối năm 2015, GDP bình quân trên đầu người đạt 4.800 USD.
+ Cuối năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 70% trên tổng số lao động làm việc.
+ Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%).
+ Tổ chức tìm việc làm mới cho công nhân – lao động mất việc làm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới.
- Đến cuối năm 2020, GDP bình quân trên đầu người đạt từ 8.430 - 8.822 USD, đến năm 2025 đạt từ 13.340 – 14.285 USD. GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
- Quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và đến năm 2025 đạt 10 triệu người (không kể khách vãng lai và người tạm trú dưới 06 tháng).
-79-
- Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá phấn đấu đến năm 2020 thành phố Hồ Chí Minh không còn hộ nghèo và cơ bản không còn hộ cận nghèo theo chuẩn có thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm.
- Lao động, việc làm: tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 70%, năm 2020 đạt 85% và năm 2025 đạt 90%.Giải quyết việc làm, đến năm 2020 hàng năm sẽ tạo ra 125.000 chỗ làm việc mới và năm 2025 hàng năm tạo ra 130.000 chỗ làm việc mới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế: số bác sĩ trên 10.000 dân đến năm 2015 đạt 15 bác sĩ, đến năm 2020 đạt 20 bác sĩ và đến năm 2025 đạt 20 - 25 bác sĩ.
- Giáo dục - đào tạo: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nội dung và phương thức giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết quốc tế, huy động mọi nguồn lực vào việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng thành phố thành một trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Về cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
Cải thiện đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho nhu cầu phát triển theo các mục tiêu đề ra, đặc biệt đáp ứng cho nhu cầu giao thông vận tải khi thành phố trở thành “siêu đô thị” với 10 triệu dân. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện nay của thành phố đã quá tải, thành phố đưa ra định hướng, giải pháp cải tạo và xây dựng mới hệ thống CSHT nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa TP. HCM hiện tại và tương lai.
Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng, nâng cấp quốc lộ 1A, 13, 22, 50, 51 và mở trục đường giao thông nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển, các KCN tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố cả về tuyến, công trình đầu mối và phương tiện vận tải thủy bộ, đảm bảo giao thông thuận lợi giữa thành phố và khu vực phía Nam, với cả nước và giao thông xuyên Á. Các trục hướng tâm đối ngoại như: trục TP. HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội); trục TP. HCM
-80-
- Long Thành - Dầu Giây; trục TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13); trục TP. HCM - Mộc Bài (2 tuyến); trục cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Cần Thơ.
Về cấp nước: Tổng nhu cầu dùng nước của thành phố đến năm 2015 khoảng 3.200.000 m3/ngày đêm, đến năm 2025 khoảng 4.100.000 m3/ngày đêm. Đến năm 2025, 100% dân đô thị được cấp nước sinh hoạt với chỉ tiêu khoảng 200 lít/người/ngày đêm, cấp cho công nghiệp khoảng 50 m3/ha, giảm tỉ lệ thất thoát nước xuống dưới 30%.
Cấp điện: dự kiến lượng điện tiêu thụ năm 2020 nhu cầu điện tiêu thụ là 68,9 tỷ KWh/năm, điện năng tiêu thụ bình quân: 6.890 KWh/người năm.