Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng lao động, giải quyết việc làm có hiệu quả ở TP Hồ Chí Minh đến năm 2020
3.3.3. Giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm
Xây dựng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí
Phát triển kinh tế - xã hội là một giải pháp quan trọng hàng đầu quyết định việc tăng, giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Để đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm thì kinh tế thành phố cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới đa dạng hóa các loại hình việc làm vừa tạo nhiều chỗ làm việc vừa giúp cho lực lượng lao động thành phố nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH.
* Trong nông nghiệp
Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông thôn, và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề sinh vật cảnh và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển và tạo thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, góp phần mở rộng các loại hình việc làm
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) đang là yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nông thôn. Thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.
Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trạm trại, thực nghiệm, giống, thú y, kỹ thuật canh tác…) ở từng huyện nhằm nâng cao năng suất, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư ở địa bàn nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Khuyến khích hình thức phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn, tiếp tục củng cố phát triển kinh tế tập thể. Cụ thể, phát triển mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại để giải quyết việc làm có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đẩy mạnh xây dựng các vùng kinh tế - xã hội dân cư mới bố trí lao
-95-
động giảm sức ép về việc làm. Đó là giải pháp cơ bản làm cho dòng người (đặc biệt là thanh niên) không còn phải di chuyển vào thành thị tìm việc ngày càng đông như hiện nay.
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù của từng huyện, chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị. Phát huy có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp của từng huyện, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại chỗ, đặc biệt đối với những xã có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.
* Trong công nghiệp
Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Đa dạng hóa hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Đảm bảo tính thống nhất, ổn định và minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đổi mới phương thức quản lí nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, có cơ chế quản lí phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Phát triển công nghiệp – TTCN là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa. Thành phố đẩy mạnh phát triển những ngành và lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của thành phố là sự năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao và nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường nhờ đổi mới công nghệ. Trước kia thành phố tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng hiện nay thành phố tập trung đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao như công nghệ phần mềm, công nghiệp cơ khí, điện tử, hóa chất...
Chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường.
Phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ, khu dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái.
-96-
Tiếp tục đầu tư phát triển các KCN – KCX tập trung ở ngoại thành. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ở nội thành ra ngoại thành. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các KCN – KCX: tăng cường thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hiện đại, ít thâm dụng lao động.
* Trong ngành thương mại và dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển kinh tế, đạt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế cao.
Phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin liên lạc đưa TP HCM trở thành trung tâm kinh tế tài chính của khu vực Đông Nam Á.
Phát triển mạng lưới giao thông vận tải của thành phố, cần đẩy mạnh các dịch vụ vận tải hành khách công cộng theo hướng hiện đại, nối liền các khu dân cư với các cơ sở công nghiệp, văn hóa, hành chính nhằm dãn dân từ khu vực nội thành ra khu vực ngoại thành, giảm áp lực dân số trong khu vực nội thành của thành phố.
Xây dựng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo an toàn việc làm và đời sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp, thiếu việc làm.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ và có phần hỗ trợ của nhà nước. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng chế độ khi thất nghiệp.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách quốc gia và do hội đồng quản lí quỹ điều hành. Việc quản lí quỹ phải tập trung và có nhiều biện pháp bảo toàn tăng trưởng quỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và chi cho công tác quản lí.
-97-
Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động
Xây dựng và phát triển các KCN - KCX, cụm công nghiệp trên địa bàn TP.
HCM đồng thời tạo nhiều chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút đầu tư về vốn và công nghệ trong và ngoài nước. Đây là hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động.
Phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ đa dạng phù hợp với quy mô và tính chất của từng quận huyện sẽ thu hút nhiều lao động góp phần chuyển dịch lao động ngày càng nhanh hơn.
Bố trí lại các cơ sở sản xuất - kinh doanh từ nội thành ra ngoại thành kết hợp chuyển dịch lao động, phân bố lại dân cư.
Tăng cường quản lí lao động tại chỗ và lao động nhập cư, thường xuyên cập nhật danh sách lao động thất nghiệp để có kế hoạch giải quyết việc làm.
Xuất khẩu lao động và chuyên gia góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phát triển nhằm tận dụng vốn, khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp để thu hút nguồn lao động tại chỗ và lao động nhập cư trong phát triển sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho lao động.
-98-