Phân tích tình hình huy động vốn tại MHB Cần Thơ

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 48)

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MHB CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn tại MHB Cần Thơ

Nếu như vấn đề hằng ngày của các doanh nghiệp là kết hợp yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đầu ra cho nhu cầu khách hàng. Còn ở tại ngân

hàng thì vấn đề hàng ngày là huy động vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay, thực hiện cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

Do đó mà khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng thì nhu cầu cần phải thực hiện tốt hơn công tác huy động vốn. Vì vậy, hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa trong ngân hàng mà còn có ý nghĩa cho sự phát triển của xã hội. Mặc dù ngân hàng có vốn điều chuyển hỗ trợ nhưng nguồn vốn huy động càng nhiều càng giúp cho ngân hàng tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình với chi phí thấp đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của nền kinh tế.

Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng cần phân tích thông qua các bảng số liệu sau:

Bảng 6: HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB CẦN THƠ

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Cần Thơ)

2007 2008 2009 6/2009 6/2010 2008/2007 2009/2008 6/2010 so

với 6/2009 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số

tiền % Số tiền % Số

tiền % 1. Tiền Gửi của TCKT 145.930 39,37 171.659 37,57 239.517 44,93 133.725 27,25 218.860 37,93 25.729 17,63 67.858 39,53 85.136 63,66 Không kỳ hạn 88.769 23,95 123.847 27,10 74.044 13,89 51.808 10,56 38.004 6,59 35.078 39,52 -49.803 -40,21 13.804 -26,64 Có kỳ hạn 57.162 15,42 47.813 10,46 165.473 31,04 81.917 16,69 180.857 31,35 -9.349 -16,36 117.660 246,09 98.940 120,78 2. Tiền Gửi của cá nhân 7.454 2,01 7.285 1,59 8.279 1,55 9.887 2,01 11.230 1,95 -168 -2,26 993 13,63 1.343 13,58 Không kỳ hạn 6.575 1,77 5.728 1,25 6.972 1,31 8.583 1,75 10.800 1,87 -847 -12,88 1.244 21,72 2.216 25,82

Có kỳ hạn 879 0,24 1.558 0,34 1.307 0,25 1.304 0,27 430 0,07 679 77,22 -251 -16,10 873 -67,00

3. Tiền Gửi tiết kiệm 182.284 49,18 255.452 55,90 254.366 47,72 326.845 66,61 338.110 58,60 73.168 40,14 -1.086 -0,43 11.265 3,45

Không kỳ hạn 1.353 0,37 1.106 0,24 506 0,09 620 0,13 1.103 0,19 -248 -18,29 -600 -54,23 483 77,84

Có kỳ hạn 180.931 48,81 254.346 55,66 253.860 47,62 326.225 66,49 337.007 58,41 73.415 40,58 -486 -0,19 10.782 3,31 4. Tiền Gửi của các

TCTD 3.016 0,81 1.294 0,28 765 0,14 3.804 0,78 2.380 0,41 -1.723 -57,11 -529 -40,90 1.423 -37,42

5. Phát hành giấy tờ có

giá 8.109 2,19 10.998 2,41 29.789 5,59 16.075 3,28 6.337 1,10 2.889 35,62 18.791 170,86 9.738 -60,58

6. Huy động khác 23.880 6,44 10.259 2,25 330 0,06 333 0,07 35 0,01

-

13.621 -57,04 -9.929 -96,78 298 -89,44 Tổng 370.674 100,00 456.947 100,00 533.046 100,00 490.669 100,00 576.953 100,00 86.273 23,27 76.099 16,65 86.284 17,58

GVHD: Lê Quang Viết 32 SVTH: Nguyn Th Hương Linh Tình hình qun tr ri roi sut ti Ngân hàng MHB Cn Thơ

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000

2007 2008 2009 6/2009 6/2010

Năm

1. Tiền Gửi của TCKT 2. Tiền Gửi của cá nhân 3. Tiền Gửi tiết kiệm 4. Tiền Gửi của các TCTD 5. P hát hành giấy tờ có giá 6. Huy động khác

Hình 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI MHB CẦN THƠ TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010

Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân qua các năm đều tăng lên, cụ thể như sau: năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 370.674 triệu đồng, năm 2008 đạt 456.947 triệu đồng và nếu so sánh năm 2008 so với năm 2007 tổng nguồn vốn tăng lên với số tiền là 86.273 triệu đồng tương đương với mức tăng 23,27%, sang năm 2009 vốn huy động tăng lên 533.046 triệu đồng tương đương với số tiền tăng lên 76.099 triệu đồng mức tăng là 16,65% và so sánh 6 tháng đầu năm 2009 với sáu tháng đầu năm 2010 thì vốn huy động cũng tăng lên với số tiền là 86.284 triệu đồng tương đương với mức tăng 17,58%. Tổng quát tình hình huy động vốn ta thấy mặc dù nguồn vốn qua các năm đều tăng nhưng mức tăng của năm sau thấp hơn năm trước, để thấy được cụ thể hơn nguyên nhân nào dẫn đến sự sụt giảm như vậy ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục cụ thể.

ỉ Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán), tiền gửi có kỳ hạn. Khoản mục này trong cơ cấu vốn của năm 2007 đạt 145.930 triệu đồng chiếm 39,37% trong tổng nguồn vốn huy

động, năm 2008 đạt 171.659 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 17,63%

chiếm 37,57% tỷ trọng nguồn vốn, sang năm 2009 đạt 239.517 triệu đồng với mức tăng 67.858 triệu đồng ứng với mức tăng 39,53%, chiếm 44,93% tỷ trọng và mức tăng của 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 đạt mức tăng trưởng cũng khá khả quan tăng 85.136 triệu đồng tương đương với mức tăng 63,66% chiếm 37,93% tỷ trọng, qua phân tích ta thấy khoản mục nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động điều này cho thấy mạng lưới hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng được mở rộng về quy mộ và chất lượng, đặc biệt là trong năm 2009 ngân hàng đã chuyển đổi thành công hệ thống CORE-BANKING sẽ giúp cho các tổ chức kinh tế có thể chuyển tiền và gởi tiền nhanh chóng rút ngăn thời gian thanh toán và tạo cho nguồn vốn của doanh nghiệp quay vòng nhanh hơn, chính vì điều này ngân hàng cần phải tranh thủ các lợi thế có sẵn của mình cộng với công nghệ hiện đại góp phần làm tăng nguồn thu dịch vụ từ phía các tổ chức kinh tế trong cả nước.

ỉ Tiền gửi của cỏ nhõn: là tài khoản của tiền gửi của cỏ nhõn được mở tại ngân hàng

Khoản mục này qua các năm chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2007 đạt được 7.454 triệu đồng chiếm 2,01% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 đạt 7.285 triệu đồng chiếm 1,59%, năm 2009 đạt 8.279 triệu đồng chiếm 1,55% và 6 tháng năm 2010 đạt 11.230 triệu đồng chiếm 1,95%, khoản tiền này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động nhưng nó đóng vai trò cũng khá quan trọng trong các loại hình dịch vụ của ngân hàng, tạo nguồn thu khá lớn khi phát triển dịch vụ này và bên cạnh đó nó góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để dần rút bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và giúp cho chính phủ dễ điều tiết nền tài chính trong nước, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

ỉ Tiền gửi tiết kiệm: đõy là hỡnh thức huy động truyền thống của ngõn hàng, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy khoản mục này chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2007 mức huy động này đạt 182.284 triệu đồng chiếm 49,18%, năm 2008 đạt 255.452 triệu đồng chiếm 55,90%, năm 2009 đạt 254.366 triệu đồng chiếm 47,72% và 6 tháng năm 2010 là 326.845 triệu đồng đạt hơn 50% so với kế hoạch đề ra của năm 2010, nguồn vốn này qua các

năm vẫn giữ được tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng mức tăng của những năm sau thấp hơn mức tăng của năm trước, sở dĩ xảy ra vấn đền này là từ cuối năm 2007 đến năm 2008 xảy ra lạm trên trên toàn thế giới, sang năm 2009 lại chống suy giảm kinh tế mà nguyên nhân xuất phát từ thị trường tài chính đã tác động rất mạnh đến nền tài chính trong nước thì khó khăn trong công tác huy động là điều không thể tránh khỏi, bên cạnh đó thị phần ngày càng bị chia nhỏ do ngành ngân hàng hiện nay ngày càng được mở rộng về quy mô và số lượng, mạng lưới hoạt động trải dài đến tận các xã huyện nên thị phần ngày càng bị chia nhỏ, do các ngân hàng cổ phần nhỏ để đảm bảo tính thanh khoản của mình trong giai đoạn thắt chặt tính dụng để chống lạm phát đã đẩy lãi suất huy động lên rất cao nhằm thu hút khách hàng gây ra nhiều khó khăn trong công tác huy động cho các ngân hàng.

ỉ Tiền gửi của cỏc tổ chức tớn dụng

Tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng qua các năm có sự sụt giảm rất lớn nhưng ít ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động do nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2007 đạt 3.016 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,81%

tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 1.294 triệu đồng chiếm 0,28%, năm 2009 là 765 triệu đồng chiếm 0,14% và 6 tháng năm 2010 là 2.380 triệu đồng chiếm 0,41% trong tổng vốn huy động nguyên nhân có sự sụt giảm là do tình hình khó khăn nên các ngân hàng nhỏ chủ yếu dồn tiền về NHNN nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho đơn vị mình và sang năm 2010 sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ đã được giảm nên nguồn vốn này lại tiếp tục lại tăng lên.

ỉ Phỏt hành giấy tờ cú giỏ

Huy động vốn từ nguồn này chi phí sẽ cao hơn và phức tạp nhưng nguốn vốn huy động được mang tính ốn định và huy động được nguồn vốn lớn chính vì thế huy động vốn của ngân hàng từ phát hành giấy tờ có giá dần được tăng lên năm 2007 huy động được 8.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,19%, năm 2008 đạt 10.988 triệu đồng chiếm 2,41%, năm 2009 là 29.789 triệu đồng năm 2009 xảy ra sự thiếu hụt vốn rất lớn, việc phát hành giấy tờ có giá chỉ được thực hiện sau khi tiến hành lên cân đối trong toàn hệ thống ngân hàng giữa kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, khi khả năng nguồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của cả hệ thống, ngân hàng cấp trên sẽ lên kế hoạch và phân

chia chỉ tiêu về cho các chi nhánh, có thể 1 năm phát hành 2 đến 3 lần cho thấy sự thiếu hụt rất lớn của nguồn vốn năm 2009, 6 tháng năm 2010 huy động chỉ ở mức 6.337 triệu đồng.

Tóm lại, vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Vốn huy động phát triển là điểm mạnh của Ngân hàng, nó góp phần vào việc dự trữ, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đánh giá được sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo trong công tác mở rộng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại MHB Cần Thơ. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)